Phân loại theo cấu trúc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hiện tượng chuyển mã tiếng anh trong giao tiếp tiếng việt (trường hợp sinh viên chuyên ngữ ở một số trường đại học tại hà nội) (Trang 57)

7. Kết cấu luận án

2.2. Kết quả khảo sát hiện tƣợng chuyển mã tiếng Anh trong giao tiếp tiếng

2.2.1.1. Phân loại theo cấu trúc

a. Câu đơn hai thành phần

Tƣ liệu ghi nhận có 17 câu đơn trong số các câu đƣợc tạo bởi chỉ ngơn ngữ nhúng. Quan sát các ví dụ:

Trích đoạn 2.1

A: Homework (hơm guốc) là làm assignment 1 (ơ sai mừn oăn) nhé. B: Thế còn case study (cây xta đi) về health (heoth) thì sao?

A: Cái đó để mai mới phải làm, tutor (tutor) nói thế mà. B: Đọc lại giúp tớ assignment 1(ơ sai mừn oăn) đƣợc không?

A: Theo em, những buổi hoạt động ngoại khóa mang lại những benefit (ben ni phít) gì cho sinh viên.

B: I got it (I got it). Thank you (thank you). A: Be (bi) careful (ke phun).

Trích đoạn 2.2

A: Đi ăn thơi, tao đói q rồi!

B: Từ từ, để tao chụp ảnh check in (chếch in) đã. A: Chắc gì đã có ngƣời like (lai), xong chƣa cịn ăn?

59.5% 10.4% 6.8% 15.3% 8% Phát ngơn trần thuật khẳng định Phát ngôn trần thuật phủ định Phát ngôn cầu khiến Phát ngôn nghi vấn Phát ngôn cảm thán

B: Rồi rồi, ăn đi cho hot (hót).

A: You make me sick (iu mếch mi sích).

Có thể nói trong mỗi ngơn ngữ, đặc biệt trong tiếng Việt, câu đơn (nhất là câu đơn hai thành phần) có cấu trúc cơ bản, phổ biến, là hạt nhân để cấu tạo các kiểu câu khác nhƣ câu phức, câu ghép. Về kích thƣớc vật chất, câu đơn thƣờng có kích thƣớc khơng lớn lắm, đơi khi chỉ đƣợc tạo bởi 2 từ, một chủ thể và một vị từ. Điều này khiến câu đơn trở nên gọn nhẹ, đơn giản, dễ tạo lập, dễ nhớ, là kiểu câu cơ sở mà ngƣời học phải tạo lập đầu tiên khi học bất cứ ngôn ngữ nào. Trƣờng hợp hai câu đơn trong hai trích đoạn trên “I got it” (tớ hiểu rồi) và “You make me sick” (tớ

cảm thấy bị xúc phạm) là những kiểu cấu trúc nhƣ vậy. Chúng đƣợc dùng phổ biến

trong những giai đoạn học đầu tiên với ngƣời phi bản ngữ, đặc biệt là trong khẩu ngữ. Và khi nó đƣợc dùng nhiều thì sẽ thành quen, dễ đi vào tiềm thức và dễ trở thành những biểu thức mang tính cố định cao và khả năng đƣợc huy động trong những hồn cảnh thích hợp sẽ lớn.

b. Câu đơn đặc biệt

Theo kết quả phân loại về mặt cấu trúc, các câu chỉ đƣợc tạo bởi ngơn ngữ nhúng có hình thức câu đặc biệt chiếm số lƣợng lớn với 146 câu, trong số đó, câu đặc biệt danh từ chiếm số lƣợng khiêm tốn (21/146 câu) mà điển hình nhƣ Hanoi University (Đại học Hà Nội); Good idea (ý tưởng hay); Best friend (bạn tốt)…. Trích đoạn 2.3

A: Xinchào.

B: Hi (Hi). Bạn có khỏe khơng?

A: Good (gút). Tên facebook (phây búc) của bạn là gì?

B: Nga Pham. Cậu add (ét) đi, nhớ like avartar (lai a van ta)nhé! A: Ok (ô kê), I (I) like (lai) it (ít).

B: Bạn đang học trƣờng nào?

A: Hanoi University (Hà Nội iu ni vớt si ti).

Trích đoạn 2.4

A: Dậy chƣa mày?

B: Sắp dậy! What (What)?

