Thực trạng tạo động lực lao động thông qua kích thích phi tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn vận tải bách việt (Trang 64 - 71)

7. Kết cấu của đề tài

2.2. Phân tích thực trạng tạo động lực lao động tại công ty trách nhiệm

2.2.2. Thực trạng tạo động lực lao động thông qua kích thích phi tài chính

tài chính

2.2.2.1.Thực trạng tạo động lực thông qua thăng tiến trong công việc

Việc thăng tiến của nhân viên trong công ty cũng luôn được chú trọng. Các cá nhân có thành tích cao, hoàn thành tốt công việc sẽ được cân nhắc lên vị trí cao hơn, điều này giúp người lao động luôn nỗ lực phấn đấu để khẳng định địa vị bản thân.

Nhân viên kinh doanh khi đạt được doanh số cao, liên tục tỏa sáng sẽ được lên làm trưởng nhóm, đào tạo nhân viên đội nhóm của mình.

Ở những vị trí cao hơn như Trưởng phòng, Phó phòng,… thì sẽ do Giám đốc và phòng nhân sự xem xét dựa trên các tiêu chuẩn việc làm và năng lực cá nhân để sắp xếp chứ chưa có sự bình bầu. Vì vậy, việc bổ nhiệm các vị trí cao chưa thể hiện tính công khai, minh bạch, người lao động có thể chưa thấy được cơ hội thăng tiến rõ ràng trong công việc để phấn đấu.

2.2.2.2. Thực trạng tạo động lực lao động thông qua đào tạo huấn luyện

Ngoài những nhân viên ở trình độ cao thì công ty cũng chú trọng đào tạo những nhân viên có trình độ thấp hơn, ở lứa tuổi trẻ có sức khỏe, nguyện vọng được học tập đào tạo và tiếp tục cống hiến lâu dài cho công ty. Để tạo động lực cho người lao động công ty đã nghiên cứu các phương pháp đào tạo phù hợp

với trình độ và tài chính, thời gian cũng như đạt được hiệu quả cho người lao động, tránh tình trạng đào tạo tràn lan, gây tốn kém, không hiệu quả.

Công ty có các hình thức đào tạo là:

- Đào tạo nhân viên mới vào việc: Tất cả nhân viên khi mới vào công ty đều được đào tạo khoảng 2 ngày. Nội dung đào tạo bao gồm: giới thiệu về công ty, nội quy lao động, văn hóa công ty, ý thức trách nhiệm công việc,… do phòng nhân sự và trưởng bộ phận phòng ban đấy phụ trách đào tạo cho nhân viên mới.

-Đào tạo bồi dưỡng cho nhân viên nâng cao chuyên môn: Chủ yếu là đào tạo kèm cặp nhân viên. Đối với nhân viên kinh doanh sau khi tỏa sáng liên tục trong 3 tháng sẽ được làm việc tại các chi nhánh khác trong vòng 2 tuần, Nhân viên phòng kế toán, nhân sự khi làm việc trên 1 năm sẽ có cơ hội làm việc tại các chi nhánh khác trong vòng 1 tháng nếu có nhu cầu mong muốn. Mọi chi phí sinh hoạt đi lại sẽ do công ty chi trả

- Lớp học quản lý ngắn hạn: đào tạo cho nhân viên trưởng nhóm, trưởng phòng do công ty tự tổ chức hoặc học tại các khóa học do công ty đăng ký.

Để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, công ty đã trích 3% lợi nhuận cho công tác đào tạo.

Bảng 2.9. Mức độ hài lòng về đào tạo của công ty năm 2020

Mức độ CBQL Nhân viên Số ngƣời (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số ngƣời (ngƣời) Tỷ lệ (%) Rất không hài lòng 1 4,17 26 14,77 Không hài lòng 5 20,83 30 17,05 Bình thường 12 50 98 55,68 Hài lòng 6 25 22 12,5 Rất hài lòng 0 0 0 0 Tổng 24 100 176 100

Hoạt động đào tạo đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu cũng như mức độ hài lòng của người lao động trong công ty. Tỷ lệ người lao động được hỏi cho biết công tác đào tạo của công ty ở mức hài lòng là 25% ở cán bộ và 12,5% ở nhân viên, con số này chưa thực sự cao. Một nửa số cán bộ và nhân viên trong công ty nghĩ rằng đào tạo mới chỉ ở mức bình thường. Bên cạnh đó số cán bộ và nhân viên thấy đào tạo chưa hiệu quả ở mức khá cao. Với quá trình đào tạo như vậy, có thể thấy công ty cũng đã có chú trọng đầu tư vào nguồn nhân lực, giúp nâng cao kỹ năng làm việc cũng như kiến thức kỹ năng quản lý của người lao động trong quá trình làm việc. Bên cạnh những ý kiến hài lòng về đào tạo thì cũng có những ý kiến cho rằng việc đào tạo chưa thật sự sát sao, trưởng nhóm kèm cặp đôi khi chưa hỗ trợ kịp thời đến nhân viên, các kế hoạch đào tạo chưa được bài bản, chất lượng khóa học chưa thực sự hiệu quả, chưa có những biện pháp khuyến khích thúc đẩy người lao động tích cực tham gia học tập,…

2.2.2.3. Thực trạng tạo động lực cho người lao động thông qua các phong trào thi đua, khen thưởng, khích lệ người lao động

Ban lãnh đạo công ty hay tổ chức các phong trào thi đua như lao động xuất sắc, tiên tiến,… để kích thích về tinh thần cũng như vật chất với các mức từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng cho từng danh hiệu.

