Phân tích định tính kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu 1) chuẩn kiến thức kĩ năng môn toán lớp 5 bạn tóm tắt lại theo mạch kiến thức (Trang 85)

1.2.2. Quan niệm về TĐG và TĐGKQHT

3.6. Kết quả thực nghiệm

3.6.2. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm

Sau quá trình tiến hành TN, chúng tôi rút ra một số kết luận định tính

Chúng tôi tham khảo ý kiến của GV dạy TN, sử dụng phiếu thăm dò ý kiến HS. Kết quả định tính đƣợc tổng kết qua bảng sau:

Các tiêu chí đánh giá Trƣớc TN Sau TN

Sốlƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % 1. HS hiểu đƣợc lợi ích của việc học

môn Toán 27 79,4 32 94,1

2. HS thích học môn Toán 25 73,5 30 88,2

3. HS phản ứng nhanh trƣớc các tình

huống kiến thức của đầu bài 15 44,1 24 70,5

4. Đối chiếu bài làm của mình với

5. Khi làm xong bài tập, HS tự đánh giá đƣợc mức độ đúng, sai của bài giải

16 47,1 25 73,5

6. Có khả năng tự rút kinh nghiệm,

điều chỉnh, hoàn thiện để học tốt hơn 15 44,1 27 79,4 Qua quan sát, thăm dò ý kiến HS chúng tôi nhận thấy:

+ HS hứng thú làm bài kiểm tra theo hình thức TNKQ và bƣớc đầu biết tự đánh giá kết quả bài tập của mình.

+ Việc học tập, giải bài tập, ghi nhớ thuận lợi hơn, dễ phát hiện đƣợc những sai lầm trong học tập. Đây là một trong những ƣu điểm của việc rèn luyện kĩ năng TĐGKQHT cho HS thông qua phƣơng pháp TNKQ.

+ Tất cả các HS đều hoàn thành xong bài kiểm tra trong thời gian quy định. Ngoài ra, qua quá trình tiếp cận với kiểm tra bằng bộ đề thi TNKQ, chúng tôi thấy nhóm HS TN có tốc độ phản ứng nhanh hơn trƣớc các tình huống kiến thức của đầu bài, đặt và giải quyết vấn đề theo yêu cầu bài toán bằng sử dụng kiến thức hợp lý. HS hứng thú tự mình đối chiếu bài làm với đáp án, bài mẫu và TĐG đƣợc mức độ của bản thân qua phiếu TĐG. Nhƣ vậy, sử dụng hệ thống câu hỏi TNKQ để thiết lập đề kiểm tra kết quả học tập môn Toán chính là cơ sở quan trọng cho việc định hƣớng phát triển các năng lực, sở trƣờng các nhân của HS qua môn học này.

- Về phía GV: chúng tôi đã xin ý kiến của GV dạy TN về chất lƣợng và sự phù hợp của việc sử dụng phƣơng pháp TNKQ. Các GV đều khẳng định: Sử dụng phƣơng pháp TNKQ trong đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS lớp 5 là hoàn toàn hợp lí. Sử dụng phƣơng pháp TNKQ trong việc rèn kĩ năng TĐG cho HS giúp HS đƣợc phát triển một cách toàn diện về kiến thức,

kĩ năng, năng lực qua môn Toán và sự tích cực học tập của HS trong quá trình học tập đƣợc nâng lên rõ rệt.

3.6.3. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành kiểm tra chất lƣợng của lớp TN và lớp ĐC theo đề kiểm tra đã đƣợc thiết kế.

Kết quả kiểm tra cho thấy: số bài hoàn thành tốt tăng lên. Điều này cho thấy, bƣớc đầu việc sử dụng phƣơng pháp trắc nghiệm khách quan nhằm rèn luyện kĩ năng TĐGKQHT cho HS đã đem lại hiệu quả nhất định.

Chúng tôi đánh giá hiệu quả giờ dạy căn cứ mức độ HS đã làm trong bài kiểm tra. Đánh giá bài làm của HS theo xếp loại hoàn thành bài tập. Phân loại điểm theo 3 mức: Hoàn thành tốt, hoàn thành, chƣa hoàn thành.