B: Why (why) sad (sát)?

A: Không biết! Hôm qua không ngủ đƣợc.

B: Điên. I don't care (I don’t care). Tao chƣa muốn dậy. A: Đi mà, please (plịt)!! Best friend (bét fren)! Huhu B: Thôi đƣợc rồi, mua đồ ăn sáng ln nhé!

Trích đoạn 2.5

A : Happy birthday (háp pi bớt đây) mày nhé. Sinh nhật vui vẻ. B : Thank (Thanh) mày.

A : Quà cho mày này.

B : Tị mị q. .. Tao thích nó lắm.

A : Mày có thể dùng máy này để record (record) bài giảng của thầy . B : Ok (ô kê). Good idea (gút ai đia).

Trong khi đó, câu đặc biệt vị từ chiếm số lƣợng áp đảo (125/146 câu) cụ thể nhƣ Sure (chắc chắn rồi); Right (chuẩn ln/ chính xác); Let’s go (đi thơi); Why sad (sao buồn); like afternoon (thích thì chiều)….

Trích đoạn 2.6

A: Dạo này ngoài quán net (net) đang rộ lên game online (game online) hay lắm đấy, chiều qua đấy không?

B: Thôi học bài đi, suốt ngày game (game), sắp thi mid-term (mid-term) rồi đấy, có muốn pass (pát) không?

A: Yes (Yes), cơ mà ở đấy có nhiều game (game) thủ lắm, ra một lúc thơi xong về ôn bài tiếp.

B: Ok (ô kê), nhƣng chỉ một lúc thơi đó.

A: Sure (sure). Tớ cũng muốn pass (pát) mơn này mà.

Trích đoạn 2.7

A: Này mày đã đặt phòng trƣớc chƣa? B: Tao đã book (búc) từ tuần trƣớc rồi. A: Thế đã check (chếch) giá chƣa?

B:Really (really)? Sao you (you) biết?

A: Sáng nay seen (seen) trên facebook (phây búc).

Câu đơn đặc biệt là câu khơng có kết cấu chủ vị nào (Vũ Đức Nghiệu (chủ biên), Nguyễn Văn Hiệp, 2009 [41]). Câu đơn đặc biệt có thể là một từ nhƣ Sure (chắc chắn rồi); Really? (thật không?)…hay một tổ hợp từ nhƣ Let’s go (đi thôi); Of course (đương nhiên rồi)…thuộc trích đoạn 2.6; 2.7. Chủ thể phát ngơn sử dụng

loại câu đơn đặc biệt này giúp lời văn ngắn gọn, tránh lặp lại thông tin thừa đã nêu ở trên (of course, sure); đồng thời cũng bộc lộ trạng thái, cảm xúc của ngƣời nói (really tỏ thái độ ngạc nhiên khi tiếp nhận nội dung thông tin). Thực tế, đây là loại câu có tần số xuất hiện cao trong hội thoại bởi đặc trƣng của ngơn ngữ nói là ngắn gọn, chú trọng thích đáng đến các tiêu điểm thơng tin, đặc biệt đối với ngƣời học ngoại ngữ nên sự xuất hiện với số lƣợng lớn của dạng câu này trong kiểu câu chỉ đƣợc tạo bởi ngôn ngữ nhúng cũng là dễ hiểu.

2.2.1.2. Phân loại theo mục đích nói/ ngơn trung a. Phát ngơn trần thuật

Tƣ liệu ghi nhận có 114 phát ngơn trần thuật trong số các phát ngôn đƣợc tạo bởi chỉ ngôn ngữ nhúng. Căn cứ vào quan hệ với thực hiện, phát ngôn trần thuật đƣợc phân biệt ra 2 loại là phát ngôn trần thuật khằng định và phát ngôn trần thuật phủ định. Phát ngôn trần thuật khẳng định là 97 phát ngôn (chiếm 59,5%) trên

tổng số 114 phát ngơn trần thuật. Tiêu biểu có thể kể đến nhƣ: ok sure (ừ, chắc chắn

rồi), of course (đương nhiên rồi), sure (chắc chắn rồi), yes sir (vâng thưa ơng)…. Trích đoạn 2.8

A: Năm nay có định đi vacation (vacation) khơng?

B: Chƣa biết, đợi xem money (money) có adapt (ơ đép) khơng đã.

