Phê phán một số tài liệu cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu nguồn sử liệu về phong trào thi đua yêu nước trong phông lưu trữ phủ thủ tướng (1945 1954) (Trang 79)

6. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận án

2.2. Phê phán một số tài liệu cụ thể

Trong quá trình đọc các tài liệu về phong trào TĐAQ trong phông lƣu trữ PTT (1945 - 1954), chúng tôi đã phát hiện một số sai lầm trong các tài liệu. Những sai lầm đó nhƣ sau:

Sai lầm thứ nhất là lời kêu gọi TĐAQ đầu tiên đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh viết không phải "viết khoảng ngày 1/5/1948" mà đƣợc viết trong khoảng từ 27-3 đến 01-5-1948.

Sai lầm thứ hai là Lời kêu gọi TĐAQ của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân 1000 ngày kháng chiến, không phải viết ngày 11/6/1948 mà là ngày 10/6/1948.

Sai lầm thứ ba là Đại hội toàn quốc các CSTĐ và CBGM năm 1952 không phải từ ngày 1/5/1952 đến 6/5/1952 nhƣ các sách lịch sử đã viết từ trƣớc đến nay mà từ ngày 30/4/1952 đến ngày 6/5/1952.

Sai lầm thứ tƣ là anh hùng quân đội La Văn Cầu sinh ra không phải ở tại làng Hùng Đinh nhƣ Biên bản Đại hội toàn quốc các CSTĐ và CBGM ghi mà là bản Lũng Điêng, xã Khâm Thành, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

Ngoài những sai lầm trên, trong quá trình đọc tài liệu chúng tôi đã đính chính nhiều sai sót khác trong các văn bản phông PTT (1945-1954) về phong trào TĐAQ. Sau đây chúng tôi sẽ phân tích, so sánh và đính chính các sai lầm nói trên:

Tất cả các tƣ liệu tuy khác nhau về thể loại, nội dung, xuất xứ và hoàn cảnh ra đời nhƣng đều có những đặc điểm chung về hình thức và nội dung. Điều đó cho chúng ta khả năng thống nhất tiếp cận một cách khoa học với các

tƣ liệu, tức là nghiên cứu phƣơng pháp phân tích sử liệu học và tổng hợp sử liệu học [221]. Để thu nhận đƣợc những thông tin tin cậy, ngƣời nghiên cứu phải tiến hành phê phán nguồn, tức là phê phán kênh và phê phán các thông tin chứa trong kênh. Có thể hiểu phê phán sử liệu là nghiên cứu toàn diện sử liệu nhằm xác định tính xác thực và độ tin cậy của nó [26, tr.60].

Tài liệu lƣu trữ về phong trào TĐAQ trong phông PTT (1945 - 1954) nhiều về số lƣợng, đa dạng về thể loại, phong phú về nội dung. Để có điều kiện đi sâu phê phán sử liệu, chúng tôi chọn 3 nhóm tài liệu tiêu biểu là: Một số văn bản đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh về TĐAQ, những tƣ liệu có bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Biên bản Đại hội toàn quốc các CSTĐ và CBGM năm 1952.

2.2.1. Một số văn bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Xác định thể loại:

Nhƣ chúng tôi đã trình bày ở phần trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là Chủ tịch nƣớc, vừa là Chủ tịch Chính phủ nên bức thƣ gửi "đồng bào yêu quí" về phong trào TĐAQ là bức thƣ công, nhân danh Nhà nƣớc và Chính phủ, bởi vậy về thể loại, chúng đều là tài liệu văn thƣ nhà nƣớc.

Về thể loại, theo thiển ý của chúng tôi đây là bức thƣ công. Có ba lý do để chúng tôi coi đây là bức thƣ công. Lý do thứ nhất là trong các bức thƣ khác Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng thƣờng viết: "Cùng vệ quốc đoàn, tự vệ, dân quân toàn quốc" (thƣ gửi Vệ quốc đoàn, tự vệ, dân quân toàn quốc tháng 1/1947) [36, tr.43]; Cùng đồng bào lao động toàn quốc" (thƣ gửi đồng bào lao động toàn quốc nhân ngày 1/5/1948) [36, tr.421].

Lý do thứ hai mà chúng tôi coi đây không phải lời kêu gọi là trong bản gốc đang lƣu trữ ở Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III không có tên là LỜI KÊU GỌI THI ĐUA YÊU NƢỚC. Trong công văn số 10867 ngày 1/5/1948, ông Đào

Đức An-Tham chính Văn phòng Chủ tịch Chính phủ đã thêm vào bản sao văn bản trên là LỜI KÊU GỌI CỦA HỒ CHỦ TỊCH. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia trong tập 5 Hồ Chí Minh toàn tập lại tự sửa tên gọi văn bản trên (không có lời giải thích nào) thành LỜI KÊU GỌI THI ĐUA YÊU NƢỚC. Nhƣ vậy, qua 2 lần sao thì đã bị "thất bản", vì mỗi lần sao ngƣời sao đã tự ý thêm vào những tên gọi khác nhau.