Bảng 3.1. Bảng so sánh kết quả thực nghiệm và đối chứng

Lớp Sốbài kiểm tra

Xếp loại

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chƣa hoàn thành

SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %

5A 34 20 58,8 13 38,2 1 2,9

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ so sánh kết quả thực nghiệm và đối chứng Nhận xét: Nhìn vào bảng so sánh kết quả lớp TN và ĐC, chất lƣợng

kiểm tra TN môn Toán lớp 5 tăng lên. Tỉ lệ HS có bài hoàn thành tốt ở hệ thống TN cao. Nếu GV sử dụng phƣơng pháp trắc nghiệm khách quan trong quá trình rèn luyện HS KN TĐGKQHT thƣờng xuyên hơn thì chắc chắn kết quả nhận đƣợc sẽ còn tăng lên nhiều hơn. Đây là một căn cứ để chứng minh tính khả thi của việc sử dụng phƣơng pháp trắc nghiệm khách quan trong quá trình kiểm tra, đánh giá môn Toán lớp 5 nói riêng và môn Toán ở Tiểu học nói chung. 0 10 20 30 40 50 60 70 HT tốt HT Chƣa HT TN ĐC

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Qua thực nghiệm sƣ phạm chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- So với chất lƣợng khảo sát ban đầu trƣớc thực nghiệm, kĩ năng TĐGKQHT môn Toán của lớp thực nghiệm đã bƣớc đầu đƣợc nâng cao. Đây là một căn cứ để bƣớc đầu chứng minh tính khả thi của quy trình thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập TNKQ nhằm rèn luyện kĩ năng TĐGKQHT cho HSTH mà đề tài đã đề xuất.

- Kết quả thực nghiệm sƣ phạm cũng bƣớc đầu cho thấy khi áp dụng quy trình thiết kế bài tập TNKQ nhằm rèn luyện kĩ năng TĐG cho HSTH đã mang lại những tín hiệu tích cực cho việc nâng cao chất lƣợng dạy và học Toán ở Tiểu học.

- HS ở lớp thực nghiệm học tập hứng thú hơn, nắm vững các kiến thức liên quan, thái độ học tập của học sinh chuyển biến tích cực; đặc biệt quan sát ở lớp thực nghiệm cho thấy các em thích học hơn, giờ học sôi nổi hơn, có sự thay đổi rõ rệt qua việc nắm vững kiến thức cơ bản và tiến bộ hơn về cách trình bày những kiến thức thu nhận đƣợc của mình trong khi học tập.

- Một số kĩ năng cơ bản về TĐGKQHT của HS là có thể hình thành và rèn luyện đƣợc thông qua những biện pháp sƣ phạm đã đề xuất. Các biện pháp sƣ phạm đó không chỉ giúp HS có đƣợc kĩ năng TĐG mà còn giúp cho HS học tập tích cực, tự giác hơn, đạt đƣợc tốt hơn các mục tiêu của bài học cũng nhƣ các kĩ năng học tập quan trọng khác, kĩ năng hợp tác, kĩ năng của tƣ duy phê phán... Qua thực nghiệm, giáo viên tham gia dạy thực nghiệm tự nhận thấy họ không những nắm đƣợc cách rèn luyện kĩ năng TĐG cho HS mà còn có sự thay đổi thực sự trong nhận thức và hành động của việc đổi mới phƣơng pháp dạy học.

Tuy nhiên, chúng tôi thấy còn có một số khó khăn khi thực nghiệm:

Thời gian thực nghiệm không dài lắm, việc hình thành và rèn luyện kĩ năng TĐG của HS phụ thuộc vào số lần và tần số thực hiện các biện pháp rèn luyện các kĩ năng đó. Do đó, chúng tôi đề nghị GV nên đan xen việc rèn luyện các kĩ năng TĐG cho HS trong quá trình dạy học, mỗi tiết chỉ rèn luyện một vài kĩ năng nào đó. Nếu làm đƣợc nhƣ vậy GV và HS sẽ đỡ vất vả hơn, HS cũng sẽ nhuần nhuyễn các kĩ năng hơn.

Mặc dù vậy, mục đích của đợt thực nghiệm đã đƣợc hoàn thành, các biện pháp sƣ phạm đề xuất là khả thi và có hiệu quả, giả thuyết khoa học đã đƣợc kiểm nghiệm là đúng.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu để hoàn thành luận văn đã thu đƣợc kết quả sau đây:

1. Luận văn đã góp phần làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản về đánh giá, TĐG, kĩ năng rèn luyện TĐGKQHT cho HS thông qua các bài tập TNKQ.

