Đảm bảo nguồn nhân lực về chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần tiên sơn, thanh hóa (Trang 26 - 29)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Nội dung phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

1.2.3. Đảm bảo nguồn nhân lực về chất lượng

Phát triển NNL có thể thơng qua: Giáo dục đào tạo, đánh giá NNL và kinh nghiệm công việc. Nhiều doanh nghiệp sử dụng kết hợp các cách trên để phát triển nguồn nhân lực của mình.

Giáo dục đào tạo

Các chương trình giáo dục đào tạo là chương trình phát triển người lao động, bao gồm cả các khóa đào tạo ngắn hạn hay dài hạn, đào tạo tại chỗ hoặc đào tạo ngồi nơi làm việc nhằm nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, nâng cao trình độ lành nghề. Các chương trình học này có thể bao gồm bài giảng của các chuyên gia kinh doanh, các trò chơi kinh doanh, học tập qua kinh nghiệm, qua gặp gỡ với khách hàng…. Tùy vào loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động và trình độ sẵn có của NNL để chọn ra hình thức đào tạo phù hợp.

Sau đây là một số hình thức đào tạo NNL:

* Đào tạo trong công việc: Là các phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, trong đó người học sẽ học được những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua thực tế thực hiện công việc và thường là dưới sự hướng dẫn của những người lao động lành nghề hơn. Nhóm này bao gồm

những phương pháp như:

- Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn cơng việc: Q trình đào tạo bắt đầu bằng sự giới thiệu và giải thích của người dạy về mục tiêu của công việc và chỉ dẫn tỉ mỉ, theo từng bước về cách quan sát, trao đổi, học hỏi và làm thử cho tới khi thành thạo dưới sự hướng dẫn và chỉ dẫn chặt chẽ của người dạy.

- Đào tạo theo kiểu học nghề: chương trình đào tạo bắt đầu bằng việc học lý thuyết trên lớp, sau đó các học viên được đưa đến làm việc dưới sự hướng dẫn của công nhân lành nghề trong một vài năm; được thực hiện các công việc thuộc nghề cần học cho tới khi thành thạo tất cả các kỹ năng của nghề. Phương pháp này dùng để dạy một nghề hồn chỉnh cho cơng nhân.

- Kèm cặp và chỉ bảo: phương pháp này thường dùng để giúp cho các cán bộ quản lý và các nhân viên giám sát có thể học được các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc trước mắt và công việc cho tương lai thông qua kèm cặp, chỉ bảo của những người quản lý giỏi hơn.

* Đào tạo ngồi cơng việc: Là phương pháp đào tạo trong đó người học được tách ra khỏi sự thực hiện các công việc thực tế. Các phương pháp đào tạo ngồi cơng việc bao gồm:

- Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp: các doanh nghiệp có thể tổ chức các lớp đào tạo với các phương tiện và thiết bị dành riêng cho học tập. Phần lý thuyết được giảng tập trung do các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật phụ trách. Cịn phần thực hành thì được tiến hành ở các xưởng thực tập do các kỹ sư hoặc công nhân lành nghề hướng dẫn.

- Cử đi học ở các trường chính quy: doanh nghiệp cử người lao động đến học tập ở các trường dạy nghề, quản lý do các Bộ, Ngành tổ chức.

- Các bài giảng, các hội nghị, hội thảo: các buổi giảng bài hay hội nghị có thể được tổ chức tại doanh nghiệp hoặc ở một hội nghị bên ngồi, có thể được tổ chức riêng hoặc kết hợp với các chương trình đào tạo khác.

- Đào tạo theo phương thức từ xa: là phương thức đào tạo mà giữa người dạy và người học không trực tiếp gặp nhau tại một địa điểm và cùng thời gian

mà thông qua phương tiện nghe nhìn trung gian (sách, tài liệu học tập, băng hình, băng tiếng, đĩa CD, VCD, internet).