Lý do thứ ba để chúng tôi không coi đây là lời kêu gọi vì cách hành văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong văn bản này không có văn phong của lời kêu gọi. Chúng ta thử so sánh bức thƣ nói trên với lời kêu gọi TĐAQ nhân kỷ niệm 1000 ngày kháng chiến toàn quốc:

+ Lời văn giống nhau: Lời văn của bức thƣ ...

Nay muốn tự cấp, tự túc đi kịp ngƣời ta, thì chúng ta phải đi mau.

Vì vậy sỹ, nông, công, thƣơng, binh, gái, trai, già, trẻ, toàn thể quốc dân ta, vô luận ở địa vị nào, làm công việc gì ? phải ra sức tham gia cuộc TĐAQ, tức là tăng gia sản xuất.

Lời văn của lời kêu gọi

Vì bổn phận của ngƣời Việt Nam, bất kỳ, sỹ, nông, công, thƣơng, binh; bất kỳ làm việc gì, đều cần phải thi đua nhau:

Làm cho mau Làm cho tốt Làm cho nhiều

Mỗi ngƣời dân Việt Nam bất kỳ già, trẻ, trai, gái; bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ, đều phải trở lên một chiến sỹ tranh đấu trên mặt trận: quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa.

+ Lời văn khác nhau: Lời văn của bức thƣ ...

Nhƣ thế thì

Lời văn của lời kêu gọi ...

Kháng chiến nhất định thắng lợi Kiến quốc nhất định thành công.

Hồ Chí Minh

lƣợng vô tận của dân tộc ta, với lòng yêu nƣớc và chí kiên quyết của nhân dân và quân đội ta, chúng ta có thể thắng lợi, chúng ta nhất định thắng lợi.

Hỡi toàn thể đồng bào, Hỡi toàn thể chiến sỹ, Tiến lên

Hồ Chí Minh Qua so sánh này, càng thấy khó có thể gọi là lời kêu gọi đƣợc. Không có từ "Hỡi" ở cuối bài.

Vì ba lý do trên, chúng tôi cho rằng văn bản viết đăng kèm bản phát động phong trào thi đua là một bức thƣ công có mục đích kêu gọi TĐAQ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Phê phán yếu tố vật mang tin:

Thƣ của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trên giấy khổ 10cm x 14cm, xé từ một quyển sổ tay nên phía trên tờ giấy còn nham nhở hình răng cƣa. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bằng mực xanh. Tờ giấy viết thƣ sau hơn nửa thế kỷ, nay đã ngả màu vàng vì độ toan của giấy. Từ đặc điểm của vật mang tin, chúng ta khẳng định bức thƣ viết tay của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bản gốc. Công điện số 1073M tháng 4/1948 (không đề ngày) yêu cầu Liên khu và các tỉnh cho in bản "phát động phong trào Thi đua ái quốc" do Chánh văn phòng Chủ tịch Chính phủ Phan Mỹ ban hành đƣợc đánh máy trên giấy dó cỡ 12cm x 19cm. Công điện số 1073M chỉ ghi tên ông Phan Mỹ nhƣng không có chữ ký của ông Phan Mỹ và không có dấu của Văn phòng Chủ tịch Chính phủ. Trên công văn số 1086M do ông Đào Đức An ký có đóng dấu đỏ vẫn còn rõ. Nội dung của công văn này là "Sao gửi: các Bộ, các Liên khu", "Lời này để đăng

trƣớc bản phát động phong trào thi đua". Bản phát động phong trào TĐAQ in trên giấy rơm, qua giấy nến theo cách in rô-nê-ô nay đã ngả màu xám rất khó đọc.

Nhƣ vậy, ngoài bức thƣ của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bản gốc, còn lại công điện số 1073M, công văn số 1086M, Bản phát động phong trào Thi đua ái quốc đều là bản sao.

- Phê phán yếu tố xuất xứ:

Lý do thứ nhất để Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bức thƣ nói trên là sự cần thiết phải phát động phong trào TĐAQ. Ngay trong biên bản phiên họp ngày 20/9/1945 của HĐCP do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm chủ tọa, ông Hoàng Minh Giám làm thƣ ký, mục Động viên tinh thần dân chúng có ghi: "Cụ Hồ Chí Minh nói Chính phủ nên tìm cách động viên tinh thần dân chúng, làm phấn khởi dân trí. Hiện nay dân yêu nƣớc một cách nồng nàn; ta phải làm cho lòng yêu nƣớc ấy có hiệu quả thiết thực, ta phải làm cho lòng yêu nƣớc ấy thực hành ra trong cuộc sinh hoạt hàng ngày"[78]. Mong muốn làm cho lòng yêu nƣớc "có hiệu quả thiết thực" và "thực hành ra trong sinh hoạt hàng ngày" chứng tỏ tƣ duy cách mạng sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến rất gần đến việc tổ chức phong trào TĐAQ sau này. Trong tác phẩm "Giấc ngủ 10 năm" đƣợc viết vào năm 1949 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi phong trào TĐAQ là một "bƣớc mới" và "ngày nay xem lại thì bƣớc mới ấy rất là tầm thƣờng. Nhƣng mƣời năm về trƣớc biết nêu nó ra, biết làm cho đƣợc thì không phải là việc dễ"[35, tr.615].

