Quá trình hoạt động của con người là quá trình thống nhất giữa chủ quan và khách quan, giữa những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, suy cho cùng điều kiện khách quan giữ vai trị quyết định. Trong cơng tác giáo dục đạo đức, sự thống nhất giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan là cơ sở cho cơng tác giáo dục đạo đức có hiệu quả cao. Với tư cách là một chức năng của xã hội, giáo dục chịu sự quy định của quá trình khác như: tự nhiên, kinh tế, chắnh trị, văn hóa, xã hộiẦ vì vậy, luận án sẽ đề cập tới những nhân tố từ nhiều lĩnh vực tự nhiên, kinh tế, chắnh trị, văn hóa, xã hội của các tỉnh miền núi phắa Bắc có liên hệ, ảnh hưởng đến giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức cho sinh viên nói riêng ở khu vực này.
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh thêm đây là các tỉnh đa dân tộc, tiềm năng tự nhiên dồi dào, là căn cứ địa của cách mạng cũ, và là địa bàn quan trọng, có nhiều quan hệ thân thuộc về điều kiện xã hội - nhân văn với hành lang biên giới Trung Quốc và Lào. Cư dân ở đây các dân tộc thiểu số chủ yếu sinh sống ở vùng nông thôn trải rộng khắp các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.
Trong xu thế hội nhập, nền nông nghiệp đang chuyển dần từ thế độc canh, tự cung cấp sang sản xuất kinh doanh hàng hố. Trong cơng nghiệp, một số ngành có tốc độ tăng trưởng khá nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Bên cạnh đó, cơ cấu các thành phần kinh tế của các tỉnh cũng có chuyển biến rõ nét. Việc giao đất giao rừng, việc thu hút đầu tư nước ngoài tăng lên. Các khu vực kinh tế hộ gia đình, kinh tế tư nhân, cá thể và các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh kiểu mới cũng được hình thành trong điều kiện KTTT. Khu vực kinh tế nhà nước được khởi sắc và ngày càng khẳng định vị trắ vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển kinh tế và tạo điều kiện để thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế của các tỉnh.
Cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế của vùng dịch chuyển ngày càng tắch cực theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công
nghiệp và dịch vụ. Năm 2010: nông-lâm-ngư nghiệp chiếm 34,09%, công nhiệp- xây dựng chiếm 28,64%, dịch vụ chiếm 36,98%. 2011: nông-lâm-ngư nghiệp chiếm 31,72%, công nghiệp - xây dựng chiếm 31,29%, dịch vụ chiếm 36,99%.. Đặc biệt, mới đây Thủ tướng Chắnh phủ đã ban hành Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng miền núi phắa Bắc đến năm 2020. Theo đó, về kinh tế, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 7,5% và giai đoạn 2016 - 2020 là trên 8%. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 2.000 USD. Về xã hội, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 3 - 4%, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 65% vào năm 2020. Củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập trung học cơ sở, phấn đấu phủ sóng truyền hình mặt đất cho 100% dân cư vào năm 2015,Ầ
Để đạt được các chỉ tiêu này, Chắnh phủ đang đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Theo đó, một loạt các dự án giao thông lớn như đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lào Cai và Hà Nội - Lạng Sơn, được khởi công và đi vào hoạt động giai đoạn 2016 - 2020. Những cơng trình, dự án này khơng chỉ góp phần thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa các tỉnh MNPB với đồng bằng sông Hồng và các vùng của Việt Nam mà còn tạo cơ hội để các tỉnh MNPB phát triển kinh tế- xã hội, thu hút đầu tư.
Những thành tựu về kinh tế - xã hội của các tỉnh góp phần làm cho tình hình chắnh trị ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao, trong đó phải kể đến sự thay đổi diện mạo cuộc sống xoá đói giảm nghèo, số hộ đói nghèo ở các tỉnh biên giới phắa Bắc đã giảm. Đây là những điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi cho việc nâng cao đời sống nhân dân, và cũng là điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục đạo đức đối với sinh viên.
