KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Khóa luận Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Thiết bị y tế và Dược phẩm Thừa Thiên Huế (Trang 86)

3.1 Kết luận

Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng trong sản xuất kinh doanh hay đó là khâu lưu thông hàng hóa là cầu nối trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng. Công ty muốn có kết quảtốt trong kinh doanh thì không thểkhông tiến hành việc tiêu thụsản phẩm, bởi vì sau khi tiêu thụsản phẩm sẽgiúp công ty thu lại những chi phí đã bỏ ra và có thêm cảphầm lợi nhuận.

Đểhoạt động tiêu thụsản phẩm có hiệu quảcao thì công ty cần thực hiện tốt các nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm để quá trình tiêu thụ đảm bảo được diễn ra suôn sẻ và mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Ngoài ra, doanh nghiệp cần phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụsản phẩm của công ty đểcó thểthích nghi và thay đổi sao cho phù hợp.Đồng thời phân tích những điểm, mạnh điểm yếu cơ hội và thách thức để có thể tận dụng được những cơ hộ để phát huy những điểm mạnh của mình và thấy được những điểm yếu đểtìm cách khắc phục.

Hiện nay, công ty CP thiết bị y tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế đã đạt được một sốthành công nhất định. Chỉ trong thời gian ngắn vốn điều lệcủa công ty đã tăng lên đáng kể, công ty đangdần khẳng định cho thương hiệu của mình.

Nhìn chung, tình hình kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây đã thu được nhiều thành công, doanh thu và chi phí của công ty có sự biến động tăng giảm không đều. Lợi nhuận sau thuế tăng qua các năm cho thấy được tình hình kinh doanh của công ty vẫn tương đối hiệu quả. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty năm 2017 so với 2016 đã thu được nhiều thuận lợi hơn. Có nhiều chính sách, chủ trương khuyến khích tiêu dùng dược phẩm trong nướcgiúp dược phẩm trong nước ngày càng được tin dùng hơn, được biểu hiện qua việc doanh thu và lợi nhuận thu lại năm 2017 đã tăng so với năm 2016 và đã vượt mức kếhoạch đềra. Công ty cũng ngày càng phát triển, điều chỉnh các vấn đề để nâng cao công tác tiêu thụ sản phẩm qua các năm cụ thể: năm 2018 đã đạt kết quả cao so với mặt bằng chung và so với năm 2016, năm 2107. So với năm 2016 năm 2017 doanh thu có sự tăng lên rõ rệt, lợi nhuận cũng tăng mặc dù không đáng kể nhưng cũng vượt kếhoạch đềra.Đến năm 2018, giá cảcũng có

sự tăng lên vừa phải phù hợp với thị trường, bên cạnh đó công ty cũng cắt giảm được những chi phí không cần thiết trong quá trình kinh doanh nên lợi nhuận mang lại cũng nhiều hơn những năm trước.

Trong những năm 2016, năm 2017 công ty đã chưacắt giảm được những chi phí không cần thiết trong quá trình kinh doanh nên kết quảkinh doanh mang lại chưa cao, nhưng năm 2018 công ty đã khắc phục được nhược điểm này và mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Vì vậy, công ty cần cố gắng hơn nữa để có thể tăng sản lượng tiêu thụvà cắt giảm được chi phí đểlợi nhuận mang lại nhiều hơn trong tương lai.

Các chỉ tiêu hiệu quả như DT/ CP, LN/ DT, LN/ CP là những chỉ tiêu góp phần vào việc đánh giá đúng về thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty. Từ năm 2016- năm 2018 những chỉ tiêu này đã có sự tăng lên đáng kểchững tỏ công ty đã từng bước cốgắng và trưởng thành hơn.

Qua đánh giá của khách hàng thì những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty chủ yếu là vềgiá cả,các chương trình hỗtrợ, đãi ngộvà khuyến mãi. Bên cạnh đó công tycòn một sốchỉtiêu chưa làm tốt và cần phải điều chỉnh như chất lượng bao bì, các chương trình khuyến mãi cũng như đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hơn để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty. Công ty đã thực hiện rất tốt các khâu như đáp ứng tốt cho khách hàng về đủ số lượng, chất lượng và thời gian, đã làm tốt công tác vận chuyển bốc xếp, giao hàng tại bãi. Tất cảcác khách hàng được khảo sát đều đồng ý với chỉ tiêu công ty luôn hỗ trợ bảng hiệu, vốn cũng như chỉ cách sắp xếp trưng bày sản phẩm. Các hoạt động xúc tiến, chính sách hỗ trợ đang được công ty thực hiện rất tốt vì vậy công ty cần phát huy nhiều hơn nữa. Trong môi trường cạnh tranh như hiện tại thì không chỉ vềchất lượng và các chính sách hỗ mà thái độ và phong cách làm việc của nhân viên cũng ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụsản phẩm của công ty, vì vậy công ty cần tích cực đào tạo nhân viên nhiều hơn.

