Mục tiêu và nội dung chính trong chính sách ngoại giao văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngoại giao văn hóa của nhật bản đối với đông nam á giai đoạn 1977 2016 (Trang 60 - 66)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2. Chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản

2.2.2. Mục tiêu và nội dung chính trong chính sách ngoại giao văn hóa

Mặc dù chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đã có từ trước nhưng chưa thực sự được coi là một hướng đối ngoại quan trọng và chính sách khi đó cũng chưa thực sự rõ ràng. Chính sách này chỉ được đề cao và phát triển rõ ràng từ đầu thế kỷ XXI. Năm 2004 được coi là năm quan trọng đánh dấu sự quan tâm sâu sắc của chính phủ Nhật Bản tới ngoại giao văn hóa nói chung. Trước tiên, trong “Sách xanh Ngoại giao” cũng nhấn mạnh việc chính phủ đã bắt đầu đánh giá cao vai trò của “sức mạnh mềm” và mong muốn lấy đó làm nền tảng để thực hiện chính sách ngoại giao văn hóa của mình. Cụ thể là: thêm vào sức mạnh có thể làm thay đổi chính sách của đối phương như sức mạnh quân sự hay kinh tế (sức mạnh cứng), nhận thức về sức mạnh có thể làm mềm lòng đối phương bằng sức hút văn hóa hay giá trị quan của nước mình, nói cách khác là sức mạnh mềm - thứ gắn kết nâng cao hình ảnh quốc gia, nâng cao sức mạnh ngoại giao, bảo toàn an ninh theo nghĩa rộng, nâng cao tính an toàn của người bản xứ tại nước ngoài...đang lan rộng. Phương châm hiện tại của chính phủ là phát triển duy trì tính đa dạng của văn hóa thế giới, cống hiến cho hòa bình - thịnh vượng của thế giới, thúc đẩy hiểu biết trong tầng lớp thị dân, tăng cường giao lưu song phương. Cùng với đó, vào tháng 12/2004, thủ tướng Koizumi thành lập “Ban cố vấn về xúc tiến ngoại giao văn hóa” do Tamotsu Aoki làm chủ nhiệm, tập hợp các trí thức văn hóa - công nghiệp, chủ yếu là những học giả. Mục đích của Ban cố vấn là nâng cao sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa Nhật Bản và người dân các nước thông qua giao lưu văn hóa quốc tế, thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, nuôi dưỡng cảm tình của người nước ngoài với Nhật Bản. Trong các phiên họp của mình Ban cố vấn bàn luận các chủ đề “quảng bá sự lôi cuốn trong văn hóa - tư tưởng Nhật Bản”, “giao lưu trí tuệ - nghiên cứu khu vực như nguồn lực ý tưởng cho ngoại giao văn hóa”, “đối thoại giữa các nền văn minh”, “liên kết với người dân và các địa phương”, “hoạt động một cách có hiệu quả những hợp tác văn hóa - thể thao”…, chỉ ra tính cần thiết của chiến lược văn hóa. Cho đến tháng 7/2005, Ban họp 7 lần và kết quả trình lên thủ tướng bản báo cáo “Xây dựng Nhật Bản - quốc gia giao lưu văn hóa vì hòa bình”.

Trong báo cáo này, Ban cố vấn đã đưa ra 3 mục đích ngoại giao văn hóa cần đạt được trong thế kỷ 21 là “nâng cao hình ảnh và thúc đẩy hiểu biết về đất nước mình”, “nuôi dưỡng niềm tin cậy và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nền văn hóa, nền văn minh khác nhau nhằm hạn chế tranh chấp” và “cống hiến hướng tới xây dựng những giá trị và triết lý chung của toàn nhân loại” [214, tr.2]. Sau đó, Ban cố vấn tiếp tục đưa ra 3 triết lý nền tảng cho ngoại giao văn hóa Nhật Bản là “truyền bá” - “hấp thụ” - “cộng sinh”, 3 trụ cột của phương châm hành động ngoại giao văn hóa nhằm thực hiện 3 triết lý này cùng những đối sách đề xuất hết sức cụ thể [214, tr.7]. “Truyền bá” được thể hiện cụ thể qua sự “Cool điển hình cho thế kỷ 21”. Cool có nghĩa là ngầu, hiện đại, hợp thời, hấp dẫn…, còn “Japan Cool” bao gồm tất cả những thứ nổi tiếng đối với giới trẻ khắp thế giới bao gồm từ văn hóa đại chúng như truyện tranh manga, hoạt hình anime, trò chơi điện tử, âm nhạc, điện ảnh, phim truyền hình… cho đến nghệ thuật hiện đại, văn học hiện đại hay nghệ thuật biểu diễn sân khấu. Từ đó trụ cột thứ nhất của ngoại giao văn hóa là phát triển thêm thế hệ những người trẻ yêu mến văn hóa hiện đại của Nhật Bản thông qua giáo dục tiếng Nhật, văn hóa đại chúng, nghệ thuật hiện đại… Những hoạt động cụ thể được gợi ý thực hiện như: thúc đẩy giáo dục tiếng Nhật (đề xuất tổ chức “Hội nghị thượng đỉnh tiếng Nhật”, “Hội nghị xúc tiến ngoại giao văn hóa”…); truyền bá và khuyến khích ngành văn hóa phẩm giải trí - contents12 như tài sản văn hóa - trí tuệ (đề xuất thực hiện “Năm văn hóa đại chúng Nhật Bản”, liên hoan phim, liên hoan âm nhạc…); làm phong phú chức năng truyền phát thông tin; làm phong phú các hoạt động truyền thông - chức năng truyền bá các thông điệp đối ngoại; truyền bá những nét văn hóa có tính trải nghiệm của Nhật Bản ở môi trường quốc tế [214, tr.7, 10-11].

