Nói như vậy, nhưng đội ngũ trí thức đại học ln có mối quan hệ chặt chẽ với trí thức ở các Viện nghiên cứu, các cơ sở giáo dục nhà trường ở cấp
4.2.1. Thực hiện chuẩn hóa phẩm chất và năng lực của đội ngũ trí thức ở các trƣờng đại học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo
ở các trƣờng đại học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
Sự nghiệp đổi mới đất nước và nền giáo dục đại học đã đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với đội ngũ trí thức ở các trường đại học. Nhận thức được tầm quan trọng về vai trò của nhà giáo nói chung, đội ngũ này nói riêng, ngày 16/4/2008, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ký Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT về việc ban hành quy định đạo đức nhà giáo: về phẩm chất chính trị; về đạo đức nghề nghiệp; về lối sống, tác phong; về giữ gìn bảo vệ truyền thống nhà giáo… Trong Luật Giáo dục Đại học (2012) có 1 chương (Chương VIII) quy định các vấn đề của giảng viên các trường đại học (nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, trình độ, phẩm chất…), tuy nhiên trên thực tế chúng ta thực hiện chưa đồng bộ, chưa đảm bảo xây dựng nền giáo dục dân tộc, dân chủ, hiện đại, hội nhập. Trong giai đoạn hiện nay, với sự tác động trái chiều của nền kinh tế thị trường đối với GD&ĐT cần xây dựng
những tiêu chí cụ thể đối với đội ngũ trí thức ở các trường đại học đáp ứng yêu cầu của việc vận dụng, thực thi triết lý giáo dục Việt Nam.
Thứ nhất, đội ngũ trí thức ở các trường đại học phải có phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, sự đa dạng và phức tạp của các luồng văn hóa xâm nhập vào Việt Nam, đội ngũ trí thức ở các trường đại học ngày càng có điều kiện tiếp xúc với nhiều thông tin mới, nhiều giai cấp, tầng lớp trong xã hội, do đó cần có bản lĩnh chính trị khoa học, hiện đại, vững vàng tránh xu hướng "lệch chính trị", "xa chính trị" (như phần trên đã nói). Đội ngũ này phải tuyệt đối trung thành với lợi ích của dân tộc, của sự nghiệp cách mạng, có quan điểm khoa học đúng đắn khi phân tích, giải quyết những hiện tượng xã hội mới nảy sinh trong cuộc sống, định hướng cho sinh viên thế giới quan và phương pháp luận khoa học tránh lệch lạc trong nhận thức để kẻ thù có thể lợi dụng. Do đó, ngay cả bản thân đội ngũ trí thức ở các trường đại học phải thấm nhuần tinh thần dân tộc, cũng như tinh thần của khoa học
hiện đại, thì mới có thể đảm nhận được sứ mệnh được giao.
Bên cạnh phẩm chất chính trị là phẩm chất đạo đức của đội ngũ trí thức ở các trường đại học. Đạo đức cách mạng là gốc của người trí thức ở các trường đại học, đó là lương tâm, trách nhiệm đối với sự nghiệp trồng người, trung thực trong khoa học, tìm tịi sáng tạo những tri thức mới, tiến bộ, ln tự phê bình và phê bình để ngày càng hoàn thiện và tiến bộ, khơng ngừng đấu tranh, phản biện, phê bình xã hội; ln khiêm nhường, giản dị dù ở bất kỳ cương vị nào. Kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thực dụng, ích kỷ diễn ra ở một bộ phận trí thức. Đặc biệt chống lại thói chạy theo bằng cấp, lạm dụng quyền hạn, chức vụ chiếm đoạt của công, hiện tượng bè phái, cục bộ. Phải thẳng thắn, trung thực nhận khuyết điểm, không bao che, giấu khuyết điểm, bảo vệ chân lý. Đó là cơ sở để bảo đảm việc thực hiện dân chủ trong giáo dục.
Trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay, mỗi người trí thức ở các trường đại học là tấm gương sáng cho học trị, trang bị cho mình những năng lực, kỹ năng mới để hội nhập với tri thức mới của thế giới. Do vậy, họ phải giải quyết hài hịa
bao giờ cũng phải đặt quyền lợi, lợi ích của tập thể, của đất nước, của nhân dân lên trên hết, không tham ô, hối lộ, không chạy theo bệnh thành tích, tâm huyết với nghề, thực sự phải là người đầy tớ của nhân dân.
Thứ hai, đội ngũ trí thức ở các trường đại học có kiến thức khoa học sâu, hiện đại, rộng liên quan đến chuyên ngành của mình.