Lý do thứ hai để Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bức thƣ nói trên là nhân dịp phát hành bản PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO TĐAQ. Nhƣ vậy bức thƣ này của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết để "đăng vào trƣớc bản phát động phong trào thi đua" nhƣ công văn số 10867 ngày 1/5/1948 của Văn phòng Chủ tịch Chính

phủ. Có tới 2 văn bản nhắc nhở in bản phát động phong trào thi đua. Nhƣ vậy, văn bản phát động phong trào thi đua là văn bản quan trọng [111].

- Về yếu tố tác giả:

Nhƣ phần trên chúng tôi đã trình bày: Bản phát động phong trào Thi đua ái quốc là một văn bản quan trọng. Văn bản này có nội dung gần giống nhƣ

Chỉ thị phát động phong trào Thi đua ái quốc ngày 27/3/1948. Chúng ta thử so sánh văn bản này với bản chỉ thị nói trên. Hai văn bản trên có nội dung cơ bản giống nhau. Trong Bản phát động phong trào Thi đua ái quốc có 8 đề mục và nội dung giống nhƣ trong Chỉ thị. Tuy nhiên, trong Chỉ thị cho thêm 2 đề mục IX và X mà trong Bản phát động phong trào Thi đua ái quốc không có.

+ Sự giống nhau của 2 văn bản nói trên:

Chỉ thị của Trung ƣơng phát động phong trào Thi đua ái quốc

I. Phong trào TĐAQ đã nhóm. Sau chiến công vẻ vang của bộ đội và nhân dân ta ở Việt Bắc, một luồng gió phấn khởi đã thổi khắp nƣớc. ...

Bản phát động phong trào Thi đua ái quốc

I. Phong trào TĐAQ đã nhóm. Sau chiến công vẻ vang của bộ đội và nhân dân ta ở Việt Bắc, một luồng gió phấn khởi đã thổi khắp nƣớc. ...

+ Sự khác nhau của 2 văn bản nói trên thể hiện:

Điểm khác nhau thứ nhất là trong Chỉ thị có thêm 3 đề mục IX, X và XI. Mục IX là MỘT VÀI ĐIỀU CẦN CHÚ Ý TRONG VIỆC THI ĐUA, mục X là KHẨU HIỆU THI ĐUA, mục XI là KẾT LUẬN.

Điểm khác nhau thứ hai là so sánh với bản dự thảo Bản phát động phong trào Thi đua ái quốc thì kể cả phần ngƣời sửa chữa bằng bút mực xanh trên

bản đánh máy cũng có những chỗ giống nhau và những chỗ khác bản Chỉ thị. Chúng ta so sánh bản văn của 3 văn bản trên:

Theo nội dung Chỉ thị của Trung ƣơng phát động

phong trào TĐAQ

... và thêm vào đó mấy khẩu hiệu chung:

1. Thi đua là đoàn kết, đoàn kết để thi đua

2. Thi đua đặt thắng lợi là kháng chiến thắng lợi

3. Thi đua là kiến quốc 4. Thi đua để đủ ăn, đủ mặc

5. Thi đua để thắng giặc 6. Yêu nƣớc phải thi đua [7, tr.80]

Theo bản đánh máy (chƣa sửa chữa) phát động

phong trào TĐAQ

1. Thi đua là đoàn kết, đoàn kết để thi đua

2. Cuộc thi đua đặt thắng lợi tức là cuộc kháng chiến thắng lợi

3. Thi đua là kiến quốc 4. Những ngƣời yêu nƣớc phải thi đua

5. Thi đua để tự cấp, tự túc [111]

Theo văn bản (đã sửa) bằng mực xanh trên bản đánh máy phát động phong

trào TĐAQ

1. Thi đua là đoàn kết, đoàn kết để thi đua

2. Thi đua đặt thắng lợi là kháng chiến thắng lợi

3. Thi đua là kiến quốc 4. Thi đua để đủ ăn, đủ mặc

5. Thi đua để thắng giặc 6. Yêu nƣớc phải thi đua [111]

Nhƣ chúng tôi đã phân tích trên đây, ngƣời sửa lại văn bản đánh máy là ngƣời có trình độ và chức vụ cao, nhƣng chƣa phải là ngƣời duyệt cuối cùng. Chúng ta so sánh một đoạn trong 3 văn bản nêu trên:

Theo nội dung Chỉ thị của Trung ƣơng phát động phong trào Thi đua ái quốc

Thi đua về gì ? Thi đua về 3 mặt 1. Phƣơng pháp 2. Tinh thần 3. Kết quả Theo bản đánh máy (chƣa sửa chữa) phát động phong trào Thi đua ái quốc

Thi đua về gì ? Thi đua về 3 mặt 1. Phƣơng pháp 2. Tinh Thần 3. Thành tích

Theo văn bản (đã sửa) bằng mực xanh trên bản đánh máy phát động phong

trào Thi đua ái quốc Thi đua về gì ?

Thi đua về 3 mặt 1. Cách thức làm việc 2. Tinh thần

3. Kết quả

Tiếc rằng, trong các kho lƣu trữ không lƣu giữ đƣợc bản chính của bản Phát động phong trào TĐAQ.

Chúng tôi đã đối chiếu bản thảo đánh máy bản Phát động phong trào TĐAQ với những văn bản, lời phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại biên bản cuộc thảo luận của cán bộ cấp cao về vấn đề TĐAQ tối 27/5/1948 và biên bản buổi họp đầu tiên ngày 28/5/1948, bản Tổ chức TĐAQ có hàng trăm chỗ sửa chữa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bài phát thanh về TĐAQ và nhiều văn bản khác của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đi đến kết luận là bản Phát động phong trào TĐAQ mang đầy đủ tƣ tƣởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Về yếu tố thời gian làm ra văn bản:

+ Thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bức thƣ (Lời kêu gọi Thi đua yêu nƣớc).

Bản gốc viết tay của tác phẩm mà ngày nay đƣợc gọi là "Lời kêu gọi thi đua yêu nƣớc" không đề ngày tháng. Văn phòng Chủ tịch Chính phủ ngày 1/5/1948 sau phần sao tác phẩm trên có ghi "lời này để đăng vào trƣớc bản Phát động phong trào thi đua". Công văn sao này do ông Đào Đức An ký, có đóng dấu của Văn phòng Chủ tịch Chính phủ.

Cũng trong hồ sơ này còn lƣu đƣợc công điện số 1073M của Văn phòng Chủ tịch Chính phủ có đề tên ông Phan Mỹ, nhƣng không có chữ ký, ngày bỏ trống chỉ ghi "tháng 4 năm 1948 yêu cầu các UBKCHC liên khu và các tỉnh in và phát hành bản phát động phong trào TĐAQ với yêu cầu "sự phổ biến nói trên làm càng mau càng hay, chậm lắm là 31/5/1948". Tại tờ thứ 25 của hồ sơ 2378 tuy không đề rõ ngày tháng, nhƣng nội dung có chứa nhiều thông tin liên quan đến việc công bố tài liệu nói trên.

Bản "Tổ chức Thi đua ái quốc" gồm 9 trang với 244 chỗ do chính tay Chủ tịch Hồ Chí Minh sửa chữa trên bản đánh máy của Ủy ban lãnh đạo thi đua Trung ƣơng khởi thảo [111] có ghi rõ trong mục I: Những việc đã làm: "Bản phát động phong trào Thi đua ái quốc đã gửi cho tất cả các khu để in ra và phát cho dân chúng và HĐCP đã chỉ định một Ủy ban phụ trách thi đua Trung ƣơng" [111]. Tháng 4/1948 theo công văn số 1073M Văn phòng Chủ tịch Chính phủ đã gửi bản Phát động phong trào TĐAQ đến các liên khu. Tại tờ số 2 hồ sơ lƣu trữ 2378 có lƣu bản sao đánh máy. Khác với bản viết tay của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bản sao đánh máy có tên gọi là "Lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch". Dòng tên gọi này không có trong bản thảo. Bản sao đánh máy này do ông Đào Đức An ký, mang số 1086M, đóng dấu Văn phòng Chủ tịch Chính phủ. Dấu đóng theo kiểu dấu "treo" ngoài chữ ký của ông Đào Đức An. Nhƣ vậy, Lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch nói trên đƣợc viết ra trƣớc ngày 1/5/1948. Do không nghiên cứu kỹ bản sao công văn 1086M mà từ trƣớc đến nay đã xảy ra những nhầm lẫn. Ngày 1/5/1978 báo Nhân dân đã viết "cách

đây 30 năm (1/5/1948) Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi nhân ngày 1/5/1948" [111]. Thực ra lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch nói trên không phải nhân ngày 1/5/1948

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu nguồn sử liệu về phong trào thi đua yêu nước trong phông lưu trữ phủ thủ tướng (1945 1954) (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)