“Hấp thụ” được cắt nghĩa rõ hơn là “hấp thụ có tính sáng tạo”, kết nối được với việc tạo ra được nơi sáng tạo văn hóa. Trụ cột hành động của triết lý này chủ trương tiếp nhận một cách tích cực những người sẽ là đầu tàu giao lưu văn hóa ở nhiều lĩnh vực, khiến cho Nhật Bản trở thành nơi hội tụ sáng tạo văn hóa. Những ví

12 Contents là nội dung gắn liền với kỹ thuật thông tin. Bao gồm mobile contents (các ứng dụng dành cho điện thoại thông minh, máy tính bảng), digital contents (các sản phẩn sáng tạo như phim ảnh, âm nhạc, hoạt hình anime, trò chơi điện tử, truyện tranh manga, các nhân vật hoạt hình…), web contents (các trang web, bài báo, dịch vụ mạng…).

dụ cụ thể được đưa ra như: tích cực nhận du học sinh hoặc du học hình thức ngắn hạn mang tính trải nghiệm đời sống Nhật Bản; thúc đẩy các chương trình giao lưu tại địa phương (như cho nghệ sỹ nước ngoài sang sống tại địa phương để trải nghiệm); thúc đẩy giao lưu con người và giao lưu trí tuệ [214, tr.7, 12-14].

Còn “cộng sinh” nghĩa là cống hiến với tư cách là “cầu nối giữa những nền văn hóa và giá trị đa dạng” với trụ cột là lời nhắn tới thế giới về một nước Nhật có “tấm lòng tôn trọng sự hài hòa và cộng sinh”. Các hoạt động được đề xuất vì mục tiêu cộng sinh như sau: thúc đẩy đối thoại giữa các nền văn minh; truyền bá triết lý nền tảng về hợp tác quốc tế của Nhật Bản; trang bị mạng lưới nhằm thúc đẩy giao lưu thể thao; thành lập “Liên đoàn hợp tác quốc tế về tải sản văn hóa” [214, tr.7, 14, 16-17].

Bước sang năm 2006, “Hội thẩm định giao lưu tại nước ngoài” - cơ quan cố vấn của Bộ trưởng Ngoại giao quan tâm đến tầm quan trọng của ngoại giao lấy người dân các nước làm đối tượng (public diplomacy - ngoại giao công chúng), từ tháng 3 đẩy mạnh phát sóng truyền hình quốc tế, sử dụng linh hoạt giáo dục tiếng Nhật và văn hóa đại chúng, tổ chức nghị luận về cách thức truyền thông - giao lưu văn hóa nhằm tăng cường quan hệ với các nước láng giềng với chủ đề “Phương thức và thể chế nhằm tăng cường sức mạnh truyền bá của Nhật Bản”, nhằm tìm kiếm phương pháp giao lưu văn hóa truyền thông có hiệu quả.

Năm 2006 này còn có một điểm nổi bật khác trong chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đó là nhận thức của các chính trị gia nước này về ngoại giao văn hóa - truyền thông cũng đang ở mức cao điểm. Người đầu tiên diễn giải thành lời chính là thủ tướng Shinzo Abe. Tháng 9/2006, trong diễn thuyết “Nhật Bản, đất nước tươi đẹp” của mình, thủ tướng Abe đã kêu gọi toàn nước Nhật hãy thu hút thế giới bằng sự quyến rũ của mình, đề cao tầm quan trọng của ngoại giao văn hóa như sau: “Việc truyền bá ra thế giới bản sắc quốc gia của một Nhật Bản mới hướng tới tương lai, hay nói cách khác, đó là những triết lý, phương hướng mục tiêu cũng như những nét Nhật Bản là vô cùng quan trọng đối với chính Nhật Bản. Những chính sách cụ thể được đưa ra sau đó là “Ý tưởng cánh cửa châu Á” (Asia Gateway) khuyến khích ngành công nghiệp văn hóa phẩm contents, hay công bố “5 đề xuất