Ngoài ra trong các ngày lễ công ty thường tổ chức các chương trình thể dục thể thao thi đua giữa các phòng. Điều này giúp gắn kết người lao động hơn, đồng thời kích thích tinh thần cho người lao động, giúp họ có được tâm lý thoải mái và sức khỏe tốt cho quá trình tái sản xuất sức lao động, phục vụ cho quá trình làm việc. Hàng năm công ty thường tổ chức cho lao động quản lý tham quan nghỉ dưỡng ở các khu nghỉ mát, du lịch từ 1 đến 2 lần. Công ty thường trích khoảng 4% lợi nhuận cho các hoạt động nêu trên (Hình ảnh 2.5 – phần phụ lục).

2.2.2.4. Thực trạng tạo động lực lao động thông qua phân công và hiệp tác trong công việc

Công tác bố trí và sử dụng lao động hợp lý là điều kiện để tăng năng suất lao động. Vì vậy mà ngay từ khâu tuyển dụng, bố trí công việc, công ty đã lựa chọn dựa vào tính cách, giới tính, lứa tuổi sao cho phù hợp để phân công phù hợp với công việc nhất. Cụ thể như:

Tất cả các vị trí tuyển dụng đều ưu tiên độ tuổi trẻ, dưới 26 tuổi. Vì độ tuổi này dễ đào tạo và giành được nhiều thời gian chú tâm hơn cho công việc

- Nhân viên nhân sự trình độ từ cao đẳng trở lên, tốt nghiệp các ngành quản trị nhân lực, quản trị kinh doanh,… có ít nhất 2 năm kinh nghiệm trở lên.

-Nhân viên Kinh doanh: Không yêu cầu có kinh nghiệm, tuy nhiên học các khối ngành kinh doanh, ngành Logistics, chuỗi cung ứng,… nhanh nhẹn, đam mê kinh doanh.

-Các vị trí Kế toán, Khai báo hải quan, Chứng từ, Pricing: có kinh nghiệm ít nhất từ 6 tháng trở lên.

Để đánh giá được khâu tuyển dụng thì nhân viên khi phỏng vấn được làm bài test chuyên môn trước tiên, sau đó sẽ phỏng vấn qua nhân sự và các bộ phận.

 Thực trạng tạo động lực lao động cho người lao động thông qua hiệp tác lao động: trong quá trình hoạt động kinh doanh luôn có sự hiệp tác giữa các phòng ban với nhau từ phòng marketing chạy quảng cáo đến các bộ phận tư vấn cho khách hàng, bộ phận sau bán hàng gồm khai báo hải quan, chứng từ, kế toán luôn hỗ trợ làm việc nhiệt tình để khách hàng hài lòng với dịch vụ của công ty.

2.2.2.5. Thực trạng tạo động lực lao động cho người lao động thông qua tổ chức phục vụ nơi làm việc

 Công ty TNHH Vận tải Bách Việt luôn chú trọng đến việc tạo ra môi trường làm việc thoải mái, thuận tiện nhất cho người lao động.

Mối quan hệ trong lao động: trong công ty mối quan hệ giữa các thành viên với nhau khá thân thiện cởi mở, mọi người vui vẻ đoàn kết giúp đỡ lần nhau. Lãnh đạo cấp trên thường xuyên quan tâm, hỏi han cấp dưới và người lao động trong công ty. Những điều này làm giảm sự cách biệt giữa cấp trên và cấp dưới. Không những vậy đồng nghiệp cũng tạo ra được bầu không khí thoải mái khi làm việc.

 Thực trạng điều kiện làm việc

Điều kiện lao động có tác động rất lớn đến tạo động lực cho người lao động, đây là một yếu tố quan trọng trong việc tạo hứng thú khi làm việc. Mặt khác nó còn ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần người lao động. Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề này, ban lãnh đạo công ty đã chú trọng công tác cải thiện điều kiện làm việc, tạo điều kiện làm việc tốt nhất có thể.

- Các phòng ban chức năng được trang bị khá đầy đủ như máy điều hòa nhiệt độ, máy tính, máy in, điện thoại, …

- Hàng ngày có nhân viên đến dọn dẹp vệ sinh gọn gàng.

Nhìn chung, công ty đã đáp ứng khá đầy đủ yêu cầu của nhân viên người lao động (Hình ảnh 2.6 – phần phụ lục).

