BẰNG BẮC BỘ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ mẫu của người việt vùng đồng bằng bắc bộ (Trang 147)

2 Theo cách giải thích của GS Trần Lâm Biền thì Tam Phủ đƣợc hiểu là Thiên phủ, Địa phủ, Thoải phủ với những vị thần tính nam (chính là sự phân thân của Ngọc Hoàng) cai quản Và, theo ông thì hệ thống Tam Phủ

BẰNG BẮC BỘ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

4.1.1. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến sự vận động của tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ trong giai đoạn hiện nay

Trong tác phẩm Về vấn đề nhà ở, Ăngghen viết: “Quan điểm duy vật của Đức về lịch sử dùng những điều kiện sinh hoạt vật chất, những điều kiện kinh tế của một thời kỳ lịch sử nhất định để giải thích tất cả những sự biến đổi và những khái niệm lịch sử, chính trị, triết học, tôn giáo.” [72, tr. 379] “Bản thân tôn giáo tự nó không có nội dung, các cội nguồn của nó không phải ở trên trời, mà là trên mặt đất”[74, tr. 603]. Theo cách lý giải đó của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác thì khi muốn tìm hiểu và giải thích về nội dung hay lý giải về sự biến đổi, phát triển của tôn giáo cần phải tìm ở trong những điều kiện sinh hoạt vật chất mà trong đó tôn giáo đang tồn tại và phát triển, chứ không phải là ở trong những khái niệm trừu tƣợng hay những yếu tố mang tính tinh thần.

Chính vì vậy, khi tìm hiểu về xu hƣớng phát triển của tôn giáo, tín ngƣỡng nói chung, tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt nói riêng, chúng ta phải xuất phát từ chính sự biến đổi của những yếu tố vật chất của đời sống xã hội của ngƣời Việt. Nói cách khác, đó chính là cái tồn tại xã hội mà tín ngƣỡng thờ Mẫu đang tồn tại trên đó và phản ánh nó. Tất nhiên, bên cạnh những yếu tố khách quan của đời sống vật chất đã trực tiếp quy định xu hƣớng phát triển của tín ngƣỡng thờ Mẫu thì cũng không thể không nói đến

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ mẫu của người việt vùng đồng bằng bắc bộ (Trang 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)