1.1. Quan điểm
Phát triển các khu du lịch cộng đồng phải phù hợp các định hướng phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh Bắc Giang; đảm bảo an ninh - quốc phòng và tương xứng vị thế, tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
Phát triển du lịch cộng đồng theo hướng trở thành tỉnh đi đầu trong kết hợp du lịch cộng đồng, trang trại du lịch, du lịch chăm sóc sức khoẻ, làm đẹp từ thiên nhiên và du lịch thông minh với nhiều loại hình sản phẩm du lịch thu hút khách và có cải tiến phương thức tổ chức trải nghiệm, quản lý và vận hành.
Phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững, có trọng tâm, trọng điểm, có chất lượng, xây dựng thương hiệu du lịch cộng đồng của tỉnh, nâng cao khả năng cạnh tranh, trở thành một trong những ngành kinh tế có vai trò quan trọng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, văn hóa của người dân và khách du lịch.
Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng dựa vào nguồn lực nội tại của địa phương; sử dụng nguồn lực bên ngoài trong đột phá. Huy động hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển sản phẩm du lịch. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa phát triển sản phẩm du lịch, khuyến khích và tạo điều kiện thu hút đầu tư của các cá nhân, tập thể, doanh nghiệp trong và ngoài nước để phát triển các sản phẩm du lịch, các tuyến điểm, khu du lịch, dịch vụ đa dạng, có sức hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Tập trung phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng và tính chuyên nghiệp, được đo bằng hiệu quả, thương hiệu, sức cạnh tranh và tính bền vững; thể hiện ở hệ thống sản phẩm dịch vụ có chất lượng, có giá trị gia tăng cao, đáp ứng được nhu cầu của khách (đạt sự hài lòng của du khách trong nước và quốc tế).
Phát huy tốt thế mạnh nổi trội, sự độc đáo, đặc sắc về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của vùng (di sản văn hóa, lịch sử, biển, đảo, văn hóa, lối sống, ẩm thực…) để phát triển sản phẩm đặc trưng mang thương hiệu tỉnh, tạo sự gắn kết và đa dạng hóa hệ thống sản phẩm du lịch.
Phát triển du lịch cộng đồng trong sự liên kết chặt chẽ về không gian và tính chất sản phẩm, tạo sự đa dạng và hấp dẫn (luôn luôn mới) đáp ứng thị trường truyền thống và thị trường tiềm năng.
Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng là nhiệm vụ quan trọng vì lợi ích của người dân, cộng đồng và xã hội cũng như các mục tiêu phát triển con người, bảo đảm tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa, gắn với đảm bảo môi trường, an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, phát huy các lợi thế tự nhiên, tài nguyên, thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, cảnh quan và bảo vệ môi trường.
1.2. Mục tiêu
Bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa, phát huy giá trị tài nguyên du lịch và cảnh quan thiên nhiên, môi trường du lịch, nâng cao trình độ dân trí, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động, thu hút khách du lịch.
Xây dựng thương hiệu du lịch cộng đồng thông qua hình thành và phát triển các điểm du lịch cộng đồng. Phát triển du lịch cộng đồng trở thành loại hình du lịch mũi nhọn, bền vững, làm tiền đề thúc đẩy các loại hình du lịch khác tại tỉnh.
1.2.2.Mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2025:
+ Công nhận các khu, điểm du lịch cộng đồng với các sản phẩm du lịch đặc thù. Tập trung đầu tư, xây dựng và phát triển 02 mô hình du lịch thí điểm tại huyện Lục Ngạn, tiếp tục hỗ trợ các điểm du lịch cộng đồng hiện có.
+ Chỉ tiêu khách du lịch đạt 2 triệu lượt người, trong đó khách lưu trú đạt 1 triệu lượt người. Doanh thu đạt trên 100 tỷ đồng. Tổng số lao động trực tiếp đạt trên 2.000 người.
- Đến Năm 2030:
+ Tiếp tục hỗ trợ nhân rộng các điểm du lịch cộng đồng tại các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Việt Yên và Sơn Động, tiếp tục hỗ trợ các điểm du lịch cộng đồng khác, đặc biệt là 20 điểm du lịch cộng đồng vùng cây ăn quả Lục Ngạn.
+ Chỉ tiêu khách du lịch đạt 3 triệu lượt người, trong đó khách lưu trú đạt 2 triệu lượt người. Doanh thu đạt trên 450 tỷ đồng, mức tăng trưởng bình quân đạt 25%/năm (nếu kiểm soát được Covid-19). Tổng số lao động trực tiếp đạt trên 5.000 người.
Phấn đấu đến hết năm 2030 các điểm du lịch cộng đồng và thăm quan vùng cây ăn quả có đủ điều kiện đón ít nhất 1,0 triệu lượt khách/năm, trong đó có 10 nghìn khách quốc tế.
Giai đoạn 2022 - 2030: Tập trung phát triển các mô hình du lịch cộng đồng kết hợp với (1) Du lịch văn hóa, lịch sử tâm linh; (2) Du lịch trang trại nông nghiệp, sinh thái, trải nghiệm (Farmstay); (3) Du lịch ẩm thực, mua sắm; (4) Du lịch chăm sóc sức khoẻ và làm đẹp (Wellness Tourism). Quảng bá rộng rãi các sản phẩm du lịch cộng đồng của tỉnh, thông qua sử dụng công nghệ số trong du lịch (du lịch thông minh).
Nâng cấp tổng thể cơ sở vật chất, các dịch vụ gia tăng kèm theo và kéo dài thời gian lưu trú; thúc đẩy chi tiêu của du khách khi tiêu thụ các sản phẩm du lịch cộng đồng tại tỉnh. Hình thành các công ty có điều kiện phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương. Tạo việc làm cho người lao động tại các điểm du lịch cộng đồng, tăng nguồn thu nhập cho người dân từ hoạt động du lịch.