nhằm tăng cường truyền bá Nhật Bản” hỗ trợ cho Asia Gateway [141, 2007]. Ý tưởng này là sự tiếp nối - phát triển chính sách “Xây dựng đất nước bằng tài sản tri thức” của chính quyền Koizumi. Ý tưởng nằm trong “Cấu trúc xã hội kinh tế mở cửa đầy năng động” do Nội các phê chuẩn tháng 12/2006, với mục tiêu “Nhật Bản trở thành cầu nối giữa châu Á và thế giới trong dòng chảy của con người - vật chất - tiền tệ - văn hóa - thông tin”. Nội dung cụ thể bao gồm nhận thức về tình hình của Nhật Bản cũng như đưa ra những chính sách cụ thể:

○1 Triển khai chính sách sức mạnh mềm tại các nước và tình hình Nhật Bản - Các nước Mỹ, Anh, Pháp, Hàn Quốc… đã coi trọng sức mạnh mềm - sức mạnh có khả năng thuyết phục các quốc gia khác và thực hiện những hoạt động chiến lược thông qua những phương pháp phi quân sự như sử dụng nét hấp dẫn trong văn hóa, hệ tư tưởng, chế độ… Trong thập niên 1990 thường được gọi là “thập kỷ mất mát”, hình tượng Nhật Bản được đổi mới, văn hóa đại chúng Nhật Bản được giới trẻ trên toàn thế giới đánh giá là rất “chất” (cool).

○2 Cường quốc về tài nguyên văn hóa - Nghệ thuật, thiết kế, ngành văn hóa phẩm giải trí (contents), tài sản văn hóa, hoặc nếu tính cả những yếu tố đời sống như ăn - mặc - ở hay sự khổ luyện, Nhật Bản chính là “cường quốc về tài nguyên văn hóa”.

○3 Số hóa và hành động từ nay - Sự phát triển của cách mạng thông tin kéo theo các phương tiện truyền thông cũng đa dạng hóa hơn, thị trường cũng trở nên toàn cầu hóa. Số hóa khai thác những lĩnh vực mới như thư điện tử, website, mạng điện thoại, thư video… Từ đây nảy sinh những lối sống, văn hóa, phong tục, phong cách thương mại mới.Nhờ có số hóa mà bất cứ ai cũng có thể sở hữu thông tin, sản xuất cũng trở nên dễ dàng hơn.

Từ những nhận thức trên, ý tưởng đề cao tầm quan trọng của chiến lược sức mạnh mềm là hạt nhân để thể hiện những nét hấp dẫn của Nhật Bản tới nước ngoài và đề ra những chính sách cụ thể như ○1 Tái nhận thức, tái đánh giá “nét hấp dẫn của Nhật Bản”, ○2 truyền bá tới thế giới “nét hấp dẫn của Nhật Bản” và ○3 tăng

Hay khi Ngoại trưởng Taro Aso diễn thuyết với tiêu đề “Sáng kiến mới trong ngoại giao văn hóa - Chúng tôi cần các bạn góp sức”. Tại đây, Ngoại trưởng đề cao việc sử dụng triệt để văn hóa đại chúng như truyện tranh manga hay phim hoạt hình anime nhằm thúc đẩy ngoại giao văn hóa và đưa ra một số biện pháp nhằm hiện thực hóa như 1) xây dựng một giải thưởng dành cho các họa sỹ manga người nước ngoài, 2) thử nghiệm giới thiệu những tác phẩm anime xuất sắc của Nhật Bản ra nước ngoài dưới danh nghĩa “đại sứ văn hóa anime”, 3) đề xuất việc thực tập trong giao lưu văn hóa. Ngay sau cuộc thuyết trình này, tháng 5/2007 Bộ Ngoại giao đã tuyên bố thành lập Giải thưởng truyện tranh Manga quốc tế với mục đích “khen thưởng những họa sỹ truyện tranh manga có cống hiến trong hoạt động phổ biến văn hóa truyện tranh manga tại nước ngoài, như một phần của việc ứng dụng văn hóa đại chúng trong ngoại giao văn hóa”13.

