KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu BAO CAO TOM TAT (Trang 44 - 46)

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CHO NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI CƠ SỞ.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

1. Ma túy không chỉ là vấn đề của một địa phương, một quốc gia mà là vấn nạn thách thức toàn nhân loại. Cuộc chiến chống ma túy đang từng phút, từng giây diễn ra khốc liệt. Thế giới có hàng trăm triệu người nghiện ma túy, ở Việt Nam cũng có hàng trăm ngàn người nghiện ma túy đang cần được tham gia các chương trình điều trị nghiện. Khánh Hòa không phải là địa bàn trọng điểm về ma túy nhưng tình hình mua bán, vận chuyển, tàng trữ... ma túy diễn biến phức tạp. Số người nghiện ma túy ngày càng tăng, nguy hiểm hơn là số người nghiện có xu hướng trẻ hóa. Người nghiện sử dụng nhiều loại ma túy khác nhau trong đó người nghiện ma túy đá, ma túy tổng hợp ngày càng nhiều. Trong những năm qua, Khánh Hòa cũng đã tập trung thực hiện tốt công tác cai nghiện, điều trị nghiện ma túy như: cai nghiện bắt buộc, cai nghiện tự nguyện tại Cơ sở, cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng, điều trị thay thế bằng Methadone. Gần đây công tác điều trị nghiện ma túy tại Cơ sở có nhiều khó khăn, phức tạp do mới triển khai tiếp nhận người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định vào cắt cơn, giải độc. Số người nghiện ma túy đá bị loạn thần, ảo giác thường xuyên đập phá, gây rối, chống đối làm cho công tác điều trị nghiện thêm phần khó khăn. Điều trị nghiện ma túy là giải pháp kết hợp giữa điều trị bằng thuốc với các liệu pháp hành vi và các dịch vụ y tế, xã hội. Trong đó việc ứng dụng, thực hành mô hình công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ và điều trị nghiện ma túy là giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay.

2. Người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này.

Nghiện ma túy là một bệnh mãn tính của não bộ, quá trình điều trị phải liên tục, lâu dài. Phải kết hợp giữa sử dụng thuốc với các liệu pháp hành vi, các hỗ trợ về y tế, xã hội. Quá trình điều trị cần phải giám sát liên tục. Sau quá trình điều trị tích cực tại các cơ sở điều trị nghiện, người nghiện ma túy cần được chuyển giao cho gia đình, cho địa phương tiếp tục theo dõi, hỗ trợ các hoạt động tư vấn sau điều trị. Họ cũng rất cần được hỗ trợ về y tế, việc làm để thực hiện cai nghiện ma túy thành công.

trong công tác xã hội nhằm giúp tăng cường, củng cố chức năng xã hội của người cai nghiện ma túy thông qua các hoạt động nhóm, cá nhân và khả năng ứng phó với các vấn đề của cá nhân của người cai nghiện ma túy.

Kết quả khảo sát thực tiễn công tác xã hội hỗ trợ cho người nghiện ma túy ở Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa cho thấy các cán bộ nhân viên đã thực hiện tốt các bước của công tác xã hội trong tổ chức cai nghiện cho học viên và việc ứng dụng hình thức công tác xã hội này trong điều trị cai nghiện cho học viên nghiện ma túy đã đạt được những kết quả khả quan. Đây là một hướng đi đúng đắn trong điều trị cai nghiên ma túy ở Cơ sở hiện nay.

2. Kiến nghị

Đề xuất chuyển giao đề tài đến các cơ quan, đơn vị để sử dụng và ứng dụng kết quả nghiên cứu, cụ thể:

- Đối với trường đào Đại học, cao đẳng…có chuyên ngành CTXH trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và học tập chuyên đề về CTXH đối với người nghiện ma túy.

- Đối với cơ quan quản lý nhà nước (Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội, phòng Lao động – TBXH…) có thể nghiên cứu áp dụng một số giải pháp để giúp người nghiện ma túy tiếp cận các chế độ chính sách và các dịch vụ hỗ trợ, tham mưu với cấp trên về việc cần thiết phải bổ sung chức năng nhiệm vụ trong điều trị nghiện cho gia đình và cộng đồng bên cạnh việc điều trị dành cho người nghiện.

- Các tổ chức đoàn thể (Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Đội công tác xã hội tình nguyện, đội cai nghiện ma túy tại cộng đồng) cần quan tâm đến đối tượng này. Ví dụ như Đoàn Thanh niên có thể tạo điều kiện để họ được tham gia sinh hoạt đoàn (thậm chí được kết nạp vào Đoàn). Đây là điều kiện để họ được tham gia vào hoạt động đoàn thể và sẽ là yếu tố tinh thần khích lệ, động viên họ, tạo cho họ có một sân chơi, một môi trường mới lành mạnh giúp họ có động lực từ bỏ ma túy, có cơ hội làm lại từ đầu trở thành người tốt cho gia đình, cộng đồng. Hơn nữa những cán bộ đoàn thể thường xuyên tiếp cận người nghiện để cho họ cơ hội tham gia các hoạt động của địa phương như dùng chính người nghiện đi làm công tác tuyên truyền sẽ mang lại hiệu quả cao. Người nghiện có rất nhiều tài lẻ, khéo tay, có óc tưởng tượng,… họ có khả năng thiết kế khẩu hiệu trong công tác tuyên truyền, vẽ tranh. Hãy tạo cơ

hội để họ phát huy sở trường của mình và là điều kiện để người nghiện từ bỏ ma túy.

- Các trường phổ thông: Có thể sử dụng tài liệu để nghiên cứu trong công tác tuyên truyền phòng chống ma túy và tình trạng sử dụng ma túy ở học sinh, sinh viên. Đặc biệt khi nhà trường có học sinh sử dụng chất gây nghiện cần đối xử với học sinh một cách bình đẳng và liên hệ với gia đình để có sự can thiệp cần thiết.

- Đối với các cơ quan báo, đài (Báo Khánh Hòa; Đài phát thanh, truyền hình tỉnh và các đài địa phương): Nâng cao vai trò truyền thông trong lĩnh vực phòng chống ma túy và tác hại của ma túy. Việc hiểu đúng đắn về người sử dụng ma túy là điều rất quan trọng để giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử. Chỉ khi người nghiện ma túy của chúng ta được sống trong một môi trường lành mạnh, được nhận sự hỗ trợ tối đa từ cộng đồng và những người xung quanh thì việc cai nghiện mới đạt được hiệu quả.

Một phần của tài liệu BAO CAO TOM TAT (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)