Tuy nhiên, trong bất cứ nền kinh tế nào cũng có tắnh hai mặt của nó. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta cũng khơng ngoại lệ, nó mang tắnh hai mặt: ảnh hưởng tắch cực và tiêu cực đối với đạo đức. Chúng ta cần phải nhận thức rõ cả hai mặt tắch cực và tiêu cực của kinh tế thị trường, để qua đó thấy được ảnh hưởng của nó đối với sự biến đổi về đạo đức, giáo dục đạo đức cho sinh viên các tỉnh miền núi phắa Bắc, những người chủ trong tương lai của đất nước. Ảnh hưởng tắch cực của kinh tế thị trường đến giáo dục đạo đức là rất lớn, cụ thể là:
Thứ nhất, kinh tế thị trường thúc đẩy nhanh q trình xã hội hóa sản xuất,
làm cho sự phân cơng, chun mơn hóa sản xuất ngày càng sâu sắc, sự hợp tác lao động ngày càng cao. Do đó, nó khai thác được những lợi thế về tự nhiên, xã hội, kĩ
thuật của từng người, từng cơ sở, cũng như từng vùng, từng địa phương; qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Điều này đã góp phần giúp cho sinh viên các tỉnh miền núi phắa Bắc có được niềm tin vững chắc vào sự nghiệp cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta đã lựa chọn. Qua đó, đã khơi dậy trong họ niềm tin vào lý tưởng và hoài bão để ra sức học tập, phấn đấu để lập thân, lập nghiệp góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Có thể nói, trong điều kiện KTTT hiện nay, mỗi con người, mỗi làng bản, mỗi dân tộc đang tìm mọi cách, mọi con đường tiến tới cuộc sống ngày càng giàu hơn (tăng thu nhập, tăng phúc lợi, tăng mức sốngẦ). Đây là môi trường thuận lợi để người sinh viên mạnh dạn bứt phá những quan niệm, những tư tưởng cũ không phù hợp, tiếp thu cái mới, những quan niệm đạo đức mới phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc và của thời đại. Kinh nghiệm cho thấy, sinh viên ở các tỉnh MNPB nhìn nhận về tình u, hơn nhân, hạnh phúc gia đình, lao động nghề nghiệp thường gắn với yêu cầu trực tiếp hàng ngày. Với họ, những gì có vẻ là xa vời, có vẻ ảo tưởng thì thường ắt được quan tâm hơn những gì gần gũi dễ thấy trực tiếp. Chắnh những kết quả của KTTT định hướng XHCN ở các tỉnh miền núi phắa Bắc và của đất nước đã tạo ra lượng của cải dồi dào, mang lại hiệu quả cho xã hội, tạo động lực mạnh mẽ cho sinh viên hăng hái học tập rèn luyện để sau này phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Thứ hai, kinh tế thị trường chịu sự tác động của của những quy luật vốn có
của sản xuất và trao đổi hàng hóa như: quy luật cung Ờ cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trịẦ Do đó, kinh tế thị trường buộc con người muốn tồn tại, thành cơng phải có năng lực thật sự, phải tinh thơng nghề nghiệp, nắm vững chun mơn. Nó địi hỏi và khuyến khắch con người tranh thủ thời gian, tận dụng mọi hoàn cảnh, điều kiện, tranh thủ mọi cơ hội để tắch lũy kiến thức, trình độ, chun mơn nghiệp vụ, nắm bắt những kỹ thuật và công nghệ hiện đại để thành đạt trong công việc và trong sản xuất kinh doanh. Trong kinh tế thị trường con người không thể khép mình, khơng thể phát triển trong trạng thái biệt lập mà phải giao lưu, trao đổi, tác động qua lại, ảnh hưởng và phụ thuộc lẫn nhau. Nhờ đó, con người phải ln tìm kiếm những cơ hội cho sự phát triển, đồng thời cũng phải dự đoán những thay đổi, rủi ro, bất trắc. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sinh viên Ờ những con người giàu ước mơ, nhiệt huyết nhưng cũng cịn bồng bột, dễ mắc phải nóng
vội chủ quan, ảo tưởng. Địi hỏi họ phải có sự lựa chọn đầy trách nhiệm trước khi hành động sao cho đem lại lợi ắch thiết thực cho cuộc sống.