A: Đi đảo Lý Sơn đí, nghe feedback (phít bách) bảo view (view) đẹp lắm. B: Ừa cũng định đi biển đây.

A: Thế khi nào có ý định gì thì mess (mét) tao nhé. B: Ok (ơ kê), sure (sure).

Trích đoạn 2.9

A: Này mày đã đặt phòng trƣớc chƣa? B: Tao đã book (búc) từ tuần trƣớc rồi.

A: Thế đã check (chếch) giá chƣa?

B: Of course (ợp cót). Booking (booking) và checking (checking) xong hết rồi. A: Này Vietjetair đang promo (prô mâu) vé 0 đồng đấy.

B:Really (really)? Sao you (you) biết?

A: Sáng nay seen (seen) trên facebook (phây búc).

Chủ thể của các phát ngôn 2.8 và 2.9 sử dụng phát ngôn trần thuật khẳng định là of course (đương nhiên rồi) và ok sure (ừ, chắc chắn rồi) nhằm xác nhận sự việc “nếu B đi du lịch ở đảo Lý Sơn thì nhớ nhắn tin cho A” trong trích đoạn 2.8 và “việc B xác nhận lại thơng tin đã tìm hiểu thơng tin về giá cả trƣớc khi đặt phòng khách sạn để A yên tâm”. Ngoài việc câu trần thuật đƣợc thể hiện bằng các thực từ thì trong hai ví dụ trên, chủ thể phát ngôn đã sử dụng các tiểu từ tình thái riêng là “sure” và “of course” để bày tỏ thái độ khẳng định để ngƣời nghe hồn tồn n tâm.

- Phát ngơn trần thuật phủ định: Tƣ liệu ghi nhận, trong 114 phát ngôn trần thuật có 17 phát ngơn phủ định (chiếm 10,4%) đƣợc tạo bởi các từ phủ định nhƣ no (khơng), not yet (chưa), no no (đâu có)….

Trích đoạn 2.10

A: Ê mày, chủ nhật có đi đâu chơi khơng? B: Yes (yes). Bọn tao đi chùa Hƣơng.

A: Thế á? Cịn slot (xlốt) khơng cho tao xin hai slot (xlốt)? B: Có. Mà mày cần hai chỗ làm gì?

A: Cho tao với bạn gái. B: Thế thì ok (ơ kê).

A: Ơ, thank (thanh) mày nhé. B: No problem (no problem).

Trích đoạn 2.11

A: Cịn tiền khơng mày? Tối đi bar (ba) đi. B: Yeah (giê), đi đi. Dạo này stress (xtrét) lắm. A: Rủ con Yến cùng đi đi.

B: Khơng thích nữa.

Trích đoạn 2.12

A : Mày đã xem clip (clíp) tao gửi cho mày chƣa ? B : Not yet (not yet)!

A : Hay lắm ý! B : No (no).

A :Liên quan tới bài test (tét) ngày mai đấy . B :Ok (ô kê)! Lát xem.

Trích đoạn 2.13

A: Hồi này style (xtai) thế nhỉ?

B: À, xem tớ hồi này có hot (hót) khơng? A: Yes (yes).

B: Tớ đi shopping (shopping) suốt mà lại. A: Nhƣng tớ khơng có tiền.

B: Thì hack (hách) của bố mẹ đi. A: No, I don't (no, I don’t).

B: Thế thì cứ nhìn tớ mặc đẹp đi nhé. A: Thôi cậu next (nếch) đi.

B: Bye (Bye).

Xét về mặt ngữ pháp, thì những ví dụ chúng tơi nêu trên đều là phát ngơn phủ định đích thực-tức là phát ngơn có hình thức phủ định thể hiện nội dung phủ định (Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến, 2010 [10]). Để tạo ý phủ định, ngƣời nói dùng các từ nhƣ no (không); no no (đâu có); not yet (vẫn chưa); don’t (trợ động từ mang ý phủ định “không”) nhằm tạo thêm các sắc thái nhấn mạnh và để tạo ý phủ định, bác bỏ. Loại phát ngôn phủ định bác bỏ thƣờng dùng trong đối đáp để cải chính, bác bỏ ý kiến, nhận định của ngƣời đối thoại (Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hồng Trọng Phiến, 2010 [10]). Có thể thấy các mã tiếng Anh phủ định và khẳng định đƣợc nhúng vào các phát ngôn tiếng Việt đều nằm trong vùng “từ vựng chung”-đó là những từ tiếng Anh mang tính quốc tế, có mặt ở mọi ngơn ngữ bởi tính thơng dụng, ngắn gọn của chúng và cách sử dụng tiếng

