Mở rộng dân chủ, thực hiện tốt chế độ chính sách đãi ngộ đối với nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của tri thức trong việc phát triển chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay (Trang 53 - 55)

rộng lớn được thể hiện trên các bình diện. Từ tri thức về chuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo của người lao động đến tri thức về đạo đức, sức khoẻ, thẩm mỹ, tất cả đều hướng đến một mục đích cuối cùng là nhằm phát triển con người toàn diện, hướng con người đạt tới giá trị văn hoá gắn với sự phát triển, tiến bộ, công bằng xã hội. Đúng như ông Tổng giám đốc UNESCO kêu gọi :“văn hoá phải trở thành ngôi sao dẫn đường cho phát triển, càng trở thành vấn đề đặt lên hàng đầu trong những ưu tiên của chương trình nghị sự quốc gia và quốc tế [50,tr22].

2.2.3. Mở rộng dân chủ, thực hiện tốt chế độ chính sách đãi ngộ đối với nguồn nhân lực. nhân lực.

Quá trình thực hiện công khai dân chủ trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và chế độ đãi ngộ cũng là nội dung quan trọng để góp phần phát triển tri thức nguồn nhân lực, vì hoạt động nghiên cứu khoa học là lĩnh vực hoạt động đặc biệt, bởi thế cho nên khi điều kiện khách quan thuận lợi kết hợp với yếu tố chủ quan của đội ngũ các nhà khoa học sẽ tạo nên bước đột phá, nó kích thích khơi dậy sự say mê hứng thú đối với các nhà khoa học biến ý tưởng khoa học vận dụng vào đời sống, từ đó góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển tạo ra những sản phẩm hàng hoá có giá trị và hàm lượng chất xám cao để có thể cạnh tranh với thị trường trong nước, khu vực và quốc tế. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, quá trình tìm tòi phát minh sáng chế cũng được coi là động lực thúc đẩy xã hội phát triển nhất là nước ta còn là một nước nghèo bước vào thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Bên cạnh đó để phát triển chất lượng nguồn nhân lực ngoài nội dung đẩy mạnh dân chủ tạo bầu không khí cởi mở trong nghiên cứu sáng tạo thì cũng cần phải có chế độ chính sách đãi ngộ thoả đáng cho đội ngũ nguồn nhân lực chất

lượng cao, coi đó như đòn bẩy hết sức cơ bản để kích thích khả năng lao động sáng tạo của họ. Trước hết đó là phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị, để phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu. Không có một phát minh khoa học nào mà lại không trải qua quá trình thực nghiệm trước khi áp dụng vào sản xuất. Cho nên phương tiện vật chất kỹ thuật nghèo nàn sẽ gây khó khăn và cản trở lớn cho hoạt động nghiên cứu khoa học, người ta không thể tự ngồi trong phòng kín để rút ra được kết luận khoa học, mà nhất thiết phải nhờ phương tiện kỹ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học tự nhiên phương tiện làm việc sẽ góp phần phát triển tri thức nguồn nhân lực, làm tăng khả năng sáng tạo của con người. Đi kèm với các điều kiện trên cần phải có chế độ ưu tiên, có chính sách khuyến khích, đãi ngộ bằng vật chất, những cống hiến của đội ngũ trí thức phải được chi trả bằng vật chất tương xứng. Trong thời gian qua Đảng và Nhà nước đã đổi mới nhiều chính sách, chế độ đãi ngộ áp dụng với đội ngũ trí thức nhất là đối với các nhà khoa học đầu đàn. Hàng năm Nhà nước đều mở các hội nghị biểu dương các tài năng trẻ, các nhà quản lý giỏi cùng các phát minh khoa học có giá trị . Giải thưởng “Sao vàng đất Việt” tổ chức hàng năm chính là nhằm động viên khuyến khích khả năng sáng tạo của các doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam cùng những sản phẩm tiêu dùng có giá trị. Đi liền với nó là chính sách khen thưởng bằng vật chất nhờ vậy đã

động viên cổ vũ rất lớn đối với các nhà khoa học, các doanh nghiệp, doanh nhân .

Tuy nhiên cũng phải thấy một thực tế và đang trở thành vấn đề bức xúc hiện nay là tiền lương của đội ngũ các nhà khoa học cả về danh nghĩa và thực tế còn chưa tương xứng với công sức họ bỏ ra . Các giải thưởng cho phát minh sáng tạo khoa học thường nhỏ bé hơn nhiều so với các giải thưởng trong lĩnh vực vui chơi, giải trí, thể thao. Cho nên nhiều kỹ sư, những người lao động giỏi hoặc các sinh viên xuất sắc được Nhà nước đào tạo sau khi tốt nghiệp Đại học thường tìm đến các cơ sở liên doanh với nước ngoài để làm việc vì ở đó họ có thu nhập cao. Bởi

vậy dẫn đến một nghịch lý là Nhà nước bỏ tiền, bỏ của để “đào tạo” giúp các cơ sở này, họ không phải chi trả kinh phí đào tạo mà lại thu hút được nhiều nhân tài, dẫn đến việc chảy máu “chất xám” ngay trong nội bộ nền kinh tế nhiều thành phần. Do vậy vấn đề đặt ra Nhà nước cần phải nhanh chóng cải cách chế độ tiền lương, việc chi trả tiền lương cho đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao phải theo nguyên tắc “lao động phức tạp là bội số của lao động giản đơn”. Có như vậy mới khuyến khích họ hăng say lao động cống hiến cho đất nước. Trong xu thế phát triển hiện nay, khi mà người ta nói nhiều đến vai trò kinh tế tri thức, đến khoa học công nghệ, đến “chất xám”…thì đủ biết ngày nay nhân loại cần tri thức biết nhường nào. Không có tri thức thì không có phát triển, nhất là đối với nước ta là một nước nghèo đang thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá. Nhận thức vấn đề đó, những năm gần đây các địa phương trong cả nước đã ban hành các chính sách “ chiêu hiền đãi sĩ” nhằm thu hút những nhân tài, những cán bộ khoa học kỹ thuật ở Trung ương trở về địa phương công tác đi kèm với nó là những ưu đãi về vật chất như trả lương cao, cấp nhà, cấp đất, phương tiện đi lại để làm việc…

Như vậy với bầu không khí dân chủ trong học thuật, cũng như trong nghiên cứu khoa học cùng những chính sách khuyến khích bằng lợi ích vật chất, cũng là một nội dung hết sức quan trọng, để góp phần phát triển chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay. Ai cũng biết hoạt động con người bao giờ cũng gắn liền với lợi ích . Chính lợi ích là sợi dây vô hình gắn kết con người lại với nhau tạo nên sức mạnh để cải tạo xã hội. Cho nên khi lợi ích của người lao động được đảm bảo sẽ trở thành động lực cho sự phát triển đất nước và cho sản xuất.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA TRI THỨC ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở NƯỚC

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của tri thức trong việc phát triển chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)