Cần chú ý là, phát triển sản xuất hàng hóa là yêu cầu tất yếu của phát triển xã hội. Song tắnh biện chứng của nó cũng chỉ ra mặt trái của q trình này là: đầu cơ, bn lậu, nâng giá, ép giá, làm hàng giảẦ chúng ta không coi nhẹ, mà phải cảnh giác với những tệ nạn này. Đồng thời Nhà nước cần sử dụng pháp luật, chắnh sách để điều tiết và định hướng, để hạn chế hiện tượng tiêu cực tự phát. Ở đây, vấn đề cơ bản là sáng tạo. Đây là vấn đề chung có tắnh quy luật phổ biến hiện nay. Vì vậy, giáo dục đạo đức cho sinh viên các tỉnh miền núi phắa Bắc nhằm xây dựng người tri thức mới, toàn diện, say mê sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm chắnh là phù hợp với xu thế tất yếu hiện nay.
Thứ ba, kinh tế thị trường địi hỏi sự tơn trọng pháp luật và kỷ luật lao động
cao độ, vận hành theo những định chế tài chắnh nghiêm ngặt, do đó địi hỏi người lao động hình thành tác phong Ộsống và làm việc theo pháp luậtỢ, từ đó bỏ thói quen tùy tiện vô tổ chức đã tồn tại lâu nay (thói quen nặng tình, nhẹ lý của người dân lao động miền núi). Điều đó đã góp phần hình thành những phẩm chất của người lao động mới cho sinh viên và cũng là môi trường thuận lợi cho việc giáo dục ý thức lao động mới, ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân với xã hội, tôn trọng pháp luật, chấp hành kỷ luật trong lao động, tác phong công nghiệp.
Thứ tư, kinh tế thị trường dẫn đến những biến đổi căn bản về định hướng và
sự lựa chọn giá trị sống, đạo đức và nhân cách sinh viên. Trong nền KTTT các chủ thể được quyền tự do kinh doanh trong các ngành nghề, lĩnh vực mà Nhà nước cho phép và pháp luật khơng cấm; do đó, sinh viên các tỉnh MNPB được hấp dẫn và lôi cuốn vào những ngành nghề mới, những chuẩn mực tri thức mới phù hợp với việc lập thân, lập nghiệp. Họ ra sức học tập, trau dồi chuyên mơn, đạo đức để nhanh chóng thành đạt. Ngồi kiến thức chuyên ngành, sinh viên các tỉnh MNPB còn tranh thủ bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếpẦ Do đó, KTTT tạo ra trong xã hội một lối sống, một quan niệm mới thiết thực, buộc sinh viên các tỉnh MNPB phải không ngừng tăng cường vốn sống, tắch lũy kinh nghiệm và không ngừng sáng tạo, đổi mới trong cơng việc chứ khơng thể máy móc, giáo điều như trước đây. Đó là mơi trường rèn luyện nghị lực, bản lĩnh và ý chắ cho sinh
viên các tỉnh MNPB hiện nay. Đó là những mặt tắch cực của KTTT đối với những biến đổi về kinh tế, GDĐĐ cho sinh viên các tỉnh MNPB hiện nay.
Đây chắnh là điều kiện khách quan, thuận lợi cho công tác GDĐĐ, lối sống cho sinh viên Việt Nam nói chung và cho sinh viên các tỉnh MNPB hiện nay nói riêng.
Bên cạnh những mặt tắch cực, kinh tế thị trường cũng có mặt tiêu cực của nó, gây ảnh hưởng và tác động bất lợi đến đạo đức và giáo dục đạo đức cho sinh viên viên các tỉnh miền núi phắa Bắc nói riêng đó là:
Thứ nhất, kinh tế thị trường mặt trái của nó là mảnh đất mầu mỡ nảy sinh lối
sống thực dụng, đề cao chủ nghĩa cá nhân.