Anh của ngƣời Việt cũng không nằm ngồi vịng xốy đó (Nguyễn Văn Khang, 2007 [29]).

b. Phát ngôn cầu khiến

Trong 163 phát ngôn của ngôn ngữ nhúng, các phát ngôn cầu khiến chiếm 6,8% với 11/163 phát ngôn. Cụ thể nhƣ Let’s go (đi thôi); Come on (đến đi); Keep

calm (bình tĩnh đã); Be confident (hãy tự tin nhé); Come on baby (cố lên cưng)… Trích đoạn 2.14

A: Lấy salary (salary) chỗ parttime (pát time) kia chƣa mày? B: Chƣa, forgot it (pho gót ít).

A: Không tự care (care) mà đi hỏi đi. Khơng lấy mất đó. B: Keep calm (keep calm). Chỗ đấy cũng tử tế mà. A: Thì cứ nhắc thế, liệu ra sớm nha.

B: Ừ, thank you (thank you) mày nhắc nhé. Có lƣơng đi coffee (coffee) nhé.

Trích đoạn 2.15

A: Ê mày, chiều đi chơi game (gêm) không?

B: Chắc no (no), ba má tao stay home (stay home) hết rồi. A: Thì mày trốn đi.

B: Sorry (sorry), chắc tao không thể.

A: Ừ, so (so) khi khác cũng đƣợc. Hay tao qua nhà mày chơi nhé. B: Ok (ơ kê), come on (come on).

Trích đoạn 2.16

A: Hello (hê lâu). Lâu lắm không gặp rồi nhỉ? B: Ừ, lâu lắm rồi ý. How are you (how are you)? A: Tớ vẫn khỏe. Mà cậu đi đâu vậy?

B: Mình đi shopping (shopping), mua ít đồ tết ý mà.

A: Me too (me too), vậy đi cùng nhau nhé. Mình biết chỗ này sale (sêu) mạnh lắm. B: Đi nào. Let's go (let’s go).

Ngƣời Việt dùng phát ngôn cầu khiến trong trƣờng hợp này nhằm thể hiện mức độ tình cảm, thái độ nhất định trong từng cảnh huống giao tiếp. Gần nhƣ toàn bộ các phát ngôn cầu khiến trong vốn tƣ liệu mà chúng tôi thu thập đƣợc đều là các

Không cần hô ngữ cũng nhƣ các thành phần bổ trợ, ngƣời Việt thƣờng sử dụng mệnh đề cầu khiến có hình thức trực tiếp-tức là các hành vi cầu khiến này có hạt nhân là các động từ vị ngữ (Keep calm; come on, let’s go, be confident…) nhằm đạt đƣợc mục đích giao tiếp bằng sự áp đặt (Lƣơng Văn Hy, 2000 [25]). Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu đi trƣớc của Vũ Thị Thanh Hƣơng khi nhận định 91% lời cầu khiến của ngƣời Việt sử dụng cấu trúc trực tiếp (Lƣơng Văn Hy, 2000 [25]). Điều này đƣợc lí giải do vốn tƣ liệu đƣợc thu thập chủ yếu ở những hồn cảnh kí túc xá, sân trƣờng, lớp học… giữa những ngƣời bạn thân quen-nơi mà quan hệ thứ bậc và sự thân mật cho phép ngƣời nói đƣợc giảm bớt yếu tố lịch sự. Và vì vậy lời cầu khiến trực tiếp (ít lịch sự hơn) đƣợc ngƣời Việt mà đặc biệt là giới trẻ (các bạn sinh viên chuyên ngữ) ƣa chuộng hơn lời cầu khiến gián tiếp.

c. Phát ngôn nghi vấn

Trong số 163 phát ngơn đƣợc tạo bởi ngơn ngữ nhúng có 25 phát ngơn nghi vấn, chiếm 15,3%. Các mã tiếng Anh hay đƣợc sử dụng tạo phát ngôn nghi vấn phổ biến nhƣ How? (như thế nào); Really? (thật à); What? (cái gì cơ); Why? (sao lại thế); What time? (mấy giờ rồi); Why serious? (sao lại nghiêm trọng thế)….

