Lập trại để tập hợp lực lƣợng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hướng đạo sinh việt nam từ năm 1930 đến năm 1954 (Trang 80 - 88)

Năm 1933, một số anh em Hƣớng đạo ở Bắc Kỳ đã tổ chức trại Hiên Ngang ở Lim, Bắc Ninh. Trại đƣợc tổ chức ở vùng đồi thấp, có khe suối. Các Hƣớng đạo sinh đã tổ chức thi một số trò chơi lớn tại trại này. Kết quả là đoàn Vạn Kiếp đã đạt giải Nhất toàn trại.

Năm 1935, một số anh em Hƣớng đạo ở Bắc Kỳ tiếp tục tổ chức Trại Sặt ở Bắc Ninh. Vieux Castor (Hải ly), Tổng Ủy viên Hƣớng đạo Pháp, đã đến thăm trại. Đoàn Vạn Kiếp tiếp tục đạt giải Nhất toàn trại [60, tr. 102].

Năm 1935, Hƣớng đạo sinh Việt Nam tổ chức trại họp bạn toàn quốc tại Sài Gòn. Ngày 24 tháng 9 năm 1935, một số hƣớng đạo sinh đã họp tại Hội

quán của Tổng cuộc Hƣớng đạo sinh Nam Kỳ ở đƣờng Mayer để bàn về việc tổ chức hội trại bạn hƣớng đạo sinh Nam Kỳ vào dịp lễ Noel và Tết Dƣơng lịch. Trong khi họp, Lƣơng Thái nêu ý kiến tổ chức một trại họp bạn toàn quốc. Các thành viên tham sự cuộc họp đã nhất trí với ý kiến này. Trƣởng Lƣơng Thái viết trong hồi ký của mình về sự kiện này nhƣ sau: “Hơm đó hứng chí mình đưa ra ý

kiến tổ chức họp bạn toàn quốc, đưa ra rồi thì ngồi thừ mình mà tiếc là đã ngông như các anh thì hăng hái bàn tới và nhất quyết làm cho đặng, ngặt một nỗi là Tổng cuộc khơng có tiền thì tính tới làm sao đặng, ơng Đốc phủ Vịnh lấy làm thương bèn hứa cho 500 đồng để làm sở phí ban đầu. Thiệt là may mắn vạn hạnh” [59, tr.110]. Hội trƣởng Trần Văn Khá là ngƣời chịu trách nhiệm xin phép

chính quyền mở hội trại và tổ chức mở cuộc xổ số Tombola để lấy tiền gây quỹ cho trại.

Ban tổ chức dự định tổ chức hội trại bạn toàn quốc ở sân vận động Mayer. Thời gian diễn ra sự kiện này là từ ngày 28 tháng 12 năm 1935 đến ngày 01 tháng 01 năm 1936. Tuy nhiên, một trong những khó khăn lớn nhất trong tổ chức sự kiện này là kinh phí. Chính quyền Pháp khơng tài trợ kinh phí vì lúc này nền kinh tế của Đơng Dƣơng chƣa phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933). Khoản tiền 500 đồng mà Đốc phủ Vịnh hứa tài trợ tuy lớn, nhƣng chƣa đủ để tổ chức. Một trong những ý kiến đƣa ra đƣợc mọi ngƣời chấp thuận là mở cuộc chơi sổ xố để kiếm tiền.

Ngày 4 tháng 10 năm 1935, một đoàn đại biểu Hƣớng đạo gồm Trần Văn Khá, Challmel, Tan-jou-Tian và Ủy viên Consigny và Trần Văn Khắc đã đến Văn phòng Thống Đốc Nam Kỳ để xin tổ chức hội trại bạn toàn quốc cho các hƣớng đạo sinh. Sau khi nghe Hội trƣởng Tổng cuộc hƣớng đạo Nam Kỳ trình bày kế hoạch tổ chức, Thống đốc Nam Kỳ đã đồng ý. Ơng nói với Hội trƣởng nhƣ sau: “Được, tôi xin sẵn lịng tán thành cơng cuộc của các ơng nhưng năm

nay có cuộc xổ số Đơng Dương các ông phải coi chừng kẻo lỡ việc” [59, tr.110].