Dưới tác động của quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, kinh tế thị trường đặc biệt chú trọng tới lợi ắch vật chất và lợi ắch cá nhân, khiến người ta thường xuyên tìm kiếm những biện pháp, thậm chắ dùng những thủ đoạn để tìm kiếm lợi nhuận để thắng trong cạnh tranh, để làm giàu và khơng ngừng trở nên giàu có trong xã hội. Đây là điều kiện thuận lợi làm nảy sinh lối sống thực dụng, chạy theo lợi ắch vật chất tầm thường, chủ nghĩa cá nhân, làm ảnh hưởng xấu đến những giá trị truyền thống tốt đẹp trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên các tỉnh miền núi phắa Bắc. Đó là sự lệch lạc nguy hiểm về chuẩn mực giá trị và lối sống, sự suy thoái, xuống cấp về mặt tinh thần và đạo đức trong nền kinh tế thị trường. Những biểu hiện đó ảnh hưởng không nhỏ đối với sinh viên là môi trường thôi thúc sinh viên hình thành trong họ mục đắch sống tầm thường, vị kỷ, hưởng thụ không quan tâm đến mọi người xung quanh trong làng bản, trong cộng đồng các dân tộc, sống thờ ơ, vô cảm trước mọi hồn cảnh. Họ vơ cảm, thờ ơ với những hiện tượng phá rừng bừa bãi, những tệ nạn xã hội như: buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới, nạn nghiện hút, xì ke ma túy đang diễn ra hàng ngày bất chấp pháp luật, bất chấp đạo lý.
Thứ hai, trong nền kinh thế thị trường sự phân hóa giàu nghèo ngày càng trở
nên sâu sắc. Khoảng cách giữa vùng sâu, vùng xa, nông thôn và thành thị ngày càng lớn. Nguy cơ phân hóa giai cấp với hiện tượng một bộ phận dân cư, đặc biệt là nơng dân rơi vào tình trạng bị bần cùng hóa. Bộ phận dân cư nghèo, đặc biệt là nông thôn những người dân tộc miền núi vùng sâu, vùng xa sẽ chịu thiệt thòi trong việc hưởng thụ giáo dục, y tế, đời sống vật chất và văn hóa tinh thần cũng như tiếp thu những công nghệ hiện đại.
trường với hiện thực cuộc sống đang biến động, phức tạp đầy nghịch lý. Trong điều kiện KTTT, dưới tác động của những quy luật kinh tế khách quan, sự phân hóa xã hội là hệ quả tất yếu. Tuy nhiên, xét về góc độ đạo đức, đây là hiện tượng gây nhiều bất lợi cho sự phát triển nhân cách sinh viên, bất lợi trong GDĐĐ cho họ. Thực tế cho thấy, trong khi có người sẵn sàng bỏ ra hàng chục tỷ đồng để xây sẵn nhà mồ cho mình, hoặc bỏ ra hàng trăm ngàn đô la Mỹ để mua ơtơ để trưng diện thì có người đang vất vả ỘchạyỢ ăn từng bữa, nhất là những người ở vùng sâu, vùng xa ở các tỉnh MNPB. Sự bất bình đẳng này đã ảnh hưởng đến niềm tin của sinh viên vào chế độ, kắch thắch con người lao vào làm giàu bằng mọi giá, kể cả những thủ đoạn đê tiện nhất. Đây là những nghịch lý đang diễn ra ảnh hưởng không tốt đến đời sống đạo đức của xã hội nói chung và việc GDĐĐ cho sinh viên các tỉnh miền núi phắa Bắc nói riêng.
Thứ ba, Nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay còn ở giai đoạn thấp đang
trong quá trình hình thành, hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn còn nhiều kẽ hở và bất cập điều đó đã tạo cơ hội cho các hành vi vi phạm pháp luật như: tham nhũng, buôn lậu, làm hàng giả, trốn thuế nảy sinh và tồn tại. Mặt khác, do điều kiện KTTT chưa phát triển hoàn thiện, thị trường lao động, thị trường tài chắnh, bất động sảnẦ còn hết sức sơ khai non trẻ. Trong hồn cảnh đó, nhiều người đã lợi dụng khe hở lách luật để làm giàu bất chắnh, ở các tỉnh miền núi họ phá rừng, chặt cây làm gỗ, khai thác bừa bãi, phá hoại môi trường sinh thái, phá hoại nguồn nước gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho đời sống của nhân dân. Những hiện tượng trên đã tác động không nhỏ đến sinh viên, dễ hình thành trong họ mục đắch sống tầm thường, vị kỷ thậm chắ chà đạp nên lợi ắch của người khác bất chấp đạo lý. Bên cạnh đó, kẻ thù tìm mọi cách phá hoại cơng cuộc xây dựng đất nước, phá hoại đồn kết các dân tộc, các tơn giáo khác nhau. Những