Đặc điểm lâm sàng trƣớc phẫu thuật

Một phần của tài liệu LA NCS Minh Su 0TT 19-2-22 (Trang 133 - 136)

Trong tổng số 62 bệnh nhân UTY dạng tăng tiết đƣợc nghiên cứu, bệnh nhân UTY tiết PRL chiếm tỉ lệ nhiều nhất (29 ca, 46,8%), ít nhất là bệnh nhân UTY tiết ACTH (9 ca, 14,5%). Có 24 bệnh nhân UTY tiết GH chiếm tỉ lệ 38,7%. Tỉ lệ các

nhóm bệnh trong nghiên cứu này tƣơng đồng với tỉ lệ của các tác giả khác trong các công trình điều trị phẫu thuật UTY dạng tăng tiết [13],[16],[34],[52],[61].

4.3.1. Tiền căn điều trị trƣớc phẫu thuật

Nghiên cứu của chúng tôi có một bệnh nhân (1,6%) đã có tiền căn mổ lấy UTY qua xoang bƣớm cách 2 năm. Đây là một bệnh nhân UTY tiết GH đƣợc phẫu thuật lấy u vi phẫu. UTY có thể tái phát và phải phẫu thuật lại nếu lần mổ đầu không thể lấy hết u, đặc biệt là các u dạng xâm lấn và không áp dụng các phƣơng pháp điều trị hỗ trợ sau mổ nhƣ gamma knife. Hofstetter [52] ghi nhận 18 bệnh nhân (20,9%) trong tổng số 86 bệnh nhân UTY dạng chế tiết đƣợc phẫu thuật lại trong suốt 22,8± 2,2 tháng theo dõi.

Nhóm bệnh nhân UTY tiết PRL có 9 bệnh nhân (31%) có sử dụng thuốc bromocriptin (Parlodel) trƣớc mổ với liều trung bình là 5 mg/ 24 giờ. Đây là các bệnh nhân nữ có rối loạn kinh nguyệt nên đi khám tại các cơ sở sản phụ khoa và đƣợc chỉ định Parlodel để điều trị. Amar [16] và Hofstetter [52] ghi nhận các bệnh nhân UTY tiết PRL có sử dụng thuốc đồng vận dopamin trƣớc mổ lần lƣợt là 70% và 80%. Hai tác giả này có tỉ lệ sử dụng thuốc trƣớc mổ cao vì đa số bệnh nhân đƣợc phẫu thuật khi kháng trị với thuốc. Nghiên cứu của chúng tôi có một số chỉ định mổ chủ động khi bệnh nhân chƣa sử dụng Parlodel, đặc biệt là các bệnh nhân nữ, trong độ tuổi sinh sản và mong muốn có con. Do đó, tỉ lệ bệnh nhân UTY tiết PRL sử dụng thuốc trƣớc mổ thấp hơn.

4.3.2. Triệu chứng lâm sàng

Hai nhóm triệu chứng ghi nhận đƣợc ở bệnh nhân UTY dạng tăng tiết là nhóm triệu chứng do chèn ép của khối u với các cấu trúc thần kinh xung quanh và nhóm triệu chứng do tăng tiết nội tiết PRL, GH và ACTH từ tuyến yên.

Các triệu chứng do chèn ép khối gồm đau đầu (43,5%) và giảm thị lực (32,3%) chiếm tỉ lệ cao nhất. Ngoài ra, triệu chứng liệt dây thần kinh vận nhãn do u xuất huyết hay u xâm lấn xoang hang cũng gặp trong 4,8% bệnh nhân. So sánh triệu chứng chèn ép khối của bệnh nhân UTY dạng tăng tiết với nghiên cứu của Hofstetter [52] và Cheol [34] cho kết quả ở bảng sau.

Bảng 4.5 So sánh biểu hiện chèn ép khối do UTY dạng tăng tiết

Tác giả Số bệnh nhân

Tỉ lệ (%)

Đau đầu Giảm thị lực Liệt vận nhãn

Hofstetter [52] 86 4,7% 10,5% 3,5%

Cheol [34] 67 39,2% 28,2% 4,1%

Chúng tôi 62 43,5% 32,3% 4,8%

Các triệu chứng do chèn ép khối trong nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ tƣơng đƣơng với Cheol [34]. Tuy nhiên, đau đầu và giảm thị lực trong nghiên cứu của Hofstetter [52] có tỉ lệ thấp hơn của chúng tôi.

Nhóm triệu chứng học do tăng tiết các nội tiết tuyến yên PRL, GH và ACTH là các triệu chứng của hội chứng tăng PRL máu, bệnh to đầu chi và bệnh Cushing. Hofstetter [52] báo cáo trong số 86 bệnh nhân UTY dạng chế tiết đƣợc điều trị phẫu thuật có 40,6% bệnh nhân UTY tăng tiết PRL, 38,3% bệnh nhân UTY tăng tiết GH và 20,1% bệnh nhân UTY tăng tiết ACTH. Trong nghiên cứu của chúng tôi, số lƣợng bệnh nhân UTY tiết PRL cũng chiếm tỉ lệ cao nhất (46,8%), bệnh nhân UTY tăng tiết GH có tỉ lệ 38,7% và nhóm bệnh nhân UTY tiết ACTH có tỉ lệ thấp nhất 14,5%.

Các bệnh nhân UTY tiết PRL đều có các triệu chứng kinh điển của hội chứng tăng PRL máu. Ở nữ giới, vô kinh và rối loạn kinh nguyệt chiếm tỉ lệ cao nhất (92,3%), ngực tiết sữa, chậm thụ thai chiếm tỉ lệ lần lƣợt là 48,3% và 27,6%. Amar [16] cũng ghi nhận rối loạn kinh nguyệt là triệu chứng phổ biến nhất ở bệnh nhân nữ có UTY tiết PRL. Ở nhóm bệnh nhân nam, giảm ham muốn tình dục và rối loạn cƣơng dƣơng là nhóm triệu chứng phổ biến nhất, chiếm tỉ lệ 100%.

Nhóm bệnh nhân UTY tiết GH đến lúc nhập viện phẫu thuật thƣờng có quá trình bệnh kéo dài khi các triệu chứng kinh điển của bệnh to đầu chi đã rất rõ ràng. Thay đổi kiểu hình do phì đại hệ xƣơng và mô mềm làm các bệnh nhân to đầu chi cả nam và nữ rất dễ dàng đƣợc nhận ra. Khuôn mặt thay đổi kiểu “sƣ tử”, môi dày, lƣỡi to, ngủ ngáy, xƣơng tay chân to, thô, viêm đau khớp, tăng tiết mồ hôi là những

triệu chứng thƣờng gặp. Ngoài ra, đái tháo đƣờng loại 2 và tăng huyết áp cũng chiếm tỉ lệ 54,2% và 37,5% trong nghiên cứu này.

Nhóm bệnh nhân UTY tiết ACTH cũng biểu hiện rõ ràng các triệu chứng của bệnh Cushing. Tất cả các bệnh nhân Cushing trong nghiên cứu đều có biểu hiện mệt mỏi, tăng cân bất thƣờng và nổi nhiều mụn ở mặt, thân mình. Các triệu chứng nứt da (88,9%), tăng huyết áp ở ngƣời trẻ (77,8%), đái tháo đƣờng loại 2 (100%) là các biểu hiện phổ biến của bệnh nhân Cushing trong nghiên cứu.

Một phần của tài liệu LA NCS Minh Su 0TT 19-2-22 (Trang 133 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)