6. Kết cấu luận văn
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu
3.2.1. Hoàn thiện công tác nhận diện rủi ro
Như đã nói ở chương trước, công tác nhận diện rủi ro tín dụng tại BIDV Tràng An còn nhiều điểm phải khắc phục, dưới đây tác giả xin đề xuất một số biện pháp để nâng cao chất lượng công tác này:
Thành lập bộ phận phân tích, nghiên cứu và dự báo rủi ro
Ở phần thực trạng quản trị rủi ro ở chương 2, thiếu thông tin thị trường, ngành nghề trong cấp tín dụng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến RRTD trong thời gian qua. Do đó cần thiết lập bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế tại chi nhánh; Thiết lập một hệ thống cảnh báo sớm liên quan đến các dấu hiệu của thị trường, khách hàng và dự báo diễn biến kinh tế từng ngành,
lĩnh vực tác động đến ngân hàng, khách hàng vay vốn trên địa bàn; đưa ra bản tính rủi ro thị trường
Nâng cao khả năng nhận diện rủi ro tín dụng cho cán bộ tín dụng của BIDV Tràng An
- Mở lớp đào tạo nội bộ nâng cao khả năng nhận diện rủi ro tín dụng KHDN, thông qua lớp đào tạo này, CB KHDN có thể trao đổi kinh nghiệm trong công tác tín dụng, thay đổi nhận thức của cán bộ tín dụng về tầm quan trọng của công tác nhận diện rủi ro trong quản lý rủi ro tín dụng.
- Xây dựng các nhóm dấu hiệu nhận diện rủi ro:
+ Nhóm rủi ro pháp lý: bao gồm những rủi ro về nhân thân khách hàng, giả mạo giấy tờ; rủi ro liên quan đến tranh chấp đối với tài sản bảo đảm, sở hữu tài sản...
+ Nhóm rủi ro lựa chọn đối nghịch: đây là những dấu hiệu rủi ro có được từ kinh nghiệm cho vay của các cán bộ tín dụng như là quan sai thái độ của khách hàng vay, khách hàng nôn nóng vay được tiền bằng mọi giá như sẵn sàng chấp nhận lãi suất cao bất thường, không xem xét các điều khoản của hợp đồng một cách cẩn thận và chu đáo, dễ dãi chấp nhận các điều khoản ngân hàng đưa ra cho dù nó có thể bất lợi cho người vay.
+ Nhóm rủi ro sau khi cấp tín dụng: Khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng: biểu hiện như là chậm trễ, né tránh, cản trở việc CBTD kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh; tự ý thay đổi mục đích tín dụng; cung cấp tài liệu, thông tin sai sự thật; không trả nợ đầy đủ và đúng hạn như quy định của hợp đồng.
+ Dấu hiệu bên ngoài khách quan: sự bất ổn của các yếu tố kinh tế vĩ mô; sự suy thoái và tính chu kỳ kinh tế, làm cho ngành nghề kinh doanh trở nên khó khăn; thiên tai như lũ lụt, hạn hán, hỏa hạn...; chiến tranh, dịch bệnh, biểu tình, đình công.
Nâng cấp hệ thống thông tin minh bạch, chính xác phục vụ cho công tác nhận diện rủi ro tín dụng:
Bên cạnh hiện đại hóa hệ thống thông tin nội bộ dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và các phần mềm ứng dụng quản trị RRTD, là trọng tâm vào các khoản mục thông tin:
- Thông tin về hồ sơ pháp lý như tên khách hàng; địa chỉ cư trú; thông tin nghề nghiệp của khách hàng; địa chỉ đơn vị công tác của khách hàng; đăng ký kinh doanh; nghề nghiệp kinh doanh.
- Thông tin về năng lực tài chính đối với khách hàng vay tiêu dùng cá nhân; tình hình kinh doanh đối với hộ sản xuất kinh doanh
- Thông tin về tài sản bảo đảm của khách hàng hoặc của bên thứ ba; thông tin về bên bảo đảm; mối quan hệ giữa bên vay và bên bảo đảm; giá trị tài sản bảo đảm.
- Thông tin về tình hình quan hệ tín dụng tại các tổ chức tín dụng, tổ chức khác, lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng đối với các tổ chức tín dụng đã cho vay.
- Thông tin về kết quả xếp loại nội bộ của ngân hàng thương mại.
- Thông tin liên quan đến mục đích vay của khách hàng, khả năng trả nợ từ thu nhập lương hàng tháng của khách hàng, khả năng trả nợ từ hoạt động kinh doanh đối với cho vay hộ sản xuất kinh doanh.
