Chƣơng 1 : Tổng quan tình hình nghiên cứu
4.4. Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật
Theo Từ điển văn học, thì “thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật là những phẩm chất định tính quan trọng của hình tƣợng nghệ thuật, đảm bảo cho việc tiếp nhận toàn vẹn thực tại nghệ thuật và tổ chức nên kết cấu của tác phẩm”
[37; tr. 169]. Nghệ thuật ngôn từ thuộc nhóm các nghệ thuật động, các nghệ thuật khác, chẳng hạn với nghệ thuật tạo hình vốn mang tính không gian.
4.4.1. Không gian nghệ thuật
Không gian là hình thức tồn tại của vật chất và cũng có nghĩa là phương thức tồn tại của con người. Con người sống trong những không gian khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau. Đối với nhà văn, không gian có một ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và cấu tạo hình tượng nghệ thuật. Từ không gian với tư cách là một phạm trù triết học đến không gian trong tác phẩm văn chương là cả một quá trình. Nó là kết quả lao động sáng tạo của người nghệ sĩ.
Không gian nghệ thuật là “phẩm chất định tính quan trọng của hình tƣợng nghệ thuật” [37;tr.160]. Nhân vật trong văn học tồn tại trong môi trường nhất định của nghệ thuật như con người hiện sinh trong khoảng không gian địa lý của mình. Từ không gian địa lý, nhà văn tạo nên một không gian nghệ thuật riêng trong tác phẩm để có thể “mô hình hoá các mối liên hệ của bức tranh thế giới nhƣ thời gian, xã hội, đạo đức, tôn ti trật tự”, cũng có thể để “mô hình hoá các phạm trù thời gian nhƣ bƣớc đƣờng đời, con đƣờng cách mạng” [37, tr. 160]. Không gian nghệ thuật được coi là một hình tượng. Không gian này gắn bó với cảm nhận của nhà văn nên nó bộc lộ tính chất chủ quan. Với các tác giả khác nhau việc tạo dựng không gian nghệ thuật cũng khác nhau. Ngay ở một tác giả với mỗi thời kỳ sáng tác, mỗi tác phẩm không gian nghệ thuật mà nhà văn lựa chọn cũng có thể thay đổi. Tất nhiên nhìn vào đó ta vẫn thấy những nét chung của hình tượng không gian nghệ thuật do nhà văn kiến tạo ra. Nó thiết lập nên khoảng không gian riêng biệt, độc đáo, phản ánh đặc điểm tư duy của nhà văn ấy. Môi trường, hoàn cảnh sống có ảnh hưởng sâu sắc, tạo cho nghệ sĩ một vùng thẩm mĩ quen thuộc. Vùng thẩm mĩ đó góp phần quyết định việc thể hiện hình tượng không gian nghệ thuật.
4.4.1.1. Không gian nhà, miền quê, mái phố
Có thể nói cách khác, đó là không gian của sự chở che. Không gian nhà, mái phố, quê hương trong thơ các nhà thơ nữ gắn với sự cảm nhận đời sống mang tính nữ, luôn mơ ước bình yên, luôn hướng về những gì thân thuộc. Trong khi thơ ca kháng chiến luôn hướng đến không gian con đường, không gian chiến trận, không gian đám đông, ngày hội (Đƣờng ra trận mùa này đẹp lắm – Phạm Tiến Duật; Cuộc đời trải mút mắt ta/ Lối mòn nhỏ cũng dẫn ra chiến trƣờng - Thanh Thảo…) thì các nhà thơ nữ vẫn
gắn bó với không gian đời thường. Đó là một phố Khâm Thiên, một xóm Đê, một làng lụa trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn (Từ Khâm Thiên, Xóm đê, Tiếng quê); đó là một mảnh vườn có bóng mát bom thù ăn một nửa trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ (Bóng mát), đó là một mái phố, một căn phòng trong thơ Xuân Quỳnh (Mái phố, Thành phố quê anh)… Nhưng có lẽ chỉ khi trở về với không gian ruộng đồng thân thuộc của quê hương ta mới thấy hết sự nhuần nhị, giàu yêu thương và nỗi nhớ trong tâm hồn Lâm Thị Mỹ Dạ: Liềm đƣa soi cả trời xanh/Con chim tu hú đậu gần kêu xa/Tháng Năm nở quả thị nhà/Cho ngàn cô Tấm bƣớc ra cuộc đời/…Tháng Năm đến tự bao giờ/Mà dòng sông mát đôi bờ cỏ hoa (Tháng Năm).
