2.5.3 .Kinh nghiệm tại Đại học Boston, Hoa kỳ
2.5.6. Bài học đối với các trƣờng đại học công lập ở Việt Nam
Qua tìm hiểu và phân tích trên ta có thể thấy, nhiều trƣờng đại học công lập các nƣớc trên Thế giới đã xây dựng đƣợc mô hình quản trị đại học nói chung và quản trị tài chính nói riêng rất thành công. Đó là kết quả của những cải cách và đổi mới về quản trị nhằm đáp ứng sự phát triển của Nhà trƣờng và đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Trên Thế giới hiện nay đang có nhiều mô hình quản trị đại học khác nhau, tuy nhiên có hai mô hình nổi bật nhất là mô hình quản trị kiểu doanh nghiệp (corporate model) và mô hình quản trị kiểu dân sự (civil Service model). Trong mô hình quản trị kiểu doanh nghiệp, các trƣờng đại học là những tổ chức công ty tự quản, mà điển hình là mô hình của các trƣờng đại học công của Úc, Anh và Hoa Kỳ. Mô hình quản trị kiểu dân sự là mô hình
khá phổ biến ở các nƣớc châu Âu, theo đó, trƣờng đại học là một cơ quan trực thuộc Chính phủ và đƣợc quản lý bởi một cơ quan chủ quản (Bộ). Trong hai mô hình trên đều có điểm giống nhau là các trƣờng đại học đƣợc trao quyền tự do học thuật. Tuy nhiên, mô hình quản trị kiểu doanh nghiệp hiện đang là mô hình chiếm ƣu thế, đƣợc nhiều nƣớc áp dụng và hơn 3/4 số trƣờng trong nhóm 100 trƣờng hàng đầu thế giới hiện đang áp dụng mô hình này.
i) Trƣớc hết có thể thấy các trƣờng đại học công lập trên các nƣớc đƣợc trao quyền tự chủ rất cao và vẫn có sự kiểm soát của Nhà nƣớc và có thể khẳng định xu hƣớng chung của các nƣớc trên Thế giới là Nhà nƣớc giảm dần bao cấp cho giáo dục đại học, chuyển chi phí cho giáo dục sang cho ngƣời học, đồng thời đƣa ra các chƣơng trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên. Đây có thể đƣợc xem là một xu hƣớng tất yếu trong bối cảnh chi phí cho giáo dục ngày càng tăng nhanh và nhu cầu theo học của mọi ngƣời ngày càng lớn.
ii) Thực tế trên Thế giới cho thấy, nguồn lực tài chính của các trƣờng đại học công lập trên Thế giới đƣợc lấy từ các nguồn chủ yếu sau: Nguồn ngân sách tài trợ; Nguồn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc; Nguồn thu từ các hợp đồng đào tạo, NCKH, chuyển giao công nghệ và Nguồn thu học phí.
ii) Đối với chính sách học phí của các nƣớc trên thế giới qua nghiên cứu trên thấy có một số điểm chung nhƣ:
- Nhà nƣớc trao quyền tự chủ cao cho các trƣờng đại học công lập tự quyết định mức thu học phí của trƣờng mình;
- Chính sách học phí đại học của các địa phƣơng không giống nhau; - Chính sách học phí không có quy định cố định mà phụ thuộc vào danh tiếng, thƣợng hiệu của từng trƣờng;
- Chi phí đào tạo và học phí không đồng nghĩa với nhau, nhiều nƣớc phát triển NSNN vẫn trợ cấp cho các trƣờng.
iii) Một số bài học từ kinh nghiệm của các nƣớc trên Thế giới trong quản trị tài chính tại các trƣờng ĐHCL ở Việt Nam:
- Thực hiện giao quyền tự chủ toàn diện cho các trƣờng đại học công lập, các trƣờng đƣợc quyền quyết định thu, chi tài chính và cơ chế hoạt động của trƣờng đại học xu hƣớng chuyển sang cơ chế tài chính doanh nghiệp.