- Đào tạo trực tuyến: là hình thức đào tạo thực hiện trực tuyến qua internet hoặc trang web. Hình thức đào tạo này ngày càng phổ biến. Do áp dụng cơng nghệ mà người học có thể tương tác với máy và được đánh giá chất lượng bài tập trực tiếp. Nhiều chương trình học đã thiết kế có giờ giảng và trả lời trực tuyến của giáo viên.

Trong các hình thức đào tạo nêu trên hình thức đào tạo trong cơng việc là phù hợp với doanh nghiệp do ít tốn kém. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn một số cán bộ, nhân viên tại những vị trí chủ chốt gửi đi đào tạo ngắn hạn để nâng cao các kỹ năng quản lý, chuyên môn. Doanh nghiệp cũng nên khuyến khích nhân viên tham dự các khóa học trực tuyến để nâng cao trình độ vì internet đã ngày càng phổ biến.

Đánh giá nguồn nhân lực

Là việc thu thập thông tin và cung cấp thông tin phản hồi cho người lao động về hành vi, cách giao tiếp, hay các kỹ năng của họ.Việc đánh giá thường được sử dụng để phát hiện người lao động có tiềm năng quản lý và xác định điểm mạnh, điểm yếu của người quản lý hiện tại. Việc đánh giá cũng được sử dụng để phát hiện những người quản lý với tiềm năng phát triển lên vị trí quản lý cao hơn. Có nhiều cách khác nhau để đánh giá phát triển. Đánh giá kết quả thực hiện công việc của người lao động cũng là một cách phổ biến để tìm ra những tiềm năng phát triển. Thực tế thì đánh giá kết quả thực hiện cơng việc cũng được sử dụng để đánh giá nhu cầu đào tạo. Qua đánh giá kết quả thực hiện cơng việc của nhân viên, doanh nghiệp có thể phát hiện nguyên nhân của việc hồn thành khơng tốt cơng việc và phân tích nguyên nhân để tìm biện pháp khắc phục nhằm giúp người lao động đạt được kết quả công việc như mong muốn. Nếu nguyên nhân là do người lao động thiếu kiến thức và kỹ năng thì cần tiến hành đào tạo. Trong trường hợp này đào tạo sẽ gắn với việc nâng cao kết quả thực hiện công việc.

Để đánh giá người ta có thể dùng nhiều cách kiểm tra tâm lý để đo lường kỹ năng, đặc điểm cá nhân, cách giao tiếp của người lao động. Những cách kiểm tra này để xem người lao động có những tính cách cần thiết để có thể thành cơng trong vị trí quản lý hay khơng. Thơng tin đánh giá có thể thu được từ nhiều nguồn: tự đánh giá, đồng nghiệp đánh giá, người quản lý trực tiếp đánh giá. Cách thu thập thơng tin có thể từ phỏng vấn, hoặc qua phiếu khảo sát về công việc của họ, về kinh nghiệm cá nhân, kỹ năng và kế hoạch phát triển nghề nghiệp.

Kinh nghiệm công việc

Là các mối quan hệ, các vấn đề, các nhu cầu, nhiệm vụ và các đặc điểm khác mà người lao động gặp trong công việc của họ. Phần lớn người lao động phát triển thông qua kinh nghiệm công việc. Để thành công trong công việc của mình, người lao động cần mở rộng các kỹ năng của họ. Phân công công việc mới giúp họ không chỉ sử dụng những kỹ năng, kinh nghiệm và mối liên hệ hiện tại mà còn phát triển thêm những kỹ năng, kinh nghiệm và mối liên hệ mới. Những nhu cầu của công việc như thực hiện các trách nhiệm mới, tạo sự thay đổi, có trách nhiệm cao hơn, thực hiện những công việc liên quan đến nhiều mối quan hệ mà mình khơng có quyền lực, đương đầu với những khó khăn..., giúp người lao động rút ra được nhiều kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần tiên sơn, thanh hóa (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)