Thống đốc Nam Kỳ nói sẽ cho con trai đến dự hội trại bởi vì con ơng thích hoạt động hƣớng đạo sinh. Nhận đƣợc sự đồng ý của Thống đốc Nam Kỳ, các anh em hƣớng đạo sinh nhanh chóng bắt tay vào cơng tác chuẩn bị hội trại tồn quốc.

Cơng tác chuẩn bị Hội trại bạn Huynh đệ đƣợc tổ chức chu đáo. Các thành viên trong Ban tổ chức tính tốn kỹ lƣỡng để các đồn, nhóm lập các trại riêng của mình tại Sân vận động Mayer. Ban tổ chức thông báo cho các đoàn, đội về điều kiện sân bãi, thời tiết để chủ động việc xây dựng trại của mình cho tốt nhất. Mỗi tỉnh làm một cổng trại riêng. Trại của các đội đƣợc mang các tên gọi khác nhau. Mỗi đội mang theo một con thú đồ chơi mà đội mình mang tên. Trong trại có một nhà bát giác để trƣng bày đồ thủ công.

Ban tổ chức xây dựng chƣơng trình mẫu trại nhƣ sau. Đúng 05h30 sáng, các hƣớng đạo sinh thức dậy rửa mặt và tập thể dục. 06h45, các hƣớng đạo sinh mặc đồng phục và tay cầm gậy, đứng thành hàng trƣớc trại của mình để chào cờ. Từ 07h00 đến 07h45, các hƣớng đạo sinh sửa soạn lều chiếu cho sạch sẽ (các đồ vật nhƣ mền, nệm và túi sách để bên tay phải, cịn giày, dép và guốc thì để bên tay trái) và ăn lót dạ sau khi đã dọn dẹp xong. Đúng 8h00 giờ, Trại trƣởng đi xem xét các lều trại. 11h00 giờ các hƣớng đạo sinh ăn trƣa. Sau khi ăn trƣa các hƣớng đạo sinh sẽ nghỉ trƣa từ 12h30 đến 14h15. Trong thời gian nghỉ trƣa không ai đƣợc gây mất trật tự. Lúc 17h45 giờ sẽ tổ chức lễ hạ cờ. Các hƣớng đạo sinh ăn tối vào lúc 18h15. Sau khi ăn tối xong, đến 20h00 tổ chức đốt lửa trại hoặc hòa nhạc. Đến 22h30 giờ, hƣớng đạo sinh ở các trại tắt đèn để đi ngủ [59, tr.112].

Hội trại bạn toàn quốc đã diễn ra đúng nhƣ kế hoạch của Ban tổ chức. Có 500 anh em Hƣớng đạo sinh ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ đã tham

dự hội trại này. Trại thu hút sự tham gia của anh em cả nƣớc nên lấy tên là trại Huynh đệ để thể hiện sự đồn kết và gắn bó mật thiết của các anh em hƣớng đạo sinh. Các anh em hƣớng đạo sinh đã làm một chiếc cổng chào ở trại, trong đó chịi cao 8 mét bằng tre, và lên chòi bằng dây thừng. Khi các khách mời tới thăm trại, ngƣời đứng trên chòi sẽ đánh một hồi trống và đốt một bánh pháo chào mừng. Tiếng trống và tiếng pháo chào mừng khách tới thăm trại vang lên giòn giã làm cho mọi ngƣời đều thấy thích thú và hân hoan. Theo kế hoạch ngày 28 tháng 12 năm 1935, các đoàn, đội tập trung ở sân vận động và ổn định vị trí trại. Buổi tối từ 20 đến 21 giờ tổ chức biểu diễn hòa nhạc. Ngày 29 tháng 12, buổi sáng tập diễu hành và chào cờ, buổi chiều trƣng bày đồ thủ công và đến 16 giờ khai mạc trại họp bạn, buổi tối diễn tập văn nghệ. Ngày 30 tháng 12, các hƣớng đạo sinh đi thăm thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn, tắm ở Thủ Đức, và buổi tối thi sắp hình của Đội, sau đó đốt lửa trại tồn trại. Ngày 31 tháng 12, buổi sáng các đội tổ chức thăm trại của nhau, buổi chiều các anh em Sài Gòn mở tiệc thết đãi các anh em hƣớng đạo sinh ở các nơi. Ngày 1 tháng 1 năm 1936, Ban tổ chức chia tay các anh em hƣớng đạo sinh. Đoàn hƣớng đạo Bắc Kỳ do Trần Duy Hƣng làm Trƣởng đoàn [59, tr.113] đã tham gia tích cƣ̣c kỳ trại này .

