1. Kết quả đạt được
Trong thời gian qua, ngành TTTT tỉnh An Giang luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Bộ TTTT và Tỉnh ủy, UBND tỉnh An Giang đối với các hoạt động của ngành. Các cấp, các ngành và các doanh nghiệp trong tỉnh đã quan tâm, phối hợp triển khai thực hiện các hoạt động thuộc lĩnh vực TTTT.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Sở đã phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan trong xây dựng kế hoạch, chính sách kịp thời, góp phần hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong giai đoạn phòng chống dịch; Bên cạnh đó, các doanh nghiệp viễn thông, truyền hình trả tiền đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền (như nhắn tin, chạy chữ trên màn hình,…), góp phần nâng cao ý thức của người dân trong công tác phòng, chống dịch Covid- 19 trên địa bàn tỉnh. Các nền tảng công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 được triển khai thường xuyên, kịp thời, góp phần to lớn vào công cuộc chống dịch chung của tỉnh.
Hoạt động bưu chính, viễn thông phục vụ đắc lực công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng và chính quyền, đồng thời đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong tỉnh.
Tham mưu UBND tỉnh triển khai Chương trình chuyển đổi số tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”.
Hoạt động ứng dụng CNTT được đẩy mạnh đã tạo lập môi trường làm việc điện tử, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của các cơ quan nhà nước từ tỉnh đến cấp huyện, cấp xã.
Công tác thông tin tuyên truyền được quan tâm, kịp thời tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các thông điệp, thông tin liên quan đến tình hình dịch bệnh được phổ biến đầy đủ, thường xuyên và kịp thời đến mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh, đồng thời làm tốt công tác định hướng dư luận góp phần tạo đồng thuận trong xã hội.
Công tác thông tin đối ngoại đã và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và các Bộ, ngành ở Trung ương cũng như địa phương, góp phần quảng bá hình ảnh của tỉnh, nâng cao uy tín và vị thế của tỉnh An Giang ra bên ngoài.
Việc phát ngôn và cung cấp thông tin dần đi vào nề nếp, phát huy tính chủ động trong cung cấp thông tin, các cơ quan báo chí có cơ hội tiếp cận thông tin chính thống, phần nào đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân và cơ quan báo chí.
Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh chưa hoàn thiện, đặc biệt là tại các tuyến tỉnh lộ, giao thông nông thôn, gây ảnh hưởng đến thời gian tiếp nhận và chuyển phát bưu phẩm, bưu kiện. Đối với việc triển khai thực hiện củng cố các điểm bưu điện văn hóa xã trên địa bàn tỉnh An Giang, vào thời điểm dịch COVID- 19 cũng gặp nhiều khó khăn, tiến trình thực hiện chậm so với mục tiêu đề ra, bên cạnh đó, một số doanh nghiệp bưu chính phải đóng cửa trong thời gian dịch covid -19 diễn ra căng thẳng làm đứt gãy nhiều chuỗi cung ứng dịch vụ.
Theo Quyết định số 1149/QĐ-BNV ngày 30/12/2020, về tiêu chí 7.1.9 đánh giá tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 của tỉnh phải được tích hợp, cung cấp 100% trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay địa phương đang sử dụng hệ thống phần mềm chuyên ngành của bộ, ngành (Bộ KHĐT, Bộ GTVT, Bộ Tài chính,…) và chưa có hướng dẫn về việc kết nối, tích hợp đối với các dịch vụ công do Bộ, ngành trung ương triển khai nên gặp khó khăn trong việc kết nối, tích hợp.
Một số Hệ thống phần mềm chuyên ngành của Bộ, ngành Trung ương đã triển khai kết nối, chia sẻ trên Trục liên thông quốc gia (NGSP) chỉ cho phép tra cứu danh sách trạng thái hồ sơ chưa cho phép nhập dữ liệu hồ sơ trên Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điên tử của địa phương và đẩy dữ liệu sang phần mềm chuyên ngành của Bộ, ngành Trung ương đế xử lý (Cấp mã số cho đơn vị có quan hệ ngân sách – Bộ Tài chính, Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nên cán bộ tại bộ phận một cửa các cấp phải nhập hồ sơ 02 lần trên 02 hệ thống, phần mềm khác nhau. Bảo Hiểm xã hội Việt Nam chỉ cung cấp dịch vụ cho phép tra cứu thông tin hộ gia đình từ mã số bảo hiểm, chưa cho tra cứu danh sách trạng thái hồ sơ.
Công chức, viên chức, người lao động chưa ứng dụng triệt để công nghệ thông tin (các nền tảng ứng dụng CNTT) trong phòng, chống dịch Covid-19; Nhiều ngành, lĩnh vực chưa mạnh mẽ khai thác công nghệ trong thúc đẩy phát triển ngành; Người dân chưa quen sử dụng các dịch vụ công, vì thế gây khó khăn trong tăng tỷ lệ hồ sơ giải quyết thông qua dịch vụ công trực tuyến.
Dữ liệu, thông tin để phục vụ cho các cơ quan báo chí, truyền thông cho tỉnh còn chưa được tập trung, phong phú, đa dạng. Chính vì vậy, công tác truyền thông cho tỉnh còn hạn chế.
Các cơ quan báo chí trong và ngoài tỉnh đã có nhiều thành tích trong công tác thông tin, tuyên truyền cho tỉnh, tuy nhiên việc khen thưởng cho phóng viên của các cơ quan báo chí chưa có cơ chế.
Tình hình thông tin giả, thông tin sai sự thật,… trên môi trường mạng internet, nhất là mạng xã hội diễn ra phức tạp, khó quản lý gây hoang mang trong một bộ phận nhân dân. Bên cạnh đó, thông tin chính thống, thông tin tích cực chưa được cộng đồng, người sử dụng mạng xã hội quan tâm, chia sẻ đúng mức.
Thông tin xấu, độc trên mạng xã hội làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, gây hoang mang dư luận, nhất là trong thời gian diễn ra dịch covid-19. Hệ
thống truyền thanh cơ sở chưa nâng cấp hiện đại hóa, nên khó khăn trong công tác thông tin, tuyên truyền tại địa phương.
Đề án phát triển TTTT nông thôn tỉnh An Giang giai đoạn 2022-2025 chưa được phê duyệt, do nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách tỉnh không đảm bảo nhu cầu hàng năm.
Việc triển khai các dự án trong Chương trình chuyển đổi số còn chậm; 03 Dự án đã trình UBND tỉnh chủ trương đầu tư (được thẩm định thời gian thực hiện là 2024-2025), 02 dự án đang chờ thẩm định để trình UBND tỉnh.