Kết luận chƣơng 2

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học giải tích ở trường trung học phổ thông (Trang 67)

6. Cấu trúc luận văn

2.4. Kết luận chƣơng 2

Với yêu cầu dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực ngƣời học, việc tổ chức các hoạt động học tập trải nghiệm cho HS trong dạy học nói chung và dạy học giải tích nói riêng là hoạt động không thể thiếu trong quá trình dạy học.

Trong định hƣớng dạy học này, giáo viên giữ vai trò chủ đạo trong việc thiết kế, tổ chức hƣớng dẫn, điều khiển học sinh học tập. Còn HS là chủ thể nhận thức, biết cách tự học tập, tự rèn luyện, từ đó hình thành và phát triển nhân cách và các năng lực cần thiết.

Một trong những nhiệm vụ cơ bản của giáo viên trong quá trình học tập trải nghiệm là phải biết tổ chức các hoạt động phù hợp với nhận thức của đa số các HS để tất cả các HS đều có hứng thú học tập, từ đó khơi dậy lòng ham học hỏi từ bạn bè và thấy đƣợc sự cần thiết của toán học đối với cuộc sống thực tiễn. Điều này thực sự cần thiết vì đa số HS THPT sau khi tốt nghiệp sẽ tham gia lao động sản xuất theo các ngành nghề mà các em lựa chọn, số ít trở thành nhà khoa học.

Bất kì HS nào tự tin, thành công trong qúa trình lập nghiệp đều phải có năng lực. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học phù hợp, hiệu quả là con đƣờng để hình thành và phát triển năng lực ngƣời học và là sự thành công của quá trình đổi mới phƣơng pháp dạy học.

CHƢƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích và ý nghĩa của thực nghiệm

3.1.1. Mục đích

- Nhằm kiểm nghiệm giả thuyết khoa học của luận văn qua thực tế dạy học với mục đích phát triển năng lực của HS.

- Xem xét tính hiệu quả, tính khả thi của phƣơng pháp dạy học qua trải nghiệm vận dụng cụ thể vào chuyên đề “Nguyên hàm, tích phân”.

3.1.2. Ý nghĩa

Nếu quá trình thực nghiệm thành công sẽ khẳng định tác dụng của các hoạt động học tập qua trải nghiệm trong việc phát triển năng lực cho HS đã đề xuất trong luận văn.

Luận văn còn là tài liệu tham khảo cho GV, HS và sinh viên sƣ phạm khi muốn có chuỗi hoạt động HTTN nhằm nâng cao chất lƣợng học tập môn toán cho HS.

3.2. Nội dung thực nghiệm sƣ phạm

3.2.1. Nội dung dạy học thực nghiệm

a) Về tiết dạy thực nghiệm

Để đạt đƣợc mục đích thực nghiệm đã nêu trên chúng tôi lựa chọn một số nội dung trong chƣơng IV môn Giải tích lớp 12 để tiến hành thực nghiệm. Chúng tôi đã tiến hành dạy 05 tiết theo trình tự nhƣ sau:

Tích phân (01 tiết) Nguyên hàm (01 tiết) Ứng dụng của tích phân trong hình học (02 tiết) Bài tập ứng dụng của tích phân (01 tiết).

Nội dung giáo án xem phụ lục 1

b) Các biện pháp sƣ phạm đƣợc thực nghiệm

Trong các tiết dạy thực nghiệm chúng tôi chung thành với giáo án của từng tiết với một chuỗi các hoạt động đã đề xuất trong chƣơng 2 của luận văn, thể hiện các nguyên tắc và biện pháp đã đề xuất.

+ Ƣu tiên các hoạt động nhằm phát tiển năng lực tƣ duy và lập luận toán, năng lực giải quyết vấn đề.

+ Tạo điều kiện để HS phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác.

+ Khuyến khích HS thực hiên các hoạt động sử dụng công cụ, phƣơng tiện hỗ trợ học tập.

3.2.2. Nội dung bài kiểm tra thực nghiệm

a) Mục đích

Để khảo sát mức độ phát triển, biểu hiện các năng lực toán học của HS nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm nhằm:

- Đánh giá tác động của các hoạt động HTTN đối với việc phát triển năng lực của HS.

- Bƣớc đầu có nhận định khách quan, khoa học về tính hiệu quả của các phƣơng pháp tổ chức các hoạt động HTTN đề cập trong chƣơng 2 của luận văn.

b) Nội dung

Thời gian: 15 phút sau mỗi tiết học.

Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm khách quan Nội dung đề kiểm tra xem phụ lục 2

Từ câu hỏi số 1 đến số 5 kiểm tra kiến thức cơ bản với mức độ nhận biết và thông hiểu để đánh giá nhăng lực giao tiếp toán và sử dụng công cụ, phƣơng tiện học tập.

