Công tác xã hội là một phƣơng pháp thực hiện nằm trong hợp phần điều trị cai nghiện ma túy (bao gồm cả chăm sóc sau điều trị)

Một phần của tài liệu BAO CAO TOM TAT (Trang 41 - 42)

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CHO NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI CƠ SỞ.

4.2. Công tác xã hội là một phƣơng pháp thực hiện nằm trong hợp phần điều trị cai nghiện ma túy (bao gồm cả chăm sóc sau điều trị)

phần điều trị cai nghiện ma túy (bao gồm cả chăm sóc sau điều trị)

Từ trước đến nay công tác xẫ hội ở các Cơ sở cai nghiện ma túy được coi là một hình thức can thiệp nhằm hỗ trợ cho người nghiện ma túy tại Cơ sở. Qua đánh giá nhận thấy ở các cơ sở cai nghiện nhất thiết phải xem công tác xã hội như là một phương pháp điều trị bắt buộc bên cạnh các phương pháp khác.

- Hỗ trợ điều trị bằng mô hình nhóm:

Như đã đánh giá ở phần thực hành công tác xã hội nhóm tại Cơ sở nhận thấy điều trị thông qua mô hình nhóm đem lại hiệu quả. Khi tham gia sinh hoạt nhóm, các thành viên có thể chia sẻ cảm xúc, quan điểm cá nhân về các vấn đề trong cuộc sống. Nhóm dự phòng tái nghiện tập trung hỗ trợ về kiến thức và kỹ năng dự phòng tái nghiện (đối phó với cơn thèm nhớ, giải quyết vấn đề, quản lý thời gian…) được giới thiệu và hỗ trợ các dịch vụ chuyển tiếp như: Tư vấn xét nghiệm tự nguyện, điều trị lao, tư vấn điều trị nghiện ma túy…

- Liên kết/chuyển gửi: Đây là một phần quan trọng của công tác xã hội cá nhân bởi một cơ quan, tổ chức đơn lẻ không thể đáp ứng mọi nhu cầu của người nghiện. Nếu chỉ đóng khung trong Cơ sở thì những hoạt động đã triển khai sẽ chấm dứt khi người nghiện tái hòa nhập cộng đồng. Vì vậy hoạt động liên kết/chuyển gửi là bắt buộc trong giai đoạn hiện nay.

Quản lý trường hợp và chuyển tuyến đối với các dịch vụ y tế, tâm lý và dịch vụ xã hội khác là các hợp phần cần thiết cho nhiều người nghiện. Một chương trình điều trị tốt nhất cần cung cấp kết hợp giữa các liệu pháp và các dịch vụ khác nhau để đáp ứng nhu cầu của người nghiện. Các nhu cầu này khác nhau dựa trên các yếu tố như: độ tuổi, dân tộc, giới tính, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, xu hướng tình dục, … Hiện nay và trong thời gian tới công tác xã hội hướng đến việc chăm sóc liên tục cho người nghiện ngay cả khi họ đã rời khỏi Cơ sở.

Một phần của tài liệu BAO CAO TOM TAT (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)