Trích đoạn 2.17

A: Trơng cậu có vẻ stress (xtrét) nhỉ?

B: Hôm qua ông bà bô morale (mơ reo) cho một hồi. A: How (hau)?

B: So so (so so), cơ mà mệt lắm, không muốn nghe. A: Thôi cố gắng chịu đựng, khơng sao hết.

B: Yes (yes).

Trích đoạn 2.18

A: Tớ có 2 vé mời đi xem live show (lai sâu) của Đan Trƣờng, cậu đi cùng tớ nhé. B: Really (really)? Anh Đan Trƣờng là idol (ai đồ) của tớ đó. Ơi thích thế.

A: Cuối tuần này ở hội trƣờng, gần phòng trà Swing (xguynh) trên bờ hồ nhé. B: Mấy giờ thì bắt đầu vậy?

A: 8 giờ tối tớ sẽ qua đón cậu.

B: Tớ sẽ mang máy ảnh chụp mấy photo (phô tô) của anh ý, mong là sẽ đƣợc chụp cùng idol (ai đồ) của mình nữa.

Trích đoạn 2.19

A: Tớ đang muốn đi skincare (skincare) mà không biết ở đâu. B: Bọn có muốn đi cùng tớ đến chỗ tớ hay làm không?

A: Where (where)? What time (what time)? B: Chủ nhật tuần này, at 10 a.m (at 10 a.m). A: Ok (ơ kê).

Trích đoạn 2.20

A: Hello (hê lâu). Lâu lắm không gặp rồi nhỉ? B: Ừ, lâu lắm rồi ý. How are you (How are you)? A: Tớ vẫn khỏe. Mà cậu đi đâu vậy?

B: Mình đi shopping (shopping), mua ít đồ tết ý mà.

A: Me too (me too), vậy đi cùng nhau nhé. Mình biết chỗ này sale (sêu) mạnh lắm. B: Đi nào. Let's go (let’s go).

Có thể thấy, trong số 25 phát ngơn hỏi thì có tới 14 phát ngôn chỉ đƣợc tạo bởi các đại từ nghi vấn (chiếm 56%). Đó là những đại từ đƣợc sử dụng phổ biến trong tiếng Anh nhƣ: How (như thế nào); Why (tại sao); Where (ở đâu); What (cái

gì); What time (mấy giờ)…. Số cịn lại gồm có 5 phát ngơn (chiếm 20 %) sử dụng

thán từ Really (thật không) làm thành phát ngôn nghi vấn; 4 phát ngơn có cấu trúc là phát ngơn hồn chỉnh (chiếm 16%) có ngơn trung là hỏi nhƣ How are you? (Cậu khỏe không); hay What’s up? (Có việc gì khơng); và 2 phát ngôn (chiếm 8%) sử dụng đại từ nghi vấn kèm theo một tính từ chỉ cảm xúc để tạo lập phát ngơn hỏi:

Why sad (sao buồn thế); Why serious (sao nghiêm trọng thế)…

Dễ nhận thấy rằng, các phát ngôn hỏi đƣợc tạo bởi ngơn ngữ nhúng thƣờng có cấu trúc đơn giản, kích thƣớc vật chất khơng lớn với hạt nhân chủ yếu (đƣợc sử dụng phổ biến) là các đại từ nghi vấn, nếu là các từ ngữ khác thì đây thƣờng là những từ ngữ đơn giản, phổ biến, có tần số xuất hiện thƣờng xuyên trong khẩu ngữ, đƣợc ngƣời sử dụng dùng nhƣ những từ ngữ quen thuộc, “cửa miệng”.

d. Phát ngôn cảm thán

Khảo sát trên tƣ liệu, chúng tơi cũng tìm đƣợc 13/163 phát ngơn là các từ/ biểu thức biểu cảm tạo lập phát ngôn cảm thán (chiếm 8%).

A: Chị ơi, tối mai em tổ chức party (pạt ty) mừng sinh nhật, chị tới dự nhé!

B: Unbelievable (unbelievable)! Không phải 19 tháng 5 à? Chị nhớ là chƣa tới mà. A : Dạ, cuối tuần em về với mom (măm) rồi, nên em tổ chức sớm.

