Từng bước chuẩn hóa nội dung v đa dạng hóa các hình thức giáo dục đạo đức cho sinh viên các tỉnh miền núi phắa Bắc Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giáo dục đạo đức cho sinh viên các tỉnh miền núi phía bắc việt nam hiện nay (Trang 143 - 147)

4.2.2.1. Chủ động, định hướng chuẩn hóa các giá trị đạo đức gắn liền với điều kiện kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi phắa Bắc hiện nay

Việc giáo dục đạo đức một cách khoa học nhằm tạo ra những chủ thể, người trắ thức tương lai kế tục thế hệ cha anh trong sự nghiệp cách mạng mới là yêu cầu cấp bách. Đối với các tỉnh MNPB ở mỗi sinh viên đang từng bước hình thành những định hướng giá trị đạo đức mới đòi hỏi xã hội phải hướng dẫn và giúp đỡ họ trong việc chuyển đổi hệ giá trị bằng các giá trị mới sao cho điều đó diễn ra như một q trình hợp quy luật lịch sử khách quan. Thực tế sau hơn 30 năm đổi mới, các giá trị đạo đức xã hội cũng như đạo đức sinh viên đang thay đổi cả tắch cực lẫn tiêu cực, thậm chắ có đảo lộn, từ đây, đổi mới phải chủ động định hướng giáo dục đạo đức gắn với điều kiện kinh tế - xã hội các tỉnh MNPB trong công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên. Đó là tình huống có vấn đề mà yêu cầu công cuộc đổi mới đặt ra cho công tác giáo dục đạo đức ở các tỉnh MNPB. Cái then chốt vấn đề không phải là nên hay không nên diễn ra sự biến đổi đạo đức mà là biến đổi thế nào để các giá trị đạo đức dần thắch ứng với nhu cầu đời sống hiện thực làm cho các thành viên trong xã hội cũng như sinh viên ở đây dần dần thắch ứng với từng lĩnh vực.

Chẳng hạn giáo dục tinh thần yêu nước cho sinh viên các tỉnh MNPB, yêu nước là yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội, khơng chỉ u nhân dân nước mình cịn u nhân dân các nước khác, yêu nước phải gắn liền với ý chắ tự lực, tự cường trong lao động, học tập bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, giữ vững an ninh chắnh trị nơi biên giới, xây dựng biên giới hữu nghị, hịa bình, khai thác mọi tiềm năng nhanh chóng đưa đất nước thốt khỏi nghèo nàn, lạc hậu, không ngừng nâng cao đời sống hạnh phúc của nhân dân xây dựng làng bản văn hóa ngày một tiến bộ.

Tinh thần nhân ái là truyền thống quý báu của dân tộc, ngày nay giáo dục tinh thần nhân ái làm cho mỗi sinh viên có được năng lực hành động một cách tự nguyện, tự giác sống tốt đẹp hơn. Kắnh thầy, yêu bạn, đoàn kết giúp đỡ nhau giữa sinh viên các dân tộc khác nhau, tỉnh khác nhau, phong tục tập quán khác nhau giúp đỡ nhau trong học tập, sinh hoạt, quý trọng của công, yêu thương người gắn với sự căm thù phẫn nộ đối với những thế lực thù địch con người. Ngày nay cần chú ý giáo dục cho sinh viên các tỉnh MNPB biết yêu cái thiện, ghét cái ác, chống chiến tranh, chống chủ nghĩa phát xắt, chống phân biệt chủng tộc, chống chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi cực đoan, chống ma túy, chống các tệ nạn xã hội, chống tệ buôn người, buôn bán trẻ em và phụ nữ đặc biệt ở các tỉnh biên giới, chống nạn đói, mù chữ. Đây là những vấn đề nhân đạo cấp bách. Bởi vì khơng thể làm cho cái thiện hồn tồn chiến thắng nếu không tắch cực từ bỏ cái ác khỏi đời sống xã hội và mục tiêu CNXH đồng nhất với chủ nghĩa nhân đạo là vì vậy. Ngồi ra các giá trị khác cũng phải được đổi mới cho phù hợp với hiện thực các tỉnh MNPB như: tắnh tập thể, tinh thần đoàn kết, tắnh trung thực, khiêm tốn, dũng cảm, nguyên tắc, yêu tự do, hiếu họcẦ sẽ được kế thừa đổi mới nâng nên phù hợp với thời đại và đất nước.