BIDV Tràng An cần có quy định cụ thể về tra cứu thông tin CIC
Đối với các khách hàng mới quan hệ tín dụng với BIDV Tràng An, bắt buộc phải bổ sung tra cứu thông tin tín dụng CIC trong hồ sơ cấp tín dụng, đối với các khách hàng hiện tại đang có dư nợ tại BIDV Tràng An thì cần căn cứ vào kết quả phân loại nợ hiện tại và lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng với BIDV Tràng An để ra quyết định cấp tín dụng.
Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng
Muốn làm tốt công tác thẩm định tín dụng, BIDV Tràng An cần hoàn thiện các công tác sau:
- Xây dựng chính sách tín dụng Khách hàng doanh nghiệp phù hợp với điều kiện trên địa bàn: xây dựng chính sách cho vay, hệ thống tiêu chí đánh giá riêng cho đối tượng là khách hàng vay tiêu dùng và khách hàng vay là hộ sản xuất kinh doanh.
- Nâng cao chất lượng thẩm định, phân tích tín dụng: bằng cách chú trọng năng lực tài chính, nguồn trả nợ của khách hàng; tư cách, uy tín của khách hàng, mục đích vay vốn.
Hoàn thiện việc đánh giá hiểm họa rủi ro tín dụng
Chi nhánh nên thường xuyên đánh giá sự tác động của môi trường bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh, đến dự án đầu tư, kế hoạch sản xuất của cũng như năng lực của bản thân khách hàng qua các yếu tố sau, để từ đó đưa ra các quyết định xử lý kịp thời các hiểm họa rủi ro tín dụng:
Các yếu tố chủ quan: khả năng tài chính của doanh nghiệp; hiệu quả hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp; lịch sử các khoản tín dụng quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp; tính thanh khoản của doanh nghiệp.
Các yếu tố khách quan như: Môi trường pháp lý; môi trường kinh tế; tình hình phát triển của các ngành liên quan trong lĩnh vực mà khách hàng kinh doanh.
Tăng cường kiểm tra, giám sát tín dụng
Công tác kiểm tra, giám sát tín dụng sau khi cho vay cần được quan tâm hơn tại BIDV Tràng An, đây là một trong những biện pháp tích cực trong việc hạn chế rủi ro tín dụng. Mục đích của việc kiểm tra, giám sát tín dụng là giúp phát hiện sớm các rủi ro tiềm ẩn như khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, chậm hoặc chây ỳ trả nợ.
Sau khi giải ngân, cán bộ kinh doanh phải kiểm tra, theo dõi việc sử dụng vốn vay của khách hàng xem có đúng mục đích, đúng phương án đã đưa ra ban đầu hay không. Việc tăng cường giám sát sử dụng vốn vay sẽ giúp ngân hàng phát hiện kịp thời và xử lý các trường hợp sử dụng vốn không đúng mục đích, không hiệu quả đỡ phức tạp hơn.
Như đã trình bày ở phần trước, nguyên nhân khiến cho công tác kiểm tra, kiểm soát sau khi cấp tín dụng tại BIDV Tràng An chưa được thực hiện tốt là do công việc của CB QLKH bị quá tải, lực lượng cán bộ mỏng trong khi số lượng khách hàng doanh nghiệp lại lớn, đây là vấn đề liên quan tới hiệu suất lao động và hiệu quả sử dụng lao động tại BIDV Tràng An. Biện pháp đưa ra là BIDV Tràng An nên có các công cụ hỗ trợ nhiều hơn cho cán bộ QLKH, giảm bớt các công việc phải thực hiện thủ công như soạn thảo văn bản hợp đồng tín dụng, tính toán tiền phí trả nợ trước hạn khi khách hàng tất toán khoản vay trước hạn…; chuyên môn hóa công việc cho từng nhóm cán bộ quản lý khách hàng như cán bộ
huy động vốn riêng, cán bộ tín dụng riêng, cán bộ chuyên chăm sóc khách hàng, thay vì việc phải để cho cán bộ tín dụng phải đảm đương nhiều công việc như tại BIDV Tràng An.
BIDV Tràng An thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra, kiểm soát tín dụng nội bộ
Các cuộc kiểm tra kiểm soát phải có đi vào thực chất, kiểm tra phải có đi kèm với xử lý nếu phát hiện ra các trường hợp vi phạm, hoặc khắc phục sai sót nếu có lỗi có thể khắc phục được liên quan đến rủi ro pháp lý trong hồ sơ tín dụng. Kiểm tra không chỉ dừng lại ở kiểm tra hồ sơ giấy mà phải kiểm tra thực tế đối với một số trường hợp đặc biệt như có dư nợ tín dụng lớn, hoặc kiểm tra tình hình hoạt động thực tế của các hộ kinh doanh nhằm phát hiện sớm các rủi ro có thể xảy ra.