Những kết quả đã đạt đƣợc và những vấn đề luận án cần

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học cao đẳng việt nan hiện nay (Trang 29 - 33)

tiếp tục nghiên cứu

Qua tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án, chúng tôi thấy những kết quả đã đạt được như sau:

Thứ nhất, nhân tố con người nói chung và nhân tố con người thể hiện

qua phẩm chất năng lực đặc thù của các tầng lớp dân cư là tổng hợp của các giá trị vật chất và tinh thần, khách quan và chủ quan, bên trong và bên ngoài, được bộc lộ qua hoạt động thực tiễn trong môi trường lao động mà con người tham gia. Việc phát huy nhân tố con người nói chung cũng như phát huy phẩm chất, năng lực, tiềm năng của một tầng lớp dân cư cụ thể nói riêng (nguồn lực trí tuệ, trí thức khoa học xã hội, giảng viên trong trường sĩ quan quân đội.v.v...) là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, đóng vai trò thúc đẩy sự nghiệp công hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thứ hai, hình thức thể hiện của phát huy nhân tố con người đội ngũ

giảng viên giảng dạy các môn lý luận chính trị là nâng cao năng lực, phẩm chất của họ. Các công trình rất có lý khi cho rằng, trong những năm qua, giáo dục lý luận chính trị đã dành được những thành tựu nhất định trong đổi mới. Thế nhưng, trong các trường đại học, cao đẳng không đào tạo chuyên ngành khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, việc sử dụng chung cùng một chương trình giáo trình các môn lý luận chính trị lại gây khó khăn cho quá trình phù hợp hóa nội dung chương trình đó với các chuyên ngành đào tạo của Nhà trường. Đổi mới phương pháp giảng bài, lên lớp là đúng nhưng chưa đủ mà quan trọng hơn là phải đổi mới nội dung chương trình.

quan tâm chỉ đạo, quản lý đối với việc giảng dạy và học tập các môn lý luận chính trị trong nhà trường, từng bước thay đổi về nhận thức, đổi mới về nội dung, phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị. Tuy nhiên, những thay đổi này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của xã hội và người học đối với những môn học này.

Thứ tư, trên cơ sở đánh giá thực trạng việc phát huy nhân tố con

người nói chung và phát huy nhân tố tích cực của đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị, các công trình trên đây khẳng định tính tất yếu phải phát huy nhân tố con người; phải đổi mới giáo dục và giáo dục lý luận chính trị. Hệ thống các giải pháp mà các công trình đã đạt được là: Phải nâng cao nhận thức của toàn xã hội về sự cần thiết phải phát huy tiềm năng, nguồn lực con người nói chung cũng như nguồn lực trí tuệ nói riêng nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phải xây dựng chính sách và định hướng các giá trị lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần nhằm thúc đẩy và khơi dậy tiềm năng to lớn của con người. Đối với giáo dục lý luận chính trị, cần phải kết hợp tri thức triết học với tri thức chuyên ngành; kết hợp tính định hướng chính trị với tính khoa học trong giảng dạy các môn lý luận chính trị; phải đổi mới nội dung chương trình các môn học này; phải đổi mới tư duy; phải đẩy mạnh cải cách giáo dục đào tạo; xây dựng môi trường văn hóa xã hội lành mạnh để tạo điều kiện phát huy nhân tố con người.

Tuy nhiên, qua khảo cứu cho thấy: còn ít công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị; các công trình chưa phân tích một cách toàn diên thực trạng, giải pháp cơ bản, có tính quyết định nhằm phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường đại học, cao đẳng Việt Nam hiện nay. Đa số công trình đề cập tới những vấn đề bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, đức tính nhà giáo, trình độ chuyên môn,

nghiệp vụ sư phạm mà ít đề cập tới tính năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với các phương thức đào tạo của đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị. Đặc biệt, phương thức và công cụ phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị chưa được các công trình đề cập.

Vì vậy, kế thừa những thành quả trong những công trình của các học giả đi trước, luận án tiếp tục triển khai nghiên cứu, làm rõ những vấn đề sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận của phát huy vai trò

đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị. Theo hướng này, luận án nghiên cứu những vấn đề và những khái niệm công cụ. Đó là những vấn đề về quan niệm và nội dung đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng; quan niệm về vai trò của đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị; khái niệm, nội dung, các chủ thể và phương thức để phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng Việt Nam hiện nay.

Thứ hai, trên cơ sở lý luận, luận án khái quát thực trạng phát huy vai

trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng thời gian qua. Theo hướng này, luận án nghiên cứu quá trình xây dựng chủ trương, chính sách tạo môi trường, động lực của Đảng và Nhà nước nhằm khơi dậy các tiềm năng của đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy và quá trình tổ chức thực hiện; chỉ ra những thành tựu, hạn chế và các nguyên nhân; chỉ ra những mâu thuẫn trong quá trình phát huy vai trò của các nhà giáo trong giảng dạy lý luận ở các trường đại học, cao đẳng của Đảng và Nhà nước ta.

Thứ ba, nghiên cứu các giải pháp phát huy vai trò đội ngũ giảng viên

trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị. Theo hướng này, luận án nghiên cứu các yếu tố khơi dậy các tiềm năng của đội ngũ giảng viên nhằm

mục tiêu dạy tốt học tốt các môn lý luận chính trị và các môn chuyên ngành; bảo đảm trong nhân cách sinh viên có được những giá trị cốt lõi của tư tưởng, văn hóa Việt Nam; bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong phát huy vai trò đội ngũ giảng viên. Trên cơ sở đó, luận án nghiên cứu và đưa ra những giải pháp chủ yếu để phát huy hơn nữa vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị, mà trung tâm là thực hiện cơ chế dân chủ tập trung trong xây dựng, hoạch định, thiết kế chương trình, giáo trình và trong quản lý hoạt động giảng dạy các môn lý luận chính trị.

CHƢƠNG 2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học cao đẳng việt nan hiện nay (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)