Điều trị nghiện không chỉ là điều trị cho bản thân ngƣời nghiện mà điều trị cho tất cả các thành viên trong gia đình, cộng đồng.

Một phần của tài liệu BAO CAO TOM TAT (Trang 42 - 44)

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CHO NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI CƠ SỞ.

4.4. Điều trị nghiện không chỉ là điều trị cho bản thân ngƣời nghiện mà điều trị cho tất cả các thành viên trong gia đình, cộng đồng.

mà điều trị cho tất cả các thành viên trong gia đình, cộng đồng.

Trước đây chúng ta chỉ xem vấn đề nghiện liên quan đến bản thân người nghiện mà chưa quan tâm đến những yếu tố tác động và ảnh hưởng đến người nghiện. Tất cả các chính sách hỗ trợ cho người nghiện đều tập trung vào họ mà quên mất hoặc bỏ qua yếu tố gia đình và cộng đồng. Chính vì vậy chúng ta thường nói sự phục hồi với sự tập trung vào người đang cố gắng kiềm chế sử dụng chất và bỏ qua vấn đề phục hồi của gia đình. Hiện nay các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng nghiện là căn bệnh gia đình ảnh hưởng đến cả người sử dụng chất và cả gia đình. Khi người có vấn đề sử dụng chất nỗ lực để hồi phục, thì các thành viên khác trong gia đình cũng cần phải được hỗ trợ cho sự hồi phục đó.

Các gia đình thường tham gia vào các mức độ điều trị rối loạn sử dụng chất trước, trong và sau khi hoàn thành điều trị rối loạn sử dụng chất. Gia đình thường đóng một vai trò quan trọng trong việc khuyến khích người nghiện đi điều trị. Với người nghiện không chịu điều trị, can thiệp của gia đình theo kế hoạch có thể tạo điều kiện cho họ tham gia điều trị.

Thường các thành viên trong gia đình không nhận ra rằng chính họ cũng là những người đang gặp vấn đề cần can thiệp chứ không phải chỉ có bản thân người nghiện. Những vấn đề căng thẳng trong gia đình, những xung đột, tài chính…. Các thành viên trong gia đình lên án, chửi mắng và sỉ nhục; bị cô lập hoặc từ mặt; gia đình muốn bảo vệ danh dự của họ bằng cách giấu việc có con em là người nghiện ma túy với láng giềng. Đây là vấn đề mà già đình đang gặp phải nhưng họ không hiểu nên lâu nay gia đình luôn đỗ lỗi cho người nghiện. Vì thế cần có dịch vụ hỗ trợ điều trị cho gia đình hướng đến việc hồi phục cho cả gia đình.

Cộng đồng và xã hội thường xuyên chỉ trỏ và thì thảo đưa chuyện về người nghiện, tránh né không muốn gặp mặt. Họ cấm con cái, người thân tiếp xúc với người SDMT vì sợ bị “lây” thói hư tật xấu. Không cho NNMT tham gia các hoạt động tại nơi công cộng, vui chơi giải trí, thể dục thể thao hoặc thấy có người nghiện tham gia những người xung quanh sẽ tự động bỏ về. Trường học, cơ sở sản xuất sẽ cho họ nghỉ ngay nếu biết họ là những người SDMT.

Thậm chí ngay cả khi NNMT tiếp cận các cơ sở y tế họ cũng nhận được sự miễn cưỡng của nhân viên y tế. Nhân viên y tế thường có thái độ khá gay gắt, có khoảng cách và tránh tiếp xúc với người nghiện.

Chính vì vậy điều trị nghiện hiện nay là điều trị toàn diện. Bản thân người nghiện, gia đình và cộng đồng xã hội. Hiện nay đây là vấn đề, là căn bệnh chung của toàn xã hội không phải của riêng ai. CTXH giữ vai trò chủ đạo, tiên phong trong nhiệm vụ này tiến tới một cộng đồng xã hội thân thiện và giúp người nghiện từ bỏ chất gây nghiện thành công.

Một phần của tài liệu BAO CAO TOM TAT (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)