Mặc dù Hội hƣớng đạo Việt Nam tổ chức đƣợc khá nhiều trại họp bạn, nhƣng Trại họp bạn Huynh đệ tổ chức năm 1935 tại Sân vận động Mayer ở Sài Gịn có quy mơ hồnh tráng nhất. Thành cơng rực rỡ của hội trại Huynh đề chứng tỏ năng lực tổ chức một sự kiện mang tầm cỡ quốc gia của Hƣớng đạo sinh Việt Nam, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Sự tham gia của đông đảo hƣớng đạo sinh ở cả ba kỳ cho thấy tinh thần đoàn kết và thống nhất của Hƣớng đạo

sinh Việt Nam, cho thấy sự phân chia ba kỳ với ba chế độ chính trị khác nhau của thực dân Pháp khơng thể chia tách khối đại đồn kết dân tộc Việt Nam.

Năm 1936, Hội Hƣớng đạo Việt Nam thành lập Trại trƣờng Tùng Nguyên ở Đà Lạt. Năm 1937, Hội thành lập Trại trƣờng Bạch Mã ở Thừa Thiên Huế. Hội hƣớng đạo sinh Việt Nam thành lập nhiều trại trƣờng, nhƣng Trại trƣờng Bạch Mã là một trong những trại nổi tiếng nhất. Trại này nằm ở vùng đất địa linh do chính vua Bảo Đại ban tặng. Trại cũng là nơi đào tạo đƣợc những Huynh trƣởng nổi tiếng nhƣ Hoàng Đạo Thúy, Trần Văn Khắc, Võ Thanh Minh,Tạ Quang Bửu , Trần Điền, Cung Giũ Nguyên, Huỳnh Văn Diệp, Nguyễn Thúc Toản, Vƣơng Trọng Tơn, Trần Bạch Bích và Nguyễn Thị Xiêm.

Raymond Schlemmer, cựu Đô đốc Hải quân, là một Trƣởng huấn luyện cao cấp của Hƣớng đạo sinh Pháp. Ơng đƣợc cử sang Đơng Dƣơng để giúp tổ chức huấn luyện đào tạo các Huynh trƣởng cho các xứ thuộc Liên bang Đông Dƣơng. Tháng 1 năm 1937, sau khi họp ở Hà Nội, Schlemmer vào Huế để yết kiến vua Bảo Đại ở trên du thuyền của nhà vua đang neo đậu trên sơng Hƣơng. Ơng trổ tài lái du thuyền đi từ Phu Vân Lâu tới Văn Thánh, Linh Mụ, Nam Hòa, Bảng Lảng, rồi trở về Vỹ Dạ. Vua Bảo Đại khen ngợi khả năng lái tầu của Schlemmer. Vì vậy, khi Schlemmer xin một khu đất để xây dựng một trại huấn luyện các Huynh trƣởng hƣớng đạo, vua Bảo Đại đã vui vẻ cấp cho ông một khu đất ở vùng núi Bạch Mã để lập trại. Thậm chí nhà vua còn tặng thêm 3.000$ để giúp Schlemmer xây dựng trại. Vua Cao Miên gửi 2.000$ để giúp Schlemmer có thêm kinh phí xây dựng trại.

Sau khi có đất và có tiền, Schlemmer lập tức cho triển khai các hoạt động xây dựng trại trƣờng Bạch Mã. Mẫu thiết kế trại đƣợc làm giống nhƣ mẫu trại trƣờng quốc tế của Gillwell Park ở nƣớc Anh và trại trƣờng Chamarande ở nƣớc

Pháp. Tuy nhiên, cảnh rừng núi của Bạch Mã đẹp hơn so với hai trại ở nƣớc Anh và nƣớc Pháp. Ở Bạch Mã có núi cao, suối sâu, rừng già, tĩnh mịch và khí hậu quanh năm mát mẻ. Trại trƣờng nằm ở gần đỉnh núi Bạch Mã10, nơi có địa thế tuyệt đẹp là một môi trƣờng thuận lợi để đào tạo các Huynh trƣởng hƣớng đạo. Các vật liệu đƣợc khai thác tại rừng Bạch Mã để xây dựng trại trƣờng nhƣ tre, mây, nứa, hóp và gỗ. Sau vài tháng xây dựng, đến mùa hè năm 1937 trại trƣờng Bạch Mã đã mở cửa để đón các khóa sinh về đây huấn luyện.