Qua quá trình tìm hiểu, phân tích ý kiến khách hàng cũng như tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty, tôi đã đưa ra một số góp ý nhằm giải quyết một số vấn đề mà tôi nghĩ đó là những thiếu sót trong công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty. Trong những giải phápmà tôi đưa ra thì giải pháp vềchất lượng sản phẩm, giá bán cũng như đào tạo nhân viên là những giải pháp then chốt nhằm khắc phục những thiếu sót của

công ty trong quá trình tiêu thụ sản phẩm và những giải pháp về chính sách hỗ trợ, chính sách phân phối là những giải pháp động lực hỗ trợ những giải pháp then chốt giúp công tác tiêu thụsản phẩm hiệu quả hơn.

Trên là những mặt mà đề tài đã giải quyết được, nhưng bên cạnh đó vẫn còn những hạn chếnhất định vì việc đánh giá khách hàng chỉ được tiến hành trong phạm vi Thành Phố Huế. Do hạn chếvềthời gian, không gian và chi phí nên đề tài nghiên cứu chỉ mới được thực hiện trong phạm vi tỉnh Thừa Thiên Huế trong khi đó phạm vi của tổng công ty rộng lớn hơn. Vì vậy chưa mang tính đại diện cao cho tổng thể.

3.2 Kiến nghị

Mặc dù công ty CP thiết bị y tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế đãđạt được nhiều thành công trong quá trình kinh doanh của mình nhưng các khó khăn và thửthách mà công ty đang phải đối đầu cũng không ít. Có thểthấy rằng, hoạt động kinh doanh của công ty không chỉ chịu tác động bởi các yếu tốbên trong công ty mà còn chịu chi phối bởi các yếu tốkhách quan bên ngoài. Sau đây tôi xin đưa ra một sốkiến nghị như sau:

Đối với nhà nước, chính quyền

- Cần có các chính sách, chủ trương để thúc đẩy sựtiêu dùng hàng Việt của người Việt tạo điều kiện tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm cho ngànhdược phẩm nói chung và đối với công ty cổphầm thiết bịy tế và dược phẩm Thừa Thiên Huếnói riêng.

- Nhà nước cần hỗ trợ, giúp đỡ trong việc tập hợp thông tin để định hướng về tiềm năng thị trường cho doanh nghiệp dược phát triển để ngành y tế có thể đạt được mục tiêu đến năm2020 giá trịthuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trịthuốc sửdụng.

- Nhà nước cần đẩy mạnh công tác xây dựng , triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam, với ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp hóa dược, công nghiệp bào chế, công nghiệp bao bì,đào tạo nguồn lực phục vụ cho ngành công nghiệp dược.

- Cơ quan thẩm quyền cần đặt ra các yêu cầu cụthể cho ngành dược nhằm định hướng cụ thể cho việc phát triển ngành dược phẩm Việt Nam. Mở rộng quy mô sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và tiến tới xuất khẩu.

- Xây dựng các chương trình,đề án liên quan đến phát triển ngành dược phải tính đến chỉtiêu hiệu quảtrong kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Cơ quan, các cấp chính quyền địa phương cần có sự quan tâm nhiều hơn dành cho các doanh nghiệp nói chung và cho công ty CP thiết bị y tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế nói riêng, sự quan tâm đó là cần thiết và quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TSTrương Đình Chiến (2010),“Quản trị marketing”, NXB Đại học kinh tếquốc dân

2. PGS.TS TRần Minh Đạo (2012),“Giáo trình marketing căn bản”, NXB Đại học kinh tếquốc dân

3.Đinh Văn Đản (2006), “Giáo trình kinh tế thương mại- dịch vụ”, NXB nông nghiệp

4.Đặng ĐìnhĐào (2002), “Giáo trình thương mại doanh nghiệp”, NXB Thống kê, trang 86)

5. Nguyễn ThịBé Ghi Luận văn tốt nghiệp: “Phân tích tình hình tiêu thụsản phẩm các sản phẩm dầu khí tại công ty trách nhiệm hữu hạn dầu khí Mê Kông”