- Đổi mới phƣơng thức phân bổ NSNN cho các trƣờng đại học theo xu hƣớng của các nƣớc trên Thế giới là giảm dần sự bao cấp của NSNN cho giáo dục đại học; NSNN cấp theo đơn đặt hàng hoặc cấp học bổng cho ngƣời học và tăng chi cho đầu tƣ phát triển đảm bảo cơ sở vật chất cho Nhà trƣờng.
- Chuyển dần chi phí đào tạo sang ngƣời học để đảm bảo nguồn tài chính cho chi phí đào tạo của Nhà trƣờng, không làm giảm chi phí đào tạo cần thiết trên đầu sinh viên và nâng cao chất lƣợng đào tạo.
- Nâng cao khả năng tự chủ của các trƣờng đại học, huy động đa dạng các nguồn tài chính, đây là mục tiêu quan trọng trong việc quản lý tài chính.
- Huy động các nguồn thu tài chính phải gắn với việc nâng cao năng lực quản lý, năng lực đào tạo và nghiên cứu của cơ sở đào tạo công lập.
- Việc sử dụng các nguồn thu tài chính phải nhằm đảm bảo nâng cao chất lƣợng đào tạo ngang tầm với một số nƣớc trên Thế giới.
Kết luận
Chƣơng 2, tác giả đã nêu và phân tích, làm rõ các nội dung cơ sở lý luận về quản trị tài chính tại các trƣờng đại học công lập. Trong đó đã phân tích làm rõ khái niệm về quản trị và quản lý, hai khái niệm này có sự tƣơng đồng và đôi lúc dùng nhƣ nhau, tuy nhiên sự khác nhau lớn đó là quản lý tầm vĩ mô của cấp trên và quản trị tầm vi mô của đơn vị. Qua đó tác giả đã nêu lên khái niệm về QTTC tại các trƣờng ĐHCL, sự khác nhau cơ bản so với QTTC tại các doanh nghiệp là không vì mục tiêu lợi nhuận. Tác giả đã phân tích làm rõ về nội dung của QTTC tại trƣờng ĐHCL là quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm soát hoạt động của Nhà trƣờng thông qua ba nội dung: Quản trị nguồn thu, quản trị chi phí và quản trị kết quả tài chính” của trƣờng đại học công lập.
Tác giả đã phân tích những nhân tố khách quan, chủ quan ảnh hƣởng đến QTTC của trƣờng ĐHCL, làm rõ công cụ trong quản trị tài chính và các tiêu chí đánh giá QTTC. Tác giả đã đi sâu phân tích làm rõ những đặc thù của QTTC tại các trƣờng ĐHCL ngành y, đặc biệt là mối quan hệ kinh tế giữa Nhà trƣờng và bệnh viện trong đào tạo, nghiên cứu và khám chữa bệnh. Tác giả đã rút ra những bài học kinh nghiệm cho các trƣờng ĐHCL nƣớc ta qua nghiên cứu kinh nghiệm QTTC của một số trƣờng đại học trên Thế giới.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP NGÀNH Y Ở VIỆT NAM 3.1. Khái quát về các trƣờng đại học công lập ngành y ở Việt Nam 3.1.1. Hệ thống các trƣờng đại học công lập ngành y hiện nay
Trƣờng đại học công lập là cơ sở đào tạo đại học thuộc sở hữu của Nhà nƣớc, do Nhà nƣớc thành lập và đầu tƣ xây dựng cơ sở vật, chịu quản lý của Nhà nƣớc. Lịch sử và hiện tại cho thấy các trƣờng đại học công lập nƣớc ta luôn giữ một vai trò quan trọng trong đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực trình độ cho đất nƣớc.