B : Ừ, mấy giờ vậy em ?

A : Dạ, 7h tối ở Dạ Lan chị nhé! Em để thêm một slot (xlốt) nữa, chị nhớ mang soái ca tới đấy.

B : Để chị suy nghĩ. Hẹn gặp em tối mai nhé. A: Ok, bye (ô kê, bye) chị.

B: Bye (bye) em.

Trích đoạn 2.22

A: Anh mới post (pót) ảnh đi chơi lên đó.

B: Haizz (haizz). Like (lai) vui nha. Chơi game (gêm) không? A: Ok (ô kê), tạo room (room) đi anh vào.

B: Xong rùi, vào đi anh kill (kin) chú. A: Láo, anh heart shoot (hát sút) cho giờ.

B: OMG (âu my gót)! Sợ thiệt đó. (OMG: Oh my god) A:Play (play) thơi.

Trích đoạn 2.23

A: Happy birthday (háp pi bớt đây) mày nhé. Sinh nhật vui vẻ. B: Thank (Thanh) mày.

A: Quà cho mày này.

B: Tị mị q. .. Tao thích nó lắm.

A: Mày có thể dùng máy này để record (record) bài giảng của thầy . B: Ok (ô kê). Good idea (gút ai đia)!

Có thể thấy, phát ngơn cảm thán đƣợc dùng khi cần thể hiện cung bậc, mức độ tình cảm thái độ khác nhau của ngƣời nói đối với sự vật hay sự kiện đƣợc đề cập hoặc ám chỉ. Cụ thể là unbelievable (không thể tin được) thuộc trích đoạn 2.21-thể hiện thái độ của B hết sức bất ngờ với việc A tổ chức sinh nhật sớm; oh my god (ôi

chúa ơi, lạy chúa tơi) thuộc trích đoạn 2.22-thể hiện sự sợ hãi (giả bộ sợ hãi) của B

khi bị A dọa bắn (heartshoot-bắn cho phát vào tim giờ) và good idea (ý tưởng tuyệt

thế nữa món quà này lại rất có ích cho việc học tập (record-ghi âm bài giảng) nên lại càng làm cho B xúc động và bất ngờ hơn.

2.2.2. Các phát ngôn hỗn hợp được tạo bởi cả ngôn ngữ ma trận và ngôn ngữ nhúng nhúng

Khảo sát 480 phát ngôn hỗn hợp, áp dụng mơ hình khung ngơn ngữ ma trận, chúng tôi thấy loại phát ngơn này đƣợc kiến tạo bởi 3 loại mơ hình chủ yếu sau:

(1) Các cù lao ngôn ngữ ma trận

(2) Các cù lao hỗn hợp (thành phần hỗn hợp) (3) Các cù lao ngôn ngữ nhúng

Cũng do mục tiêu của luận án nói chung và của chƣơng 2 nói riêng, chúng tơi cũng chỉ khảo sát chi tiết đối với hai tiểu loại sau là Các cù lao hỗn hợp (thành phần hỗn hợp) và Các cù lao ngơn ngữ nhúng. Loại mơ hình thứ nhất khơng thuộc phạm vi khảo sát do nó khơng giúp chỉ ra đƣợc những đặc trƣng bản chất của hiện tƣợng mà luận án đang khảo sát.

2.2.2.1. Các cù lao hỗn hợp

Cù lao hỗn hợp bao gồm các hình vị của ngơn ngữ ma trận (ML) kết hợp với các hình vị của ngơn ngữ nhúng (EL). Do trong cù lao hỗn hợp các hình vị tham gia vào quá trình chuyển mã là các hình vị nội dung nên một hình vị thuộc ngơn ngữ nhúng có đƣợc xuất hiện trong chuyển mã hay khơng phần lớn phụ thuộc vào cƣơng vị mà nó đảm nhận (có phải là một hình vị nội dung hay khơng) và sự hịa hợp giữa một hình vị nội dung của ngơn ngữ nhúng với các hình vị cịn lại thuộc ngơn ngữ ma trận có tác động lớn đến sự xuất hiệncủa hình vị này trong cù lao hỗn hợp. Ngơn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hiện tượng chuyển mã tiếng anh trong giao tiếp tiếng việt (trường hợp sinh viên chuyên ngữ ở một số trường đại học tại hà nội) (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)