Từ câu số 6 đến câu số 10 kiến thức đƣa ra ở mức độ vận dụng và vận dụng cao nhằm đánh giá năng lực tƣ duy và năng lực giải quyết vấn đề.

3.3. Tổ chức thực nghiệm

3.3.1. Đối tượng thực nghiệm

Đƣợc sự nhất trí và tạo điều kiện của Ban giám hiệu Trƣờng THPT Ngô Quyền – Ba Vì chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sƣ phạm, đề xuất các lớp chọn để thực nghiệm và các GV tham gia dạy thực nghiệm và đã đƣợc

chấp nhận. Cụ thể chúng tôi đã đề xuất các cặp lớp thực nghiệm – đối chứng, các cặp GV dạy lớp thực nghiệm – đối chứng nhƣ sau:

- Cặp lớp thực nghiệm 1 - đối chứng 1: Lớp 12 12 trƣờng THPT Ngô Quyền – Ba Vì.

GV dạy: Dạy lớp 12A1 thầy giáo Phùng Văn Đoàn, dạy lớp 12 thầy giáo Phùng Thế Tú.

- Cặp lớp thực nghiệm 2 - đối chứng 2: Lớp 12 12 trƣờng THPT Ngô Quyền – Ba Vì.

GV dạy: Dạy lớp 12 cô giáo Đỗ Thị Quyên, dạy lớp 12 cô giáo Dƣơng Thị Luyến.

Hiện nay, nhà trƣờng thực hiện giảng dạy môn Toán theo chƣơng trình chuẩn nên trình độ các cặp lớp là tƣơng đƣơng (trong đó lớp 12 , 12 học tốt hơn lớp 12 và 12 ). Các GV đƣợc chọn dạy các lớp thực nghiệm, đối chứng đều có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng và tƣơng đƣơng nhau.

3.3.2.Thời gian thực nghiệm

Thực nghiệm sƣ phạm đƣợc tiến hành từ tháng 01/2020 đến hết tháng 06/2020 năm học 2019-2020.

3.3.3.Tiến trình tổ chức thực nghiệm

Bƣớc 1: Chuẩn bị

- Xây dựng kế hoạch chi tiết cho đợt thực nghiệm, xác định: Mục đích, đối tƣợng, nội dung, quy trình, cách thức tiến hành thực nghiệm....

- Lựa chọn và thiết kế bài dạy thực nghiệm.

- Chọn trƣờng, lớp thực nghiệm và đối chứng tƣơng đƣơng nhau về trình độ học tập.

- Tìm hiểu kĩ đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm qua việc khảo sát, điều tra

- Trao đổi với HS các lớp thực nghiệm về nội dung thực nghiệm. Các lớp đối chứng dạy theo cách thông thƣờng.

- Trao đổi với GV dạy thực nghiệm về kế hoạch và nội dung thực nghiệm; về các hoạt động dạy học trong bài soạn đƣợc tác giả nghiên cứu xây dựng. Hƣớng dẫn cho GV dạy thực nghiệm trƣớc khi tổ chức thực nghiệm hai tuần.

Bƣớc 2: Tổ chức dạy thực nghiệm.

GV dạy thực nghiệm theo giáo án thiết kế của Luận văn. Chúng tôi dự giờ, quan sát GV và HS trong các giờ thực nghiệm. Trao đổi với HS và GV sau giờ học để kiểm chứng và rút kinh nghiệm về việc vận dụng các biện pháp của Luận văn, bổ sung và sửa đổi giáo án cho phù hợp, đạt hiệu quả cao.

Bƣớc 3: Đánh giá kết quả thực nghiệm

Tổ chức thảo luận với GV trong tổ bộ môn về những vấn đề mà thực nghiệm quan tâm và xin ý kiến đóng góp.

3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm.

3.4.1. Đánh giá kết quả định tính.

3.4.1.1. Biện pháp.

Để có đƣợc thông tin về hiệu quả các biện pháp sƣ đã phạm đã sử dụng trong các tiết thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành dự giờ thăm lớp, quan sát các hoạt động HTTN của HS thông qua hoạt động nhóm và các trò chơi. Đồng thời phỏng vấn HS và GV, tiến hành khảo sát biểu hiện năng lực toán học của HS sau mỗi tiết dạy.

3.4.1.2. Kết quả.

Khi tiến hành dạy thực nghiệm tiết đầu tiên chúng tôi xem xét, đánh giá sự hình thành, phát triển và biểu hiện các năng lực của HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

a) Về phía HS * Ƣu điểm:

- Đa số HS có tác phong, ý thức kỉ luật tốt trong các hoạt động HTTN thông qua hoạt động nhóm hoặc trò chơi. Chuẩn bị tốt các công cụ hỗ trợ quá trình học tập theo hƣớng dẫn của GV.