Tiếp đó, vẫn trong nhận thức chung về truyền bá văn hóa đại chúng, trong bản báo cáo năm 2008, Hội thẩm định giao lưu tại nước ngoài lại tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của ngoại giao công chúng, đề xuất vận dụng văn hóa hiện đại và lấy đối tượng là giới trí thức, cụ thể như làm phong phú giáo dục tiếng Nhật với người nước ngoài, văn hóa đại chúng… Ngay sau đó, Nhật Bản có những hoạt động rất cụ thể thực hiện truyền bá văn hóa đại chúng như: chọn nhân vật truyện tranh/hoạt hình quen thuộc Doraemon là Đại sứ văn hóa anime với lý do “Tác phẩm Doraemon mô tả sống động cuộc sống cũng như phong tục tập quán hiện đại của Nhật Bản nên vô cùng phù hợp với chức danh „đại sứ‟”14, các sứ quán tại nước ngoài chiếu phim “Doraemon: Chú khủng long của Nobita bản 2006”. Hay đến năm 2009, Bộ Ngoại giao chọn ra 3 nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực thời trang làm Đại sứ truyền bá văn hóa đại chúng - gọi tắt là Đại sứ Dễ thương là Misako Aoki - chuyên gia thời trang Lolita, Yu Kimura - chuyên gia thời trang Harajuku và Shizuka Fujioka - tư vấn thời trang cho thương hiệu CONOMi.

13外務省の報道発表「『国際漫画賞』の創設について」

http://www.mofa.go.jp/mofaj/press/release/h19/5/1173498_804.html 14外務省の報道発表「アニメ文化大使就任式について」

Có thể thấy rằng, trong thập niên những năm 2000 này Nhật Bản đặc biệt quan tâm tới ngoại giao văn hóa và đề cao văn hóa đại chúng là công cụ để quảng bá Nhật Bản. Để đạt được nhận thức như vậy không thể phủ nhận được chính nhờ sự nổi tiếng của văn hóa đại chúng Nhật Bản tại nước ngoài đã tác động ngược trở lại về chính phủ Nhật Bản. Lật lại các bản báo cáo chính sách của Nhật Bản có thể thấy rõ được nhận thức về văn hóa đại chúng đã thay đổi qua từng thời kỳ như thế nào. Trước hết trong báo cáo của Ban cố vấn về Giao lưu văn hóa quốc tế tháng 5/1989 có nêu rằng mối quan tâm của các nước dành cho Nhật Bản “không chỉ dừng lại ở văn hóa nghệ thuật có tính truyền thống mà còn có những chú ý rộng rãi tới xã hội Nhật Bản hiện đại” [172, tr.2]. Báo cáo dù đã chỉ ra được tầm quan trọng của việc sẽ hiểu biết hơn về Nhật Bản hiện đại thông qua giao lưu ở phạm vi rộng lớn hơn không chỉ dừng lại ở văn hóa truyền thống, song chưa đề cập rõ đến văn hóa đại chúng. Trong báo cáo “Giao lưu văn hóa quốc tế trong thời đại mới” của Ban cố vấn được mở từ tháng 5/1993 - 6/1994 có đề nghị mở rộng phạm vi hoạt động giao lưu ngoài giao lưu văn hóa nghệ thuật ra cả giao lưu con người, học tập tiếng Nhật, giao lưu học thuật nữa. Cũng giống như báo cáo lần đầu, báo cáo này không đề cập tới văn hóa đại chúng, song có khẳng định cần tăng cường giới thiệu điện ảnh Nhật Bản cũng như phát sóng vô tuyến tại nước ngoài [173, tr.8-13]. Trong biên bản “Vai trò mới của ngoại giao và giao lưu quốc tế thời đại mới” của Hội nghiên cứu giao lưu quốc tế thuộc Quỹ Giao lưu quốc tế công bố tháng 4/2003 có viết “Trong thế giới ngày nay đang tồn tại nhu cầu cao đối với văn hóa Nhật Bản bao gồm cả văn hóa đại chúng”, tiếp đó là “giới thiệu văn hóa ngày nay của Nhật Bản và nền tảng của nó là văn hóa truyền thống”. Tuy chưa chú trọng nhiều vào văn hóa đại chúng song báo cáo trên đã chỉ ra được ý nghĩa mong muốn giới thiệu văn hóa trên diện rộng [171, tr.19]. Tại bản báo cáo “Xây dựng một Nhật Bản - quốc gia hòa bình vì giao lưu văn hóa” của Ban cố vấn liên quan tới về xúc tiến ngoại giao văn hóa của Nội các Nhật Bản năm 2005, văn hóa đại chúng được đề cập tới bằng những ví dụ hết sức cụ thể như “những thứ thuộc về văn hóa đại chúng như truyện tranh manga, phim hoạt hình anime, trò chơi điện tử, âm nhạc, điện ảnh, phim truyền hình… được gọi chung là Japan Cool”, ngoài ra còn đề xuất cả những biện pháp thực hiện hết sức thực tế như phái cử đại sứ văn hóa đại

chúng. Và cho đến khi Bộ phận chuyên môn về văn hóa đại chúng được thành lập tại “Chính sách và thể chế nhằm tăng cường khả năng truyền bá Nhật Bản” của Hội

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngoại giao văn hóa của nhật bản đối với đông nam á giai đoạn 1977 2016 (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)