6. Nguyễn ThịBích Hiền(2009)Luậnvăn tốt nghiệp:“Phân tíchtình hình tiêu thụsản phẩmcủa công ty cổphần vật liệu xây dựng Tuấn Khanh”

7. Hoàng ThịLộc và Nguyễn Quốc Nghi (2014), “Xây dựng khung lý thuyết về tình hình tiêu thụsản phẩm của doanh nghiệp”, Khoa Kinh tếvà Quản trịkinh doanh, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ

8. Nguyễn ThịThùy Linh (2015):“Phân tíchtình hình tiêu thụsản phẩmphân bón tại Chi nhánh Quảng Bình Công ty Cổphần Tổng công ty Sông Gianh”

9. Lê ThịThùy (2016):“Phân tích tình hình tiêu thụsản phẩm của công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thừa Thiên Huế”

10. TS.Nguyễn Thu Thủy (2011),“Giáo trình quản trịtài chính doanh nghiệp”- Đại học ngoại thương.

11. Trịnh Văn Sơn (2007), “Giáo trình phân tích kinh doanh”, NXB Đại học Huế

12. Hoàn Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc(2008), Phân tích dữliệu SPSS, NXB Hồng Đức

13. Một sốthông tin từ web trường

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA

PHIẾU KHẢO SÁT

Tôi tên là Lê Thị Thanh Xuân hiện là sinh viên năm 4 khoa Quản Trị Kinh Doanh trường đại học Kinh Tế- Đại học Huế.Hiện tôi đang nghiên cứu đề tài “Phân tích tình hình tiêu thụsản phẩm của công ty Cổphần thiết bị y tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế” nên cần nắm một sốthông tin vềkhách hàng. Anh/ chị vui lòng dành chút thời gian để trả lời một số câu hỏi bên dưới vì ý kiến của anh/ chị sẽ giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình.Tôi camđoan thông tin của anh/ chị cung cấp sẽ hoàn toàn được giữ bí mật và chỉ được sử dụng cho mục đích học tập, nghiên cứu. Tôi xin chân thành cám ơn!

Phần I: Thông tin khách hàng 1. Họ và tên:……… 2 Giới tính: Nam Nữ 3. Trình độ học vấn Ο Đại học- trên đại học Ο Cao đẳng ΟSinh viên ΟKhác 4. Độ tuổi Ο Dưới 30 tuổi ΟTừ 31 đến 40 tuổi ΟTừ 41 đến 50 tuổi ΟTrên 50 tuổi

Phần II: Phần trả lời của khách hàng Câu 1: Phân loại khách hàng

Ο Đại lí Ο Tổchức

Câu 2: Anh/ chị là đại lí khách hàng được bao lâu?

Ο Dưới 2 năm Ο Từ2-5 năm Ο Từ6-8 năm Ο Trên 8 năm

Nếu là đơn vị tổ chức xin vui lòng bắt đầu trả lời từ câu 8, đối với đại lí vui lòng chuyển sang câu kế tiếp đến hết bảng hỏi

Câu 3: Trong 1 năm doanh thu bán ra của anh/ chị là bao nhiêu?

Ο Dưới 300 triệu Ο Từ300- 600 triệu Ο Từ600- 800 triệu Ο Trên 800 triệu

Câu 4: Trong khoảng thời gian nào anh/ chị bán nhiều sản phẩm nhất?

Ο Đầu năm Ο Giữa năm Ο Cuối năm

Câu 5: Anh/ chị ngoài bán sản phẩm của công ty còn bán sản phẩm của hảng nào khác không?

Ο Có (ghi rõ)……… Ο Không

Câu 6: Công ty có hỗ trợ bảng hiệu, vốn và sắp xếp trưng bày sản phẩm cho các đại lí khi tham gia bán hàng không?

Ο Có Ο Không

Câu 7: Ở đại lí của anh/ chị loại sản phẩm nào tiêu thụ nhiều nhất?