Không gian hiện ra thật gần gũi, thân thuộc với đồng lúa vàng mênh mông, bầu trời quê xanh bát ngát, dòng sông chảy dịu dàng … Cái nhìn nặng trĩu nỗi nhớ thương đã phủ lên không gian làng quê một sức sống thanh bình, yên ả, đẹp đến nao lòng, vượt qua cả những tàn phá khốc liệt của chiến tranh. Không phải một lần, những khi Lâm Thị Mỹ Dạ trở về với mảnh đất quê hương chị mới trút bỏ được những lo âu, những khoắc khoải để thanh thản sống thật với một tâm hồn đằm thắm nghĩa tình như chị từng tha thiết: Quê hƣơng tôi hiền dịu mơ màng/Dòng sông xanh nghe bình minh ửng đỏ/Tôi về đây nhƣ con bống nhỏ/Đƣợc trở về dòng nƣớc buổi sơ sinh (Lâm Thị Mỹ Dạ - Quê hương).
Không gian miền quê còn có ý nghĩa là không gian nguồn cội, là không gian con người trở về khi mệt mỏi, khi đã phải nếm trải nhiều lấm lem cơ cực của cuộc đời, đối lập với không gian chắp vá và nhiều mảng màu của thành phố. Chúng ta có thể thấy cùng với Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn còn có Ý Nhi. Tập thơ Người đàn bà ngồi đan của tác giả Ý Nhi là một hành trình trở về với không gian yên tĩnh của cội nguồn, để lắng đọng, suy tư về cuộc đời và để tìm lại chính mình trong dịu dàng tinh khiết, trong chở che bao dung của nguồn cội. Trở về Thái Nguyên mà nhà thơ reo lên như trở về nhà mình: Ta đã trở về, đã trở về / Ôi con đƣờng nhỏ ven đƣờng lau xám (Về Thái Nguyên). Chỉ có những miền quê, với không gian dòng sông, biển, núi đồi và căn nhà thân thuộc con người mới có thể mở lòng mình, biểu hiện mình một cách tự nhiên nhất. Trở về với Hải Phòng nhà thơ sống lại với ước mơ giản dị mà ngọt ngào của tuổi thơ: Sao hôm nay tôi muốn đƣợc là tôi / Với tết tóc đuôi sam /Với áo rộng thùng thình / Đi lang thang qua phố nhà,
sông nƣớc / Đƣợc nhìn thấy tuổi thơ xa tít tắp / Đang mỉm cƣời, tha thứ, chở che
(Nhớ Hải Phòng). Về với Sông Trà, nhà thơ tìm thấy sự bình yên tĩnh tại cho tâm hồn dầu người phụ nữ hôm nay không còn khờ khạo như thủa còn tết tóc đuôi sam:
Ôi sông Trà, sông Trà / Dẫu rằng ta đã bớt dại khờ / Buổi chiều nay ta vẫn khiến lòng bối rối / Trƣớc sự thanh bình của ngƣời (Sông Trà).
Khi con người đẩy ra khỏi ra ngoài không gian mái ấm, không gian căn phòng, quê hương - lớp không gian mang tính bền vững, che chở con người thường bị chới với và mất niềm tin. Điều này biểu hiện rõ nhất trong thơ Xuân Quỳnh. Nếu như không gian mái phố, căn phòng là không gian mơ ước của Xuân Quỳnh thì không gian con đường lại là không gian của nỗi ám ảnh về chia xa, là nỗi bất an của hạnh phúc không thế nào nắm bắt: Mùa thu nay sao bão mƣa nhiều/Những cửa sổ con tàu chẳng đóng/Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm/Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh/Em lo âu trƣớc xa tắp đời mình/Trái tim đập những điều không thể nói/Ngọn lửa nào le lói giữa cô đơn (Tự hát).
Hay: Thị trấn nào anh đến chiều nay/ Mảnh tƣờng vắng mùa đông giá rét/Dẫu em biết không phải là vĩnh biệt/Vẫn thấy lòng da diết lúc chia xa (Dẫu em biết chắc rằng anh trở lại).
Không gian mái phố, quê hương chính là không gian phù hợp với quan niệm thẩm mỹ của phụ nữ, đó là không gian bền vững, thân thuộc, là chỗ dựa cho những trái tim khao khát bình yên và nhiều bất an về hạnh phúc.
4.4.1.2. Không gian sông nƣớc, bầu trời, không gian mơ ƣớc
Không gian nghệ thuật là không gian mang quan niệm của người nghệ sĩ về thế giới. Không gian cao hay thấp, xa hay gần, rộng hay hẹp, đều dùng để biểu hiện các phạm vi của đời sống. Không gian nghệ thuật không chỉ có ý nghĩa biểu hiện cuộc sống trong tính hiện thực, đó còn là không gian tâm tưởng mang quan niệm riêng của nhà thơ. Bên cạnh không gian thân thuộc của mái nhà, quê hương… thơ nữ còn xuất hiện nhiều không gian bầu trời, dòng sông là những không gian cao rộng và chứa đầy ánh sáng. Đó cũng là không gian mơ ước của các nhà thơ nữ luôn hướng về cuộc sống êm đềm.