 Thực trạng sắp xếp thời gian hợp lý cho người lao động

Ban lãnh đạo công ty luôn quan tâm tới sức khỏe của người lao động để họ có thể cống hiến hết sức mình cho công ty. Công ty đã bố trí ca làm việc hợp lý để tận dụng tối đa nguồn nhân lực, vừa giúp người lao động thư giãn sau giờ làm việc căng thẳng, nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành tốt công việc. Chế độ thời gian làm việc của công ty như sau:

- Thời gian làm việc từ 8h15 tới 17h30, làm việc từ thứ 2 đến sáng thứ 6, với lao động thử việc làm thêm sáng thứ 7. Thời gian nghỉ trưa từ 12h đến 13h15.

Người lao động một năm được nghỉ phép 12 ngày và được nghỉ những ngày lễ theo quy định của nhà nước. Ngoài ra, vì những lý do đột xuất người lao động vẫn có thể xin nghỉ.

Theo khảo sát có tới 77,5% người lao động hưởng ứng thời gian làm việc như trên. Phần còn lại là do nhân viên mới là sinh viên mới ra trường nên chưa quen giờ làm việc, hoặc lao động nữ đang có con nhỏ. Như vậy việc sắp xếp thời gian làm việc cũng đã đáp ứng được khá ổn nhu cầu người lao động, tạo được sự gắn kết giữa người lao động và doanh nghiệp, qua đó tạo động lực cho người lao động hoàn thành tốt công việc và nâng cao năng suất lao động.

2.2.2.6. Thực trạng tạo động lực lao động thông qua đánh giá tình hình thực hiện công việc của người lao động

Đánh giá thực hiện công việc là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng có ảnh hưởng tới tiền lương cũng như chế độ thi đua khen thưởng cho người lao động. Nhận thấy tầm quan trọng của công tác đánh giá đối với việc thi đua khen thưởng, tạo động lực cho người lao động. Việc đánh giá thường được phòng nhân sự thực hiện đều đặn và bất trợt tại các phòng ban và cửa hàng. Có nhiều tiêu chí đánh giá được tóm tắt trong bảng sau đây:

Bảng 2.10. Biểu điểm đánh giá mức độ hoàn thành công việc của ngƣời lao động

Tên nhân viên: Bộ phận:

Tên người đánh giá: Chức danh công việc: Ngày đánh giá:

Chỉ tiêu Xuất sắc Tốt Đạt yêu cầu

Dƣới mức yêu cầu

Khối lượng công việc 5 4 3 1

Chất lượng công việc 5 4 3 1

Tính tin cậy 5 4 3 1

Thái độ 5 4 3 1

Tinh thần hợp tác 5 4 3 1

Tính triển vọng 5 4 3 1

Khả năng hiểu biết 5 4 3 1

Loại A: 30-35 điểm Loại B: 25-29 điểm

Loại C: 19-24 điểm Loại D:<19 điểm

Dựa vào bảng thang điểm và xếp loại có thể đánh giá người lao động một cách tương đối, từ đó tạo tâm lý phấn đấu cho người lao động. Tuy nhiên có một số tiêu chí đang còn mang tính định tính, chưa phản ánh chính xác hoàn toàn việc thực hiện công việc của người lao động.

2.2.2.7. Thực trạng tạo động lực lao động thông qua xác định định mức, nhiệm vụ phù hợp với khả năng của bản thân người lao động

Công ty xây dưng định mức lao động theo từng tháng cho người lao động và dựa vào mức độ hoàn thành so với định mức để trả lương và thưởng. Với từng đối tượng khác nhau thì sẽ có định mức công việc khác nhau.

Ví dụ như với nhân viên kinh doanh mới vào làm việc chưa có kinh nghiệm sẽ được chia làm các giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: học việc, trong thời gian tối đa 1 tháng phải có ít nhất một đơn hàng.

+ Giai đoạn 2: kéo dài khoảng 3 tháng, doanh số tối thiểu cho mỗi tháng là 90USD.

+ Giai đoạn 3: Kéo dài khoảng 4 tháng, doanh số tối thiểu mỗi tháng là 500USD

Sau các giai đoạn trên nhân viên sau 36 tháng phải có ít nhất một lần tỏa sáng với doanh số 1000USD. Cách trả lương áp theo doanh số như vậy sẽ giúp tạo động lực hơn cho người lao động tích cực hoàn thành công việc. Nếu người lao động đạt được định mức do công ty đề ra thì họ sẽ đạt được đầy đủ mức lương theo quy định của công ty.

Bên cạnh đó để đảm bảo công việc được vận hành ở mức tốt nhất, bộ phận nhân sự công ty đã xem xét kỹ lưỡng ngay từ đầu công tác phân đúng người đúng việc tránh việc lãng phí thới gian, chi phí vào việc sử dụng người không hợp lý.

Nhân viên ở một số bộ phận như sale, Chứng từ, Marketing sau một thời gian làm việc khi đánh giá công việc không phù hợp, không đạt được hiệu quả công việc sẽ được xem xét đào tạo chuyển sang bộ phận khác để tránh lãng phí nguồn nhân lực, với yêu cầu khả năng tiếng anh tốt.

Để có được đội ngũ nhân viên phù hợp, phòng nhân sự luôn tìm hiểu kỹ công việc từ đó lên kế hoạch tuyển dụng chính xác nhất cho từng vị trí đảm bảo đúng người đúng việc, đúng thời điểm cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn vận tải bách việt (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)