- Có hứng thú, chủ động, sáng tạo trong các hoạt động trải nghiệm đặc biệt là các hoạt động yêu cầu thực nghiệm đo đạc, ƣớc lƣợng xấp xỉ diện tích, thể tích.

* Tồn tại

- Một số HS chƣa tích cực, ỷ lại vào các thành viên trong nhóm. Kĩ năng trao đổi, chia sẻ hợp tác giữa các thành viên trong nhóm còn hạn chế.

- Sau mỗi hoạt động việc khái quát hóa, thể thức hóa kiến thức đa số còn chậm.

- Năng lực mô hình hóa toán học còn hạn chế. Cụ thể khi giải quyết các bài toán có yếu tố thực tiễn, việc thể thức hóa các dữ kiện của bài toán thực tiễn sang bài toán toán học còn chậm và lúng túng.

b) Về phía GV

Chuẩn bị kĩ giáo án đặc biệt phƣơng tiện phục vụ cho các hoạt động HTTN, có phƣơng pháp giảng dạy vững vàng, trách nhiệm. Tuy nhiên, trong một số HĐTN, GV chƣa thực sự ủy thác cho HS thực hiện yêu cầu, ở một số nhóm GV có sự hƣớng dẫn gợi ý do sợ HS làm mất nhiều thời gian.

Sau khi rút kinh nghiệm để tiến hành thực nghiệm các tiết tiếp theo chúng tôi đã nhận đƣợc kết quả khả quan hơn nhiều. Cụ thể:

Trong quá trình tổ chức các hoạt động HTTN, GV đã tin tƣởng ủy thác cho HS thực hiện. Sau mỗi hoạt động, GV có sự động viên khuyến khích kịp thời đối với những HS, nhóm HS có sự tiến bộ, sự sáng tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ. Vì vậy, các biểu hiện về năng lực của HS rất khả quan.

- HS có hứng thú, tích cực, chủ động hơn trong các hoạt động học tập. Tất cả HS đều tự giác thực hiện nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của GV mặc dù không phải HS nào cũng hoàn thành tốt.

- HS có trách nhiệm hơn trong việc thảo luận, chia sẻ, thống nhất kết quả của nhóm. Các nhóm tích cực trong việc nhận xét kết quả của các nhóm khác, không khí học tập rất sôi nổi.

động do có sự chuẩn bị trƣớc bài học ở nhà, kĩ năng giải quyết bài toán thực tiễn: tính diện tích, tính thể tích đƣợc cải thiện rõ ràng. HS ngày càng thấy đƣợc sự gần gũi của toán học với cuộc sống.

Nhƣ vậy, có thể thấy đƣợc việc áp dụng hợp lí các phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học thông qua chủ đề Nguyên hàm – Tích phân theo định hƣớng phát triển năng lực là yếu tố quan trọng trong việc hình thành, phát triển năng lực ngƣời học. Ngoài ra, việc cụ thể hóa các phƣơng pháp dạy học bằng các hoạt động giúp HS thấy đƣợc vai trò, sự gần gũi của toán học với thực tiễn. Từ đó, khơi dậy đƣợc hứng thú, nhu cầu học tập bộ môn.

3.4.2. Đánh giá kết quả định lượng.

a) Biện pháp.

Tiến hành kiểm tra 15 phút sau mỗi tiết với 10 câu hỏi trắc nghiệm khách quan (mỗi câu đúng 1,0 điểm) để đánh giá năng lực của HS. Chúng tôi đã biên soạn đề kiểm tra theo 4 cấp độ tƣ duy trong đó mức độ nhận biết, mức độ thông hiểu, mức độ vận dụng, mức độ vận dụng cao. Trong đó, chú trọng các bài toán thể hiện năng lực tƣ duy và giải quyết vấn đề thực tiễn. Sau đó chúng tôi tiến hành chấm bài kiểm tra và phân tích kết quả.

b) Kết quả.

Kết quả làm bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đƣợc thống kê và tính toán thông qua bảng dƣới đây:

Bảng kết quả kiểm tra đƣợc phân loại

Lần kiểm tra số Phƣơng án Lớp Tổng bài kiểm tra Điểm dƣới TB Điểm TB Điểm khá Điểm giỏi SL % SL % SL % SL % 1 Thực nghiệm 12A1 41 1 2,4 8 19,5 23 56,1 9 22 Đối chứng 12A2 41 3 7,3 11 26,8 21 51,2 6 14,7

