Gia nhập thị trường Tiếp cận đất đai Minh bạch Chi phí thời gian Chi phí không chính thức Cạnh tranh bình đẳng Tính năng động Dịch vụ Hỗ trợ DN Lao động
Thiết chế pháp lý & ANTT Kém nhất Đắk Nông Lai Châu Bình Phước Bắc Kạn Kon Tum Hưng Yên Cao Bằng Sơn La
Hải Dương Quảng Bình Quảng Trị Hà Giang Phú Yên Lạng Sơn Cà Mau Hòa Bình Điện Biên
Trà Vinh Sóc Trăng Hậu Giang Ninh Thuận Yên Bái Quảng Ngãi Đắk Lắk Bạc Liêu Tiền Giang
Hà Nam Bắc Giang Nam Định Tuyên QuangGia Lai Thái Bình Kiên Giang TT−Huế Ninh Bình
An Giang Lâm Đồng Đồng Nai Thanh Hóa Phú Thọ Hà Tĩnh Bình Thuận BRVT Bình Định
Nghệ An Thái NguyênKhánh Hòa Hải Phòng Bắc Ninh Tây Ninh Vĩnh Phúc Lào Cai Cần Thơ
TP.HCM Hà Nội Vĩnh Long Quảng Nam Bình Định Đà Nẵng Bến Tre Long An Đồng Tháp
Quảng Ninh Hoàn hảo
Bảng 1.1 dưới đây thể hiện danh sách các địa phương đứng đầu và cuối trong 10 lĩnh vực điều hành kinh tế đo lường bởi PCI 2018. Hai đại diện của Đồng bằng Sông Cửu Long nắm giữ vị trí dẫn đầu tới 5 chỉ số thành phần PCI. Đó là Đồng Tháp với 4 chỉ số thành phần bao gồm Tiếp cận đất đai, Chi phí thời gian, Cạnh tranh bình đẳng và Tính năng động, tiên phong của chính quyền tỉnh; và Vĩnh Long được các doanh nghiệp đánh giá cao nhất trên cả nước về những nỗ lực cắt giảm chi phí không chính thức. Khu vực Duyên hải Miền Trung có hai địa phương là TT-Huế đứng đầu hai chỉ số thành phần Gia
nhập thị trường và Tính minh bạch; và Đà Nẵng đứng đầu chỉ số Đào tạo lao động. Khu vực Đông Nam Bộ có TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Lào Cai, một tỉnh thuộc Khu vực Miền núi Phía Bắc, ghi dấu ấn của mình về môi trường pháp lý thuận lợi và an toàn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ở vị trí cuối các chỉ số thành phần bao gồm một số tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc (Cao Bằng và Bắc Kạn), khu vực Duyên hải Miền Trung (Quảng Bình và Quảng Trị), Đồng bằng Sông Cửu Long (Kiên Giang và Trà Vinh), và Đồng bằng Sông Hồng (Ninh Bình).
Bảng 1.1 Các tỉnh, thành phố đứng đầu và cuối 10 chỉ số thành phần PCI 2018
Chỉ số thành phần Cao nhất Thấp nhất
Tỉnh, thành phố Điểm số Tỉnh, thành phố Điểm số
Gia nhập thị trường TT-Huế 8,50 Kiên Giang 6,41
Tiếp cận đất đai Đồng Tháp 7,79 Cao Bằng 5,13
Tính minh bạch TT-Huế 6,95 Ninh Bình 5,26
Chi phí thời gian Đồng Tháp 8,90 Cao Bằng 4,91
Chi phí không chính thức Vĩnh Long 7,61 Quảng Bình 4,54
Cạnh tranh bình đẳng Đồng Tháp 7,87 Quảng Trị 3,68
Tính năng động Đồng Tháp 7,81 Cao Bằng 4,20
Hỗ trợ doanh nghiệp TP. HCM 7,64 Bắc Kạn 4,68
Đào tạo lao động Đà Nẵng 7,92 Trà Vinh 4,70
Thiết chế pháp lý và an ninh
trật tự Lào Cai 7,99 Kon Tum 4,13
Điểm số trung bình khu vực của 10 lĩnh vực điều hành đo lường bởi PCI 2018 thể hiện tại Bảng 1.2 dưới đây. Theo đó, Đồng bằng Sông Cửu Long là nơi có chất lượng điều hành vượt trội các khu vực còn lại trong nhiều lĩnh vực nhất. Cụ thể, khu vực này đứng đầu ở 5 chỉ số thành phần, đó là Tiếp cận đất đai, Chi phí thời gian, Chi phí không chính thức, Cạnh tranh bình đẳng và Tính năng động, tiên phong của chính quyền tỉnh. Duyên hải miền Trung nắm vị trí cao nhất ở 2 chỉ số thành phần, đó là Gia nhập thị trường và Tính minh bạch. Đông Nam Bộ là nơi có các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp tốt nhất. Đồng bằng Sông Hồng đứng đầu về chất lượng lao động. Miền núi phía Bắc là nơi có thiết chế pháp lý và an ninh trật tự đạt kết quả cao nhất.