Mặc dù ít nêu ra các vấn đề “lớn lao” từ cuộc sống, nhưng bằng cách thể hiện niềm mơ ước về môi trường sống nhiều ánh sáng, sự trở về với thiên nhiên, miền quê, họ đã gián tiếp bày tỏ thái độ băn khoăn về thực tại.
Đối diện với cuộc sống vốn nhiều nhạt nhẽo, vô tâm, Lâm Thị Mỹ Dạ bày tỏ mong muốn cháy lòng vễ những dòng sông, về bầu trời, như mơ ước về sự cao cả, bao dung, về tình yêu của con người: Ƣớc gì / Anh là dòng sông / Cho em soi thấy mình nhƣ trời cao rộng / Ƣớc gì / Anh là dòng sông / Để tận cùng anh em gặp chính mình (Tôi thấy mình). Trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, không gian bầu trời, dòng sông còn có ý nghĩa biểu tượng, là không gian mơ ước của nhà thơ, là những cuộc hóa thân, vượt ngục của tâm hồn. Lâm Thị Mỹ Dạ quan niệm bầu trời là tượng trưng cho tâm hồn cao thượng: Khi em sống ngang tàng cao thƣợng / Em thấy mình nhƣ trời xanh (Không đề), Bám rễ vào đất đai sâu thẳm là nỗi buồn / Và trời xanh là lòng kiêu hãnh (Cây mận của em). Không gian trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ mang màu huyền thoại, cổ tích, bàng bạc và đầy ảo mộng: Con chim mang giấc mơ bay đi/Chú bé ngủ dƣới trời sao sáng (Lâm Thị Mỹ Dạ - Giấc ngủ mặt trời).
Trong không gian đẹp đẽ đó, con người tránh xa những gì tầm thường, nhạt nhẽo, vô tâm ở đời. Bằng không gian đó, nhà thơ đã bày tỏ một vẻ đẹp lộng lẫy và trắng trong của tâm hồn mình, một con người kể cả khi chết vẫn chọn cái chết tinh khôi như giọt sương - đó là tâm hồn màu của trăng non và lá xanh.
4.4.2. Thời gian nghệ thuật
Từ điển thuật ngữ văn học (1992) viết: “Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tƣợng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó... Sự miêu tả, trần thuật trong văn học bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái đƣợc trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, đƣợc biết qua thời gian trần thuật. Sự phối hợp của hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật...” [37; tr. 219]. Như vậy sự vận động của hình tượng và cảm xúc của nhà thơ nằm trong phạm trù thời gian nghệ thuật. Thời gian và không gian là hình thức tồn tại, vận động của vật chất. Thời gian và không gian trở thành hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật, góp phần tạo nên tính chỉnh thể cho tác phẩm. “Thời gian vũ trụ đã bị đồng hóa và khúc xạ qua lăng kính chủ quan” [37; tr.135] của nhà văn. Thời
kéo dãn tùy vào tốc độ trần thuật, tùy theo ý định của nhà thơ. Thời gian nghệ thuật có thể đang từ thời hiện tại ngược trở lại chiều quá khứ rồi lại tới tương lai. Cách xây dựng thời gian nghệ thuật thể hiện quan niệm thẩm mĩ của nhà thơ. Vì vậy thời gian nghệ thuật cũng là một hình tượng sinh động thu hút bạn đọc.
Trong thơ ca, thời gian cũng vận động theo các chiều quá khứ, hiện tại, tương lai. Tuy nhiên trong sáng tạo có thể được đảo lộn trình tự hoặc cũng có thể bỏ qua những khoảng khắc nhà thơ thấy không cần thiết. Có nhiều cách thức thể hiện thời gian khác nhau.
Trong thơ ca, quan niệm về thời gian của người nghệ sĩ gắn liền với nguồn cảm hứng sáng tạo. Sự cảm thụ thời gian trong thơ chính là mối rung động của nhà thơ trước cuộc đời và ý nghĩa chung của đời sống nhân sinh. Nhà thơ càng nặng lòng với cuộc sống thì sự quan tâm trước thời gian càng mãnh liệt. Quan niệm về thời gian đã là vấn đề được lưu tâm từ xưa, thơ xưa không ít bài than thở về sự hữu hạn của thời gian và một kiếp người.