Cùng với việc chủ động chuẩn hóa các giá trị đạo đức cho phù hợp với thực tiễn và thời đại, trong công tác giáo dục đạo đức sinh viên các tỉnh miền núi phắa Bắc cần chú ý mấy vấn đề sau:

Thứ nhất, quá trình giáo dục đạo đức cho sinh viên là quá trình thực hiện

giao thoa và kết hợp một cách hài hoà giữa những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với tinh hoa đạo đức nhân loại hiện nay.

Trong hội nhập quốc tế, khơng chỉ bảo tồn giữ gìn giá trị truyền thống của dân tộc mà cịn khơng ngừng bổ sung phát triển đưa chúng lên trình độ cao hơn trong điều kiện mới, trong hội nhập khu vực và trong hội nhập quốc tế. Ở đây phải kể cả những giá trị mới đang hình thành và phát triển.

Quá trình giáo dục đạo đức cho sinh viên ở các tỉnh miền núi phắa Bắc chịu sự chi phối của một nghịch lý phức tạp đang diễn ra vừa có khả năng giáo dục rộng mở vừa có nguy cơ bị nghèo văn hoá, bị xâm lược văn hoá mà ở các tỉnh miền núi bị tác động trực tiếp.

Trong hội nhập quốc tế, sự xung đột văn hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt của đời sống xã hội, ảnh hưởng đến giữ gìn và

phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Ở đây, sự giao lưu văn hoá là tác nhân trực tiếp gây ra sự đụng độ những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với những giá trị nhân loại và cả những tư tưởng ngoại lai phản giá trị dẫn đến vừa phát triển văn hố vừa có nguy cơ xâm lược văn hố.

Thứ hai, q trình giáo dục đạo đức cho sinh viên các tỉnh MNPB trong hội

nhập quốc tế là q trình khơng ngừng đấu tranh với những nguy cơ, những hiện tượng lai căng, phản văn hoá, phi đạo đức xâm nhập ồ ạt, trực tiếp vào các tỉnh miền núi do mặt trái của hội nhập quốc tế đem lại (thông qua giao lưu biên giới, xâm nhập trái phép vùng biên, thông qua phương tiện internetẦ).

Những nhân tố ngoại lai phi văn hoá, phi đạo đức đang phá hoại ghê gớm đối với đạo đức xã hội, đạo đức dân tộc, đời sống gia đình và cá nhân (đặc biệt là giới trẻ). Kẻ thù chuyển sang lĩnh vực tấn công giới trẻ trong lĩnh vực văn hoá đạo đức, phản giá trị để thu hút sinh viên gây mất ổn định xã hội và phá hoại mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong điều kiện đối đầu chuyển sang đối thoại. Chúng lợi dụng danh nghĩa dân chủ, nhân quyền để phá chúng ta từ bên trong nhất là giới trẻ sinh viên.

Thứ ba, thông qua hội nhập quốc tế giáo dục đạo đức được khẳng định

như một bộ phận trọng yếu của nhân tố nội sinh của sự phát triển bảo đảm ổn định xã hội, bảo đảm sự thống nhất giữa phát triển kinh tế và công bằng xã hội, tiến bộ xã hội và đạo đức. Trong đó sinh viên các tỉnh miền núi phắa Bắc vấn đề giáo dục đạo đức, giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh biên giới và ý thức phục vụ nhân dân càng được chú ý nhiều hơn.

Như vậy, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường trên lĩnh vực đạo đức đang diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa cái mới và cái cũ, giữa cái thiện và cái ác, giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu. Đạo đức mới vừa phải đấu tranh với đạo đức cũ, những hiện tượng phi đạo đức, vừa phải tự đổi mới để khẳng định mình trong quá trình phát triển.