2. Luận văn đã đề xuất đƣợc các nhóm kĩ năng cơ bản về TĐGKQHT môn Toán của học sinh lớp 5 đó là: Nhóm 1: Nhóm kĩ năng TĐG tiềm năng bản thân; Nhóm 2: kĩ năng TĐG về động cơ, thái độ, ý thức học tập; Nhóm 3: kĩ năng TĐG về việc tổ chức việc học tập; Nhóm 4: Nhóm kĩ năng TĐG việc lĩnh hội kiến thức, vận dụng kĩ năng.

3. Luận văn đề xuất các mức độ của kĩ năng TĐGKQHT môn Toán đối với học sinh Tiểu học, đó là: Mức độ 1: “Bắt chƣớc tự đánh giá kết quả học tập”; Mức độ 2: “Biết tự đánh giá kết quả học tập”; Mức độ 3: “Độc lập tự đánh giá kết quả học tập”.

4. Luận văn đã đề xuất đƣợc một số biện pháp sƣ phạm để rèn luyện kĩ năng TĐGKQHT của HSTH. Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sƣ phạm để kiểm nghiệm về các kĩ năng cơ bản về TĐGKQHT môn Toán của HS và các biện pháp sƣ phạm đã đề xuất. Thực nghiệm đã cho thấy tính khả thi của các kĩ năng cơ bản về TĐGKQHT và các biện pháp sƣ phạm đã đề xuất.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Phƣơng Anh(chủ biên) – Hoàng Thị Tuyết (2006), Đánh giá kết quả

học tập môn toán ở tiểu học, NXBSP Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2006), Chương trình tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Đánh giá học sinh Tiểu học (Ban hành kèm theo thông tƣ số 30/2014), TT – BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và đào tạo.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Một số vấn đề về nội dung và phương

pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học, NXB Giáo dục Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Quy định đánh giá và xếp loại học sinh

Tiểu học (Ban hành kèm theo Quyết định số 30/2005/QĐ-BGD & ĐT).

6. Vũ Quốc Chung (2005), Phương pháp dạy học toán ở Tiểu học, NXBĐHSP, Hà Nội

7. Vũ Cao Đàm (2009), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

8. Trần Bá Hoành (1997), Đánh giá trong giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội. 9. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình, SGK, NXB Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.

10. PGS-TS Phó Đức Hòa (2012), Đánh giá kết quả giáo dục ở Tiểu học, NXB Huế.

11. Nguyễn Phụng Hoàng, Võ Ngọc Lan (1996), Phương pháp trắc nghiệm

trong kiểm tra và đánh giá thành quả học tập, NXB Giáo dục, Hà Nội.

12. Hà Sĩ Hồ, Đỗ Đình Hoan, Đỗ Trung Hiệu (2000), Phương pháp dạy học

13. Đỗ Trung Hậu, Nguyễn Hùng Quang, Kiều Đức Thành (2001), Phương

pháp dạy học Toán - Tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.

14. Đặng Thành Hƣng (2004), “Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học hợp tác”, Tạp chí Phát triển Giáo dục, (8), tr. 8-10,14

15. Nguyễn Bá Kim, Vũ Dƣơng Thụy, Phạm Văn Kiều (1997), Phát triển Lí

luận dạy học môn Toán, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

16. Nguyễn Bá Kim (2003), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học sƣ phạm, Hà Nội.

17. Nguyễn Thi Thùy Liên (2015), “Hình thành kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn Toán cho học sinh lớp 3), luận văn thạc sĩ, Đại học Vinh.

18. Bùi Thị Hạnh Lâm (2010), Rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập

môn Toán của học sinh trung học phổ thông, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học,

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội..

19.Nguyễn Thị Lan Phƣơng (CNĐT) (2011), Đánh giá kết quả học tập của

học sinh phổ thông một số vấn đề và thực tiễn, Mã số 8G690L1, Viện Khoa

học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

20. Nguyễn Hùng Quang (2006), Toán và phương pháp dạy học Toán ở

Tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

21. Phạm Đình Thực (2003), Phương pháp dạy học toán ở bậc Tiểu học, NXBGD.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH

Các em thân mến!

Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học và hiệu quả trong dạy học Toán ở trường Tiểu học, vì sự nghiệp giáo dục nói chung và học toán ở trường Tiểu học nói riêng, chúng tôi biên soạn phiếu thăm dò ý kiến này. Những thông tin thu được từ phiếu chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học, không vì mục đích nào khác.

Rất mong các em trả lời ngắn gọn và đầy đủ những câu hỏi dưới đây. Đối với câu hỏi có nhiều sự lựa chọn thì các em có thể đánh một hoặc một vài phương án mà các em cho là hợp lý nhất.