Ο Thuốc viên

Ο Các sản phẩm tiêu hao Ο Hóa chất

Câu 8: Xin quý khách cho biết mức độ đồng ý của mình vềnhững phát biểu bên dưới có ảnh hưởng đến việc lựa chọn sản phâm của công ty đối với anh/chị, với mức độ đồng ý là:

1. Rất không đồng ý 2. Không đồng ý 3.Trung lập 4. Đồng ý 5.Rất đồng ý

Phát biểu Mức độ đồng ý

1 2 3 4 5

Nhân viên chi nhánh

Nhân viên vui vẻ, nhiệt tình với khách hàng Nhân viên có phong cách làm việc chuyên nghiệp Nhân viên được đào tạo bài bản và chuyên môn Thông tin kịp thời cho các chi nhánh vềnhững yêu cầu của khách hang

Sản phẩm chi nhánh

Chất lượng sản phẩm tốt hơn các hãng khác Bao bì cung cấp đầy đủcác thông tin

Chất lượng đúng như những gìđã cam kết

Giá bán sản phẩm của công ty

Giá sản phẩm hợp lí Giá sản phẩm ít biến động

Giá sản phẩm thấp hơncác hãng khác

Chính sách phân phối

Công ty luôn chở hàng đến tận nơi

Thời gian giao hàng luôn đảm bảo đúng giờ Công ty luôn chịu chi phí vận chuyển

Công ty có nhân viên bốc xếp, giao hàng tại bãi Giao hàng luôn đảm bảo số lượng

Phương thức thanh toán dễdàng

Chính sách hỗ trợ, đãi ngộ

Tạo điều kiện tốt trong thanh toán Tổchức các đại hội tri ân khách hàng Chiếc khấu bán hàng hấp dẫn

Nhân tố ảnh hưởng đến chọn lựa sản phẩm

Anh (chị) rất hài lòng vềsản phẩm của công ty Anh (chị) hài lòng vềnhững chính sách của công ty Anh (chị) sẽtrung thành với công ty trong tương lai

Câu 9: Theo anh/chị để nâng có khả năng tiêu thụ sản phẩm công ty nên làm gì? (có thểchọn nhiều đáp án)

Ο Tăng cường chất lượng sản phẩm

Ο Tăng cường các chương trình khuyến mãi Ο Tăng cường công tác hỗtrợbán hàng Ο Giá bán hợp lý hơn

Ο Tích cực đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng

PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU 1.Thống kê mô tả ý kiến đánh giá của khách hàng

Về giới tính của khách hàng

Giới tính

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid nam 17 56.7 56.7 56.7 nu 13 43.3 43.3 100.0 Total 30 100.0 100.0 • Về trình độ của khách hàng Trình độ

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid CD 11 36.7 36.7 36.7 DH 17 56.7 56.7 93.3 SV 2 6.7 6.7 100.0 Total 30 100.0 100.0 • Về độ tuổi Độ tuổi

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent V a l i d duoi 30 tuoi 2 6.7 6.7 6.7 tu 31- 40 tuoi 13 43.3 43.3 50.0 tu 41- 50 tuoi 12 40.0 40.0 90.0 tren 50 tuoi 3 10.0 10.0 100.0 Total 30 100.0 100.0

Phân loại khách hàng

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid dai ly 25 83.3 83.3 83.3 to chuc 5 16.7 16.7 100.0 Total 30 100.0 100.0 • Về phân loại khách hàng Thời gian làm khách hàng

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid duoi 2 nam 2 6.7 6.7 6.7 tu 2- 5 nam 9 30.0 30.0 36.7 tu 6- 8 nam 13 43.3 43.3 80.0 tren 8 nam 6 20.0 20.0 100.0 Total 30 100.0 100.0

Doanh thu 1 năm

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid duoi 300 trieu 1 3.3 4.0 4.0 tu 300- 600 trieu 7 23.3 28.0 32.0 tu 600- 800 12 40.0 48.0 80.0 tren 800 5 16.7 20.0 100.0 Total 25 83.3 100.0 Missing System 5 16.7 Total 30 100.0

Thời gian bán nhiều sản phẩm nhất

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid DN 4 13.3 16.0 16.0 GN 9 30.0 36.0 52.0 CN 12 40.0 48.0 100.0 Total 25 83.3 100.0 Missing System 5 16.7 Total 30 100.0

Công ty có hỗ trợ bảng hiệu, vốn không

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid co 25 83.3 100.0 100.0

Missing System 5 16.7

Total 30 100.0

Có bán sản phẩm của hãng khác không

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid co 17 56.7 68.0 68.0 khong 8 26.7 32.0 100.0 Total 25 83.3 100.0 Missing System 5 16.7 Total 30 100.0

2. Thống kê tần suất mức độ đồng ý của từng nhân tố.

Về nhân viên của công ty

Sản phẩm bán nhiều nhất

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid

thuoc vien 13 43.3 52.0 52.0

Một phần của tài liệu Khóa luận Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Thiết bị y tế và Dược phẩm Thừa Thiên Huế (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)