4.2.2.2. Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp giáo dục đạo đức cho sinh viên các tỉnh miền núi phắa Bắc hiện nay

Một là, chú trọng giáo dục đạo đức cho sinh viên thông qua việc giảng dạy,

học tập các môn học trong nhà trường, đặc biệt là các môn khoa học Mác Ờ Lênin, Tư tưởng Hồ Chắ Minh, luật họcẦ nhất là đưa môn đạo đức học vào chương trình trong tất cả các trường học, các cấp học, các điểm tập huấn, các buổi sinh hoạt, bồi

dưỡng lý luận cho sinh viên và phải đưa mơn đạo đức học vào chương trình học bắt buộc cho sinh viên để làm sao: Ộđạo đức học phải là ngành khoa học xã hội và những người có trách nhiệm phải đi sâu nghiên cứu chuyên cần hơn nữa, phải trở thành một môn khoa học không thể thiếu trong các trường đại học và phổ thông [51, tr. 79]. Mặt khác, chủ động định hướng các giá trị đạo đức gắn liền với yêu cầu cách mạng mới của khu vực này.

ai là, giáo dục đạo đức gắn liền với giáo dục chắnh trị pháp luật, giáo dục

thẩm mĩ cho sinh viên các tỉnh miền núi phắa Bắc Việt Nam hiện nay

Ba là, ở các tỉnh MNPB, cần lồng ghép các nội dung giáo dục đạo đức trong

mọi hoạt động của xã hội, từ sân chơi giải trắ đến các cuộc thi, các phong trào hoạt động của sinh viên. Bằng những hình thức, phương pháp giáo dục khác nhau phong phú, đa dạng như giáo dục thông qua tấm gương đạo đức, thông qua các hoạt động xã hội, phong trào sinh viên tình nguyện, các hoạt động từ thiện, hiến máu nhân đạoẦ để sinh viên hồ mình vào cuộc sống mới, chứng kiến, thấu hiểu những mất mát, khó khăn, thiếu thốn, vất vả của những đối tượng cần được hỗ trợ về nhiều mặt từ những tấm lòng, những tình cảm và trách nhiệm của những cá nhân, tổ chức và xã hội. Bằng nhận thức, tình cảm và lương tâm của mỗi con người mà từ đó hình thành nên những giá trị đạo đức tốt đẹp trong họ và đó cũng là nhiều cách thức để việc giáo dục đạo đức cho sinh viên đạt được hiểu quả cao.

Bốn là, Kết hợp tốt giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục đạo đức sinh viên các tỉnh miền núi phắa Bắc Việt Nam hiện nay.

Đạo đức của mỗi cá nhân sinh viên chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi những tác động của đời sống đạo đức xã hội, do đó cần xây dựng môi trường đạo đức lành mạnh là sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên các tỉnh MNPB như một tất yếu.

Năm là, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chắ Minh. Đạo đức Bác Hồ vĩ đại và càng vĩ đại khi Bác thực hiện đạo đức. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chắ Minh đã để lại cho chúng ta một di sản quý báu, trong đó, tư tưởng đạo đức cách mạng giữ vị trắ quan trọng, đó là nền đạo đức cách mạng mang tắnh nhân văn sâu sắc.Và chắnh bản thân Người đã thực hiện điều đó một cách nghiêm túc và đầy đủ nhất. Với Người, lý luận và thực tiễn, tư tưởng và hành động, tình cảm và lý trắ, cách mạng và khoa học, cuộc sống và nghệ thuật là một sự thống nhất hữu cơ.

Trong 10 năm trở lại đây, Bộ Chắnh trị đã ban hành chỉ thị thông tư 06 CT TW ngày 7 11 2016 về tổ chức ỘCuộc vận động học tập và làm theo tấm gương

đạo đức Hồ Chắ MinhỢ, tiếp theo là chỉ thị 03 Ờ CT TW ngày 14 5 2011 và gần đây

chỉ thị 05 Ờ CT TW ngày 15 5 2016 của Bộ chắnh trị ỘVề đẩy mạnh học tập và làm

theo tư tưởng, đạo đức, phong cách ồ Chắ MinhỢ. Các chỉ thị trên là định hướng,

là động lực tạo phong trào học tập, thi đua sôi nổi trong các trường cao đẳng, đại học ở các tỉnh MNPB. Tuy nhiên, có nơi, có lúc việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chắ Minh cịn mang tắnh hình thức, phong trào chưa có nội dung thiết thực, cụ thể, cịn mang nặng tắnh hô hào chung chung, việc kiểm tra giám sát bị coi nhẹẦ điều này đã ảnh hưởng đến công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên.

Vì thế, việc đẩy mạnh phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chắ Minh, tìm ra những nội dung thiết thực, hình thức phong phú là vơ cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên ở các tỉnh miền núi phắa Bắc hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giáo dục đạo đức cho sinh viên các tỉnh miền núi phía bắc việt nam hiện nay (Trang 143 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)