Bảng 1.2 10 lĩnh vực điều hành của PCI 2018 theo khu vực Khu vực Gia Khu vực Gia nhập thị trường Tiếp cận đất đai Tính minh bạch Chi phí thời gian Chi phí không chính thức Cạnh tranh bình đẳng Tính năng động Dịch vụ hỗ trợ DN Lao động Thiết chế pháp lý và ANTT Đồng bằng Sông Hồng 7,33 6,38 5,98 6,74 5,93 5,43 5,89 6,40 7,18 6,05
Miền núi phía Bắc 7,49 6,14 6,28 6,07 5,50 5,75 5,43 6,27 6,33 6,50 Duyên hải Miền
Trung 7,61 6,64 6,42 6,76 5,62 5,05 5,57 6,54 6,60 6,21
Tây Nguyên 7,02 6,87 6,23 6,59 5,64 6,31 5,52 6,48 5,77 5,72
Đông Nam Bộ 7,43 6,56 6,27 7,17 6,34 5,58 5,48 6,71 6,21 5,88
Đồng bằng Sông
Cửu Long 7,23 7,11 6,16 7,65 6,89 6,62 6,13 6,51 5,74 6,47
1.3 CÁC NÉT CHÍNH TRONG CÔNG TÁC ĐIỀU HÀNH KINH TẾ
CẤP TỈNH QUA CÁC NĂM
Như đã trình bày trong Báo cáo PCI 2017, nhóm nghiên cứu tiếp tục sử dụng biểu đồ hình hộp của điểm số PCI và PCI gốc (tại Hình 1.6) để mô tả xu hướng thay đổi chất lượng điều hành kinh tế qua các năm. Chỉ số PCI là chỉ số thường niên, được điều chỉnh, cập nhật 4 năm một lần nhằm kịp thời phản ánh những vận động, diễn biến về chính sách, pháp luật và môi trường kinh doanh của Việt Nam. Các chỉ số thành phần trong PCI thường niên có những thay đổi nhất định qua từng giai đoạn, thông qua việc bổ sung, loại bỏ một số chỉ tiêu hoặc sắp xếp và điều chỉnh trọng số. Trong khi đó, chỉ số PCI gốc hợp thành từ bộ 45 chỉ tiêu được duy trì xuyên suốt kể từ năm 2006, cho phép có thể phân tích so sánh chính xác hơn đối với các xu hướng theo thời gian.12 Trong Hình 1.6, đường cắt ngang giữa mỗi hộp thể hiện điểm trung vị (tỉnh đứng thứ 32) tại mỗi năm cụ thể. Hai cạnh dưới và cạnh trên của hộp lần lượt thể hiện điểm số ở bách phân vị thứ 25 (tỉnh thứ 16) và bách phân vị thứ 75 (tỉnh xếp thứ 48). Hai đầu của thanh khoảng ghi nhận giá trị thấp nhất và cao nhất đã loại trừ các quan sát ngoại lệ theo định nghĩa thống kê chuẩn mực. Các chấm bên ngoài thanh khoảng là các quan sát ngoại lệ - những tỉnh có điểm số cực thấp hoặc cực cao trong năm đánh giá. Các hộp màu xanh và màu tím lần lượt thể hiện điểm số PCI tổng hợp và điểm số PCI gốc qua các năm.
Chất lượng điều hành kinh tế có cải thiện
Hình 1.6 cho thấy tín hiệu khả quan là chất lượng điều hành kinh tế tại Việt Nam năm 2018 đã tiếp tục được cải thiện so với những năm trước. Đây là năm thứ 2 liên tiếp mà tỉnh trung vị PCI có điểm số trên 60 (63,23 điểm đối với chỉ số PCI tổng hợp và 61,76 điểm đối với chỉ số PCI gốc). Đáng lưu ý, đây là lần đầu tiên mà kết quả của cả 2 thước đo này trong năm điều tra đều có kết quả cao hơn so với hai năm trước đó trong chuỗi 3 năm liên tiếp, cho thấy chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền các địa phương bước đầu có sự cải thiện ổn định theo thời gian. Điều này cũng phản ánh phần nào kết quả của những nỗ lực kiên trì của Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành các địa phương qua loạt Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.13
Hình 1.6 cũng phản ánh xu hướng hội tụ điểm số PCI tiếp tục diễn ra theo thời gian. Nói cách khác, đó là sự thu hẹp khoảng cách giữa các tỉnh đứng cuối và tỉnh đứng đầu trong PCI. Năm 2018, điểm số tỉnh đứng cuối PCI là 58,16 điểm và có sự cải thiện mạnh mẽ so với con số 55,12 điểm của PCI 2017. Trong khi đó, tỉnh đứng đầu PCI 2018 chỉ đạt 70,36 điểm, giảm nhẹ so với con số 70,69 điểm của năm 2017.