Lần kiểm tra số Phƣơng án Lớp Tổng bài kiểm tra Điểm dƣới TB Điểm TB Điểm khá Điểm giỏi SL % SL % SL % SL % Thực nghiệm 12A5 42 5 11,9 12 28,6 20 47,6 5 11,9 Đối chứng 12A8 42 10 23,8 14 33,3 16 38,1 2 4,8 Bảng kết quả giữa các cặp lớp thực nghiệm và đối chứng cho thấy: - Ở các lớp thực nghiệm số HS đạt điểm dƣới Tb chiếm tỉ lệ 3,6%, số HS đạt điểm Tb chiếm tỉ lệ 12%. Ở các lớp đối chứng số HS đạt điểm dƣới Tb

là 7,8%, đạt điểm Tb là 15,1%. Nhƣ vậy tỉ lệ HS đạt điểm dƣới Tb và Tb ở các lớp thực nghiệm thấp hơn hẳn so với các lớp dạy đối chứng.

- Tỉ lệ HS đạt điểm khá, giỏi ở các lớp thực nghiệm lại khá cao so với các lớp đối chứng. Ở các lớp thực nghiệm khá chiếm 25,9%, giỏi chiếm 8,4% còn ở các lớp đối chứng khá chiếm 22,3%, giỏi chiếm 4,8%.

- Lớp thực nghiệm 12 có kết xấp xỉ với lớp đối chứng có trình độ cao hơn.

Qua kết quả thống kê trên cho thấy bƣớc đầu tổ chức các hoạt động HTTN cho HS thông qua chủ đề Nguyên hàm – Tích phân theo định hƣớng phát triển năng lực cho HS là có triển vọng. Các biện pháp sƣ phạm đƣợc đề ra là hợp lí và khả thi.

3.5.Kết luận chƣơng 3

Thông qua quá trình thực nghiệm sƣ phạm cho thấy:

- Thông qua các hoạt động HTTN, năng lực của HS đƣợc hình thành, phát triển và biểu hiện rõ ràng trong quá trình học tập.

- Việc hoạt hóa phƣơng pháp dạy học là yếu tố quan trọng khơi dậy hứng thú, niềm tin, nhu cầu học tập bộ môn Toán. Thông qua các hoạt động,

HS đƣợc trải nghiệm về tƣ duy, giao tiếp, hợp tác, cảm xúc ... do đó phát huy tính tự giác, chủ động, sáng tạo cho ngƣời học.

- Kết quả thực nghiệm về mặt định lƣợng, định tính khẳng định việc tổ chức các hoạt động HTTN cho HS mà luận văn đề xuất là khả thi, có hiệu quả rõ ràng. Vì vậy, có thể nâng cao chất lƣợng giáo dục của HS và có thể vận dụng rộng rãi.

- Việc hoạt hóa các nội dung dạy học làm thay đổi không khí học tập. HS đƣợc học tập trong môi trƣờng chủ động, tự giác, tích cực sáng tạo phát huy tối năng lực của từng cá nhân. Từ đó tạo nên động cơ, sức mạnh học tập của cả tập thể nâng cao chất lƣợng giáo dục.

Tuy số lƣợng lớp thực nghiệm không nhiều, số lƣợng HS tham gia làm bài kiểm tra ít, xong kết quả đã cho thấy hiệu quả của hệ thống các phƣơng pháp đã đề xuất trong luận văn là khả thi. Giả thuyết khoa học nêu ra đã đƣợc kiểm chứng.

KẾT LUẬN

Thông qua quá trình nghiên cứu đề tài: “Tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học giải tích ở trƣờng THPT” luận văn đã thu đƣợc một số kết quả nhƣ sau:

- Làm rõ căn cứ, cơ sở lí luận của hoạt động trải nghiệm. Phân tích, khẳng định vai trò của các hoạt động học tập trong môn toán với vấn đề phát triển năng lực ngƣời học theo định hƣớng, quan điểm của Chƣởng trình GDPT tổng thể.

- Khảo sát thực trạng việc tổ chức các hoạt động HTTN trong dạy học giải tích ở trƣờng THPT hiện nay. Phân tích rõ nguyên nhân làm căn cứ trong việc đề xuất các hoạt động học HTTN nhằm phát triển năng lực ngƣời học thông qua chủ đề Nguyên hàm – Tích phân.

- Phân tích ƣu điểm, nhƣợc điểm của phƣơng pháp học tập qua trải nghiệm.

- Đề xuất đƣợc 26 hoạt động HTTN nhằm phát triển năng lực ngƣời học trong dạy học chủ đề Nguyên hàm – Tích phân.

- Thông qua thực nghiệm sƣ phạm, đã chỉ ra rằng các biện pháp đề xuất trong luận văn là phù hợp và có tính ứng dụng cao trong thực tiễn dạy học ở các trƣờng THPT.

Do vậy, trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, có thể khẳng định mục đích nghiên cứu đã đạt đƣợc, nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành và giả thuyết

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học giải tích ở trường trung học phổ thông (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)