1. Việc tự học ở nhà của em nhƣ thế nào?

Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng

Chƣa bao giờ

2. Khi học bài và làm bài tập em có thực hiện các việc sau đây không?

Đối chiếu bài làm của mình với đáp án, bài mẫu

Tự kiểm tra để biết những kiến thức, kĩ năng đã nắm đƣợc

3. Khi đọc lại một bài tập mà giáo viên (bạn trong lớp) đã chữa trên bảng em nhận thấy:

Hiểu và tự làm lại đƣợc

Hiểu và không viết lại đƣợc

Không hiểu gì hết

Em còn bế tắc một số chỗ

4. Khi học ở nhà em có thƣờng tự giải bài tập thầy (Cô) cho về nhà không?

Rất thƣờng xuyên

Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng

Chƣa bao giờ

5. Khi làm bài tập xong em có thể tự đánh giá đƣợc đúng sai không.

Không

Đôi khi biết đƣợc đúng, sai

6. Sau khi thầy (cô) giảng xong một bài mới em có biết vận dụng kiến thức vừa học để giải bài tập ngay đƣợc không.

7. Trong tiết luyện tập em nhƣ thế nào?

Chăm chú giải những bài thầy cho

Tham gia đánh giá, nhận xét lời giải của các bạn Biết làm các bài tập dạng tƣơng tự

Không chú ý trên bảng vì không hiểu gì hết

Thƣờng xuyên nói chuyện không nghe thầy giảng và nhận xét của các bạn

8. Cách nào giúp em phát hiện ra mình còn có những kiến thức chƣa nắm vững.

Tự làm bài tập thầy cho.

Khi giải bài tập không hiểu thì hỏi Thầy, bạn trong lớp

Trƣớc khi làm bài tập thì ngồi xem lại lý thuyết và kiến thức đã học Tìm xem có lời giải trong tài liệu nào không rồi đọc

9. Khi học bài em có đặt ra cho mình các câu hỏi sau không?

Mục tiêu học tập của mình là gì?

Mình thực sự quan tâm đến vấn đề thầy dạy chƣa?

Mình hiểu đƣợc gì, nhớ đƣợc gì qua các tiết học

Mình phải làm gì để cải thiện kết quả học tập của bản thân

10. Trên lớp thầy (cô) có giúp em tự kiểm tra lại khả năng nắm kiến thức của em trong quá trình học không?

Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng

Chƣa bao giờ

11. Em đã bao giờ tự đánh giá kết quả học tập của mình chƣa? Thƣờng xuyên

Chƣa bao giờ

Không biết đánh giá

12. Theo em làm thế nào để có thể giúp em hiểu đƣợc mình đã nắm vững những kiến thức cơ bản hay chƣa nắm vững kiến thức cơ bản.

………

………

………

………

PHỤ LỤC 2

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN

Kính gửi các Thầy (Cô)!

Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học và hiệu quả trong dạy học Toán ở trường Tiểu học. Vì sự nghiệp giáo dục nói chung và học toán ở trường Tiểu học nói riêng, chúng tôi biên soạn phiếu thăm dò ý kiến này. Những thông tin thu được từ phiếu chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học, không vì mục đích nào khác.

Rất mong Thầy (Cô) trả lời ngắn gọn và đầy đủ những câu hỏi dưới đây. Đối với câu hỏi có nhiều sự lựa chọn thì các em có thể đánh một hoặc một vài phương án mà các em cho là hợp lư nhất.

1. Thầy (Cô) có đồng ý với quan niệm về tự đánh giá kết quả học tập của học sinh nhƣ ở dƣới đây không?

“Tự đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập, phân tích và xử lý thông tin về kết quả học tập của học sinh, trên cơ sở đó đối chiếu với mục tiêu của bài học, môn học, với mục tiêu của lớp, nhà trường, nhằm tạo cơ sở cho quyết định của bản thân học sinh, để họ học tập ngày một tiến bộ hơn”.

Không

Chƣa hiểu quan niệm Ý kiến khác

2. Theo thầy (cô), giáo viên giảng dạy hiện nay có quan tâm đến tự đánh giá của học sinh không?

Không

Chƣa quan tâm lắm

3. Theo thầy (cô), việc rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập của học sinh Tiểu học trong dạy học Toán có cần thiết không?

Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần thiết

4. Theo thầy (cô), việc rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập của học sinh Tiểu học trong dạy học Toán sẽ giúp cho học sinh?

Một phần của tài liệu 1) chuẩn kiến thức kĩ năng môn toán lớp 5 bạn tóm tắt lại theo mạch kiến thức (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)