Thời gian nghệ thuật thể hiện quan niệm của tác giả về đời sống. Trong thơ ca cách mạng thời gian gắn với những sự kiện lịch sử hướng đến tương lai và khát vọng. Trong thơ hậu chiến “thời gian thơ được được lưu ý ở dạng tiềm tàng”. Thời gian nằm ở bên trong con người, gắn chặt với thời gian sinh học của con người (Khối vuông Rubic- Thanh Thảo, Đường tới thành phố - Hữu Thỉnh, Ngôi nhà có
ngọn lửa ấm- Nguyễn Khoa Điềm, Di cảo- Chế Lan Viên…). Con người hiện đại
ý thức về thời gian một cách mãnh liệt, như cuộc chạy đua để tồn tại, để sổng có ích. Thời gian được tư duy ở nhiều khía cạnh khác nhau là nỗi lo âu, trăn trở, những dự cảm bất an.
Thời gian trong thơ các nhà thơ nữ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ có nhiều thay đổi. Nếu như trong giai đoạn kháng chiến, thời gian trong thơ họ mang tính bền vững, thì thời gian trong thơ thời hậu chiến lại mang nhiều dự cảm, bất an. Đó là thời gian trăn trở lo lâu của tâm hồn người phụ nữ truwóc những biến đổi của cuộc sống.
4.4.2.1. Thời gian kỉ niệm, thời gian kí ức
Lớp thời gian này thường được sử dụng trong thơ các nhà thơ nữ về đề tài chiến tranh. Điều này đã tạo nên những cảm nhận riêng trong cái nhìn về qúa khứ. Chiến tranh được cảm nhận qua độ lùi thời gian tạo nên những xúc cảm ngậm ngùi. (Hương cau,
Bóng mát, Tiếng sáo trúc- Lâm Thị Mỹ Dạ, Tiếng quê, Xóm đê, Từ Khâm Thiên- Phan Thị Thanh Nhàn, Dải đất thuộc về tôi, Tháng Ba, Viết cho chị, Tiếng gà trưa, Mái phố,
Đêm cuối năm - Xuân Quỳnh…). Từ khoảnh khắc cuối năm, Xuân Quỳnh nhắc lại khoảnh khắc chia xa của hai người trong hoàn cảnh đất nước bom đạn, chiến tranh: Bóng anh đi lầm lụi/ Sông đôi bờ cách xa. (Đêm cuối năm) Hình ảnh của “những hồi còi báo động”, “những căn hầm ngập nước” lại trở về trong tâm thức của người phụ nữ ấy như một sự thức gợi về cái khốc liệt của chiến tranh, những vất vả của năm tháng đã qua. Dẫu vậy, thơ chống Mỹ cứu nước không rơi vào trạng thái bi lụy. Người phụ nữ khi hồi nhớ về quá khứ vẫn thổn thức nhưng không gục ngã, không chán nản, trong họ, ngọn lửa của niềm tin và nghị lực vẫn không thôi tỏa sáng; trong họ, niềm tin vào hạnh phúc chưa bao giờ là sự đặt cược bấp bênh, chông chênh và hư ảo: Em đâu nhắc chuyện qua/ Để cho lòng tủi cực/ Em nhớ lại ngày xƣa/ Thấy mình thêm hạnh phúc/ Qua bao ngày lửa đạn/Đất về với mùa xuân/ Nhƣ em về với anh/ Qua những ngày sóng gió.
Bằng cách nhìn về quá khứ với những kỷ niệm, nhà thơ gián tiếp phản ánh hiện thực chiến tranh, đôi khi chỉ là một nỗi buồn chia xa, là niềm thương nhớ: Giờ anh đi trăm nơi/Cau vƣờn thơm đất nƣớc/ Làng quê nào dừng bƣớc/ Có nghĩ về nơi em? (Lâm Thị Mỹ Dạ - Hương cau). Hương cau lúc này đây không còn là hình ảnh của riêng quá khứ nữa mà đã trở thành biểu tượng cho một góc bình yên trong tâm hồn, biểu tượng của nỗi nhớ. Chỉ cần thoáng nghĩ về hương cau, làng quê bình yên ấy, niềm thương mến và khao khát về một chốn quê yên bình lại trỗi dậy. Quá khứ vì thế trở thành hành trang của hiện tại, nuôi dưỡng những cảm xúc cho hiện tại.
Và chính nỗi nhớ về quê hương là động lực cho con người chiến đấu: Nay đứng trƣớc kẻ thù - Tôi vẫn nghe vang vọng - Tiếng đạn reo vào trận- Mang sắc vàng thoi đƣa (Phan Thị Thanh Nhàn), Cháu chiến đấu hôm nay- Vì lòng yêu Tổ quốc / Vì xóm làng thân thuộc / Bà ơi cũng vì bà / Vì tiếng gà cục tác / Ổ trứng hồng tuổi thơ (Xuân Quỳnh). Ngay cả khi chiến tranh đã đi qua, con người trong hiện tại vẫn hồi tưởng về quá khứ để mà xót xa