Lễ khánh thành Trại trƣờng Bạch Mã và lễ khai giảng khóa đầu tiên ở đây đƣợc tổ chức long trọng. Những khách mời quan trọng của Trại trƣờng Bạch Mã là Quan Thƣợng thƣ Bộ Lễ và Đại diện Khâm sứ Pháp ở Huế. Trại mời một ban nhạc kèn Tây đến biểu diễn và đốt pháo chào mừng. Trong bài diễn văn khai mạc Trại trƣờng Bạch Mã, Schlemmer nói: “Vì danh dự của Hướng đạo Đông

Dương mong rằng vài năm nữa các Huynh trưởng 5 xứ đều có bằng đồn trưởng cả” [59, tr.62].

Võ Thanh Minh đƣợc cử làm ngƣời quản lý Trại trƣờng Bạch Mã. Những học sinh theo học ở đây đã dựng một tấm bia đá, một mặt ghi bằng chữ Pháp, một mặt ghi bằng chữ Quốc ngữ để kỷ niệm11

. Võ Thành Minh nhớ lại trong hồi ký của ông nhƣ sau: “Trại trường Bạch Mã được khai phá và thiết lập nhờ công

lớn của các anh Nga Nam Tào Schlemmer và Sơn Dương Niedrist. Trại huấn luyện cho Huynh trưởng cả ba ngành và Bằng rừng được cấp từ năm ấy. Trại lập chung cho cả Cao Miên và Ai Lao, Dã Mã chưa qn được cái hơm tiếp đón trại sinh, Dã Mã được bắt tay và dìu anh Touch Sau, Tổng ủy viên Cao Miên

10

Núi Bạch Mã có độ cao 1.250 m so với mực nƣớc biển.

11

Dịng chữ tiếng Việt là: “Chúng tơi thành kính và cảm ơn Ngài Hồng đế An nam đáng kính đã cho phép chúng tôi xây dƣng Trại trƣờng của chúng tơi giữu khu rừng bên dịng suối trong mát này.

Xin nhận nơi đây lịng biết ơn và kính trọng chân thành của chúng tôi. “Hƣớng đạo sinh Đông Dƣơng”

béo mập và nặng chừng tám, chín chục cân, từ trên chiếc kiệu bốn người vác, phần nhiều trại sinh khác khơng đi kiệu (về sau có luật cấm) nên mệt nhồi khi đến trại: trèo núi 15 cây số là một cố gắng hùng vĩ của đời họ từ trước đến nay!” [59, tr.64]. Trong di ̣p này, Hoàng Đạo Thúy mang một bức đại tự bằng gỗ đề dòng chữ “Hướng đạo nhất gia” sơn son thếp vàng từ Hà Nội vào và đƣợc treo ở Minh Nghĩa Đƣờng.

Năm 1939 là năm bắt đầu diễn ra chiến tranh Thế giới thứ nhất. Sau khi kết thúc công việc ở trại Bạch Mã, Hồng Đạo Thúy nhận đƣợc tin Đức tấn cơng Ba Lan. Mặc dù chƣa thể hiểu đƣợc tác động của cuộc chiến tranh này tới Việt Nam nhƣ thế nào, con đƣờng đi của dân tộc Việt Nam ra sao trong thế giới đang đảo điên này, nhƣng lòng yêu nƣớc đƣợc thổi bùng lên mạnh mẽ trong lịng Hồng Đạo Thúy và các Hƣớng đ ạo sinh khác . Nhiều thanh niên yêu nƣớc đã tìm đến với tổ chức Hƣớng đạo ở Trung Kỳ, trong đó có 8 sinh viên ngành Y là Phạm Biểu Tâm, Bửu Lƣ, Vũ Văn Cẩn, Hồ Văn Huê, Tôn Thất Tùng, Nguyễn Sĩ Dinh, Hồng Đình Cầu, Lê Văn Phụng, và Tú Vinh.

Năm 1940, Hội Hƣớng đạo Việt Nam tổ chức một trại họp bạn toàn quốc ở rừng Sặt để kỷ niệm 10 năm thành lập. Có tới 1.500 anh em hƣớng đạo sinh ở cả ba kỳ tham gia hội trại này (Nam Kỳ có 16 ngƣời, Trung Kỳ có 270 ngƣời). Các hoạt động tại hội trại này diễn ra nhộn nhịp. Các anh em Hƣớng đạo đã đốt 10 ngọn đuốc lửa để mừng Hội Hƣớng đạo tròn 10 năm tuổi [59, tr. 102].