Đạo đức cách mạng là cái gốc cơ bản, nền tảng cơ sở của đội ngũ trí thức ở các trường đại học thì kiến thức chun mơn là điều kiện cần thiết để đội ngũ này hoàn thành nhiệm vụ. Tồn tại xã hội ngày càng phức tạp đa dạng và phong phú, do đó những tri thức của nhân loại cũng vô cùng phong phú, đa dạng phản ánh tồn tại xã hội đó. Vì vậy, đội ngũ trí thức ở các trường đại học phải có kiến thức khoa học sâu, hiện đại và rộng để đáp ứng được quá trình giảng dạy và nghiên cứu khoa học nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. Kiến thức "rộng" là những kiến thức nhất định về khoa học cơ bản và cả kiến thức khoa học liên ngành, để từ đó đi sâu vào chuyên môn. Kiến thức "sâu" là kiến thức chuyên ngành, khả năng khái quát cao, phát hiện nhiều vấn đề nhanh, đạt đến tầm chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, ngồi kiến thức sâu và rộng, thì đội ngũ trí thức ở các trường đại học cần phải đạt chuẩn hóa, hiện đại hóa về trình độ, giảng viên dạy ở các trường đại học phải có trình độ từ thạc sĩ trở lên và cùng với hoạt động giảng dạy phải gắn liền với nghiên cứu khoa học. Có như vậy, đội ngũ trí thức ở các trường đại học mới có thể hồn thành nhiệm vụ, phát huy tối đa vai trị của mình đóng góp cho q trình hoạch định, tư vấn cho Đảng, Nhà nước về các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có GD&ĐT.
Thứ ba, đội ngũ trí thức ở các trường đại học phải có kỹ năng sư phạm, trình độ tin học và ngoại ngữ.
Luật Giáo dục Đại học cũng quy định tại Điều 79: "Trước khi được giao nhiệm vụ giảng dạy, giảng viên cao đẳng, đại học phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm" [92, tr. 54], nhưng trên thực tế một bộ phận giảng viên vẫn chưa có chứng chỉ sư phạm hoặc chứng chỉ sư phạm chưa đáp ứng yêu cầu. Kỹ năng sư phạm của đội ngũ trí thức ở các trường đại học địi hỏi ở một trình độ cao. Bởi đội ngũ trí thức ở các trường đại học có phương pháp định hướng, tổ chức, khích lệ
người học phát huy và bộc lộ những năng lực, phẩm chất của mình một cách sáng tạo. Sinh viên trong các trường đại học phải được tiếp nhận những phương pháp, cách thức để tự mình khám phá những chân lý. Do đó, đội ngũ trí thức ở các trường đại học địi hỏi phải có một kỹ năng sư phạm bậc cao, có khả năng tổ chức, dẫn dắt và giải quyết vấn đề khúc chiết, rõ ràng, dễ hiểu, thuyết phục lôi cuốn. Điều này, khơng phải người trí thức ở các trường đại học nào cũng có thể làm được, địi hỏi sự rèn luyện, học hỏi, kiên trì, tích lũy đủ cả về mặt "lượng" và "chất" thì mới đạt tới trình độ sư phạm bậc cao.
Trong thời đại tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, mỗi trí thức ở các trường đại học địi hỏi biết sử dụng thành thạo cơng nghệ thơng tin, khai thác những thông tin, vận dụng vào phương pháp giảng dạy hiện đại, tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Ngoài ra, họ phải thành thạo ít nhất một ngoại ngữ để phục vụ nghiên cứu khoa học, đáp ứng yêu cầu cao của xã hội.
Bên cạnh đó, đánh giá đúng đội ngũ đội ngũ trí thức ở các trường đại học dựa trên những tiêu chí cụ thể, nhưng cơ bản là dựa trên ba tiêu chí chính "dạy tốt", "nghiên cứu khoa học tốt" và "phục vụ xã hội tốt", trên cơ sở đó mới phát huy được vai trò của họ trong việc xây dựng triết lý giáo dục: dân tộc, dân chủ, hiện đại, hội nhập.
Các trường đại học hiện nay đang phấn đấu trở thành đại học nghiên cứu, trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học lớn ngang tầm khu vực. Do đó, giảng viên phải giỏi chuyên môn, nghiên cứu khoa học, thành thạo ngoại ngữ và thơng lệ quốc tế, có khả năng đối thoại với các trường đại học khác, các nền giáo dục khác, để tiếp thu cái mới, tiên tiến và phổ biến thành tựu Việt Nam ra thế giới.