Yếu tố thuộc về gia đình ngƣời cai nghiện ma túy

Một phần của tài liệu BAO CAO TOM TAT (Trang 34 - 36)

Gia đình là nguồn hỗ trợ tinh thần trong quá trình phục hồi của người nghiện. Nếu một gia đình toàn diện mà trong đó các thành viên nhận thức đúng vai trò của gia đình, vai trò của mỗi thành viên trong việc giúp người nghiện hoàn thành tốt chương trình điều trị và tham gia vào việc chăm sóc sau điều trị thì ở đó người nghiện sẽ có động lực lớn để thay đổi. Ngược lại các thành viên trong gia đình luôn căng thẳng, né tránh, xấu hỗ, đỗ lỗi…thì người nghiện sẽ khó hoàn thành mục tiêu điều trị của mình.

Bảng 3.13. Yếu tố thuộc về gia đình người cai nghiện ma túy

Yếu tố thuộc về gia đình

người cai nghiện ma túy Số người Chiếm tỷ lệ

Rất ảnh hưởng 52 52%

Ảnh hưởng vừa 17 17%

Ít ảnh hưởng 11 11%

Không ảnh hưởng 20 20%

Nguồn: Số liệu điều tra khảo sát của đề tài

Yếu tố thuộc về gia đình ảnh hưởng rất nhiều đến người nghiện ma túy. Kết quả khảo sát cho thấy có 52/100 học viên đánh giá yếu tố gia đình rất ảnh hưởng đến người nghiện ma túy chiếm 52%, cho thấy yếu tố gia đình là một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả của quá trình điều trị nghiện, gia đình không chỉ là sự hỗ trợ về mặt tinh thần mà còn là sự hỗ trợ về mặt vật chất, là yếu tố hỗ trợ mọi mặt cho học viên trong việc điều trị và dự phòng tái nghiện. Có 17/100 học viên đánh giá ảnh hưởng vừa chiếm 17%, có 11/100 học viên đánh giá ít ảnh hưởng chiếm khoảng 11% và có 20/100 học

viên đánh giá là không ảnh hưởng chiếm 20%. “Gia đình em từ em. Từ nhỏ em không có ba, em được mẹ và gia đình bên ngoại nuôi nấng, thương yêu. Mẹ em đi làm ở Sài Gòn em ở với bà ngoại và dì. Khi biết em sử dụng ma túy dì em đã đuổi em đi không cho em vào nhà. Bà ngoại già yếu không thể can thiệp được. Mẹ em biết em như vậy nhưng cũng không về. Giờ em cũng không có số điện thoại để gọi cho mẹ” (PVS – HV nam 25 tuổi ở Cơ sở). Người nghiện có thể từ bỏ ma túy hay không phụ thuộc rất lớn vào sự quan tâm, tình yêu thương, sự rộng lượng của các thành viên trong gia đình. Gia đình càng ruồng bỏ thì NNMT càng lún sâu vào con đường này bởi họ luôn mặc cảm với chính mình và họ cũng có tâm lý đỗ lỗi cho gia đình. Chính vì vậy gia đình đóng vai trò là yếu tố hỗ trợ tinh thần quan trọng nhất trong quá trình NNMT đang nỗ lực cai nghiện để trở về có cuộc sống tốt hơn.

3.3.2.3. Yếu tố thuộc về năng lực, trình độ của nhân viên công tác

xã hội

Nguồn: Số liệu điều tra khảo sát của đề tài

- Yếu tố thuộc về kiến thức, kỹ năng thực hành công tác xã hội có 39/100 học viên đánh giá rất ảnh hưởng chiếm 39%, có 41/100 học viên đánh giá có mức độ ảnh hưởng vừa chiếm 41%, có 12/100 học viên đánh giá ảnh hưởng ít chiếm 12% và có 08/100 học viên đánh giá không ảnh hưởng chiếm

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Kiến thức , kỹ năng thực hành CTXH Sự nỗ lực, nhiệt tình, trách nhiệm khả năng huy động, kết nối nguồn lực Số n gười tr ả lời - tỷ lệ % tươn g ứn g

Biểu đồ 3.10:Yếu tố thuộc về năng lực, trình độ của nhân viên công tác xã hội

8%. Như vậy kiến thức và kỹ năng của nhân viên CTXH có ảnh hưởng rất lớn đến người nghiện.

- Yếu tố thuộc về sự nỗ lực, nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc có 41/100 học viên đánh giá rất ảnh hưởng chiếm tỷ lệ 41%, có 35/100 học viên đánh giá ở mức ảnh hưởng vừa chiếm tỷ lệ 35%, có 15/100 học viên đánh giá ảnh hưởng ít chiếm tỷ lệ 15% và có 9/100 học viên đánh giá không ảnh hưởng chiếm tỷ lệ 9%.

- Yếu tố về khả năng huy động, kết nối nguồn lực có 33/100 học viên đánh giá rất ảnh hưởng chiếm 33%, có 38/100 học viên đánh giá ảnh hưởng vừa chiếm 38%, có 12/100 học viên đánh giá ảnh hưởng ít chiếm 12% và có 17/100 học viên đánh giá không ảnh hưởng chiếm 17%.

Qua đó nhận thấy yếu tố thuộc về nhân viên CTXH có tác động và ảnh hưởng rất lớn đến người nghiện, bên cạnh yếu tố bắt buộc về kiến thức, kỹ năng thì các yếu tố khác như sự nỗ lực nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc với khả năng huy động, kết nối các nguồn lực là vô cùng quan trọng đối với người nghiện. Hiệu quả của CTXH tại Cơ sở cũng phụ thuộc rất lớn vào yếu tố này.

Một phần của tài liệu BAO CAO TOM TAT (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)