7. Kết cấu luận văn
1.2. Một số vấn đề cơ bản về doanh thu,chi phí và kếtquả kinh doanh trong
1.2.3. Khái niệm kếtquả kinh doanh và phân loại kếtquả kinh doanh
1.2.3.1. Khái niệm kết quả kinh doanh
Theo điều 96 thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 của BTC có nêu: Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động khác trong một thời kỳ nhất định. Biểu hiện của kết quả kinh doanh là số lãi (hoặc số lỗ) [4].
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh) = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán + Doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí tài chính – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp (QLDN)
Lợi nhuận kế toán trước thuế = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + (Thu nhập khác – Chi phí khác)
Lợi nhuận kế toán sau thuế = Lợi nhuận kế toán trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp.
Kết quả kinh doanh có thể được xác định theo theo mối quan hệ với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, theo từng loại sản phẩm hoặc từng nhóm sản phẩm.… tùy theo yêu cầu quản lý của mỗi đơn vị. Tuy nhiên cách phân loại hoạt động là phổ biến và được dùng để trình bày trên Báo cáo tài chính (BCTC).
* Phân loại kết quả kinh doanh theo mối quan hệ với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ: Phản ánh lợi nhuận của tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) mang lại sau khi lấy doanhthu (DT) trừ đi các khoản giảm trừ và giá vốn hàng bán.
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Phản ánh lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh (HĐKD) thuần của DN.
Phân loại theo cách này giúp cho kế toán có căn cứ để thu thập thông tin lập báo cáo KQHĐKD nhanh chóng, kịp thời. Từ đó, xác định kết quả lãi lỗ theo từng hoạt động một cách nhanh chóng chính xác.
* Phân loại kết quả kinh doanh theo từng loại sản phẩm hoặc từng nhóm sản phẩm
- Để phân loại được kết quả kinh doanh theo từng loại sản phẩm hoặc từng nhóm sản phẩm, ngay từ khâu tập hợp chi phí, DN phải tập hợp chi phí theo từng loại sản phẩm hoặc từng nhóm sản phẩm. Trên cơ sở đó, DN xác định được kết quả hoạt động kinh doanh theo từng nhóm sản phẩm mà DN sản xuất trong kỳ.
Phân loại theo cách này, sẽ giúp DN xác định được kết quả lãi (lỗ) theo từng lại sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm. Trên cơ sở đó, các nhà quản trị DN sẽ có những lựa chọn chính xác nhất các phương án kinh doanh của DN.
* Phân loại theo hoạt động
- Kết quả hoạt động kinh doanh: là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư), chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN.
- Kết quả hoạt động tài chính: là số chênh lệch với doanh thu tài chính và chi phí tài chính.
- Kết quả hoạt động khác: là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và chi phí khác.