Năm 1941, Hội hƣớng đạo Việt Nam tổ chức một trại họp bạn ở rừng Quảng Tế (Huế). Có hơn 3.000 anh em hƣớng đạo sinh ở cả ba ngành tham gia hội trại này. Trại trƣởng là Tạ Quang Bửu (Chồn), Trại trƣởng ngành Tráng là Hoàng Đạo Thúy (Hổ sứt), Trại trƣởng ngành Thiếu là Võ Thành

Minh (Dã mã), và Trại trƣởng ngành Ấu là chị Chenevier. Vua Bảo Đại đã đến thăm hội trại này [59, tr. 102].

Năm 1942, Hội Hƣớng đạo Việt Nam tổ chức cuộc thi Hỏa bài (thi chạy cầm đuốc) từ Hà Nội vào Sài Gòn dành cho Thiếu sinh và Tráng sinh. Mỗi Thiếu sinh tay cầm một ngọn đuốc chạy theo bƣớc hƣớng đạo 2 km. Có Tráng sinh hoặc Huynh trƣởng đi xe đạp theo đoàn vận động viên. Hƣớng đạo sinh của mỗi tỉnh cầm đuốc chạy từ phía Bắc của tỉnh và truyền về phía Nam của tỉnh để trao lại cho ngƣời hƣớng đạo sinh tỉnh kế cận. Mục đích của Ban tổ chức khi phát động cuộc thi chạy này là để thể hiện rõ sự đoàn kết giữa các anh em hƣớng đạo sinh ở miền Bắc, Trung và Nam, đồng thời khơi gợi lên tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc [59, tr. 103].

Năm 1942, Hội Hƣớng đạo Việt Nam tổ chức Trại họp bạn Tráng sinh toàn quốc ở Hoa Lƣ (Ninh Bình). Có 435 anh em tham dự trại này. Trại họp trong bối cảnh thế giới đang có những diễn biến phức tạp. Nhiều Tráng sinh đang mong muốn tìm đƣờng phục vụ Tổ quốc. Vì vậy, các anh em Hƣớng đạo sinh đã hát vang những ca khúc yêu nƣớc do Văn Cao, Lƣu Hữu Phƣớc, và Hoàng Quý sáng tác [59, tr. 104].

Năm 1944, Hội Hƣớng đạo Việt Nam tiếp tục tổ chức trại họp bạn ở Qua Châu (Thanh Hóa) và Bảy Miễu (Nha Trang). Ban tổ chức quy định những tráng sinh phải tinh thông một nghề để nuôi sống bản thân và gia đình mới đƣợc tham dự trại Qua Châu. Trại họp bạn Qua Châu tổ chức các hoạt động thi kéo co và chạy việt dã. Hƣớng đạo sinh Đỗ Văn Ninh đã đạt giải Nhất cuộc thi này. Ngoài ra, Ban tổ chức còn tổ chức cuộc thi nấu cơm. Kết quả là hƣớng đạo sinh Đoàn Võ Tánh đạt giải Nhất. Các anh em hƣớng đạo sinh ăn tối cùng với dân làng Qua Châu. Các anh em hƣớng đạo

sinh trại Qua Châu đã trồng 14 cây đa ở đây để kỷ niệm 14 năm thành lập Hội hƣớng đạo Việt Nam[34, tr.70].

Có khoảng 150 anh em hƣớng đạo sinh từ các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hịa, Bn Mê Thuật và Huế đã đến tham dự Trại hội bạn Bẩy Miễu ở Nha Trang. Đoàn hƣớng đạo sinh Ngô Quyền ở tỉnh Khánh Hòa đứng ra tổ chức sự kiện này. Ban tổ chức đã tổ chức cuộc thi dựng nhà kiểu ngƣời Thƣợng bằng tre. Kết quả là Cung Giữ Hốt, Trƣởng trại Buôn Mê Thuật đã đạt giải Nhất cuộc thi này. Trại họp bạn Bảy Miễu một lần nữa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hướng đạo sinh việt nam từ năm 1930 đến năm 1954 (Trang 80 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)