Ở Việt Nam, Trƣờng đại học Y đầu tiên do Pháp thành lập năm 1902 là Trƣờng Y khoa Đông Dƣơng (nay là Trƣờng Đại học Y Hà Nội), cùng với sự phát triển của đất nƣớc, trải qua 115 năm, đến nay hệ thống các Trƣờng đại học ngành Y của Việt Nam ngày càng phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng đào tạo, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực y tế trình độ cao cung cấp cho xã hội, phục vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày một tốt hơn, tiến tới theo kịp các nƣớc phát triển trên Thế giới [87].
Tính đến năm 2016, Việt Nam có tổng số 20 trƣờng đại học công lập đào tạo các lĩnh vực ngành y tế. Trong đó có 16 trƣờng đại học đào tạo chuyên ngành y tế và 4 trƣờng đại học đào tạo đa ngành, có mã ngành đào tạo về ngành y tế [47].
Về tổ chức hệ thống quản lý, hiện nay hệ thống các trƣờng công lập ngành y ở Việt Nam có 4 cơ quan chủ quản trực tiếp:
- Nhóm các trƣờng trực thuộc Bộ Giáo dục, - Nhóm các trƣờng trực thuộc Bộ Y tế, - Nhóm các trƣờng trực thuộc ĐHQG,
Bảng biểu 3.1. Danh sách trƣờng đại học công lập đào tạo ngành y T T T Tên trƣờng Trƣờng ĐHCL Trƣờng ĐHCL thuộc Bộ Y tế 1 Trƣờng Đại học Y Hà Nội x x (*1) 2 Trƣờng Đại học Y Dƣợc TP.HCM x x (*2) 3 Trƣờng Đại học Y Dƣợc Hải Phòng x x (*3) 4 Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Bình x x (*4) 5 Trƣờng Đại học Y Dƣợc Cần Thơ x x (*5) 6 Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội x x
7 Trƣờng Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dƣơng x x
8 Trƣờng Đại học Y tế Công cộng x x
9 Trƣờng Đại học Điều dƣỡng Nam Định x x
10 Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Nguyên x
11 Học viện Quân Y x
12 Trƣờng Đại học Y khoa Vinh x
13 Học viện Y Dƣợc học Cổ truyền Việt Nam x x
14 Trƣờng Đại học Y Dƣợc Huế x
15 Trƣờng Đại học Y Phạm Ngọc Thạch x
16 Trƣờng Đại học Kỹ thuật Y Dƣợc Đà Nẵng x x 17 Đại học Quốc gia Hà Nội (Khoa Y) x
18 Đại học Quốc gia TP.HCM (Khoa Y) x 19 Đại học Đà Nẵng (Khoa Y) x 20 Đại học Tây Nguyên (Khoa Y) x
Nguồn: Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2016 của Nguyễn Tiến Cường – Nguyễn Quang Vinh (tuyển chọn), Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
Trong đó, các trƣờng đại học công lập ngành y thuộc Bộ Y tế hiện nay có 11 (mƣời một) trƣờng. Trong phạm vi nghiên cứu thực trạng tại 5 (năm) trƣờng, đây là những trƣờng có bao quát đầy đủ các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và khám chữa bệnh đại diện đƣợc các hoạt động của các trƣờng đại học công lâp ngành y và đại diện cho các vùng miền trên toàn quốc, bao gồm:
(x1) Trƣờng Đại học Y Hà Nội
(x2) Trƣờng Đại học Y Dƣợc Hải phòng (x3) Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Bình (x4) Đại học Y Dƣợc TP Hồ Chí Minh
(x5) Trƣờng Đại học Y Dƣợc Cần Thơ
Về tổ chức cán bộ và quy mô đào tạo của 5 (năm) trƣờng đại học công lập ngành y thuộc Bộ Y tế trong phạm vi nghiên cứu [17]:
Bảng biểu 3.2. Biên chế cán bộ và quy mô đào tạo của các trƣờng
Đơn vị: ngƣời
3.1.2. Đặc thù trong đào tạo của trƣờng đại học công lập ngành y
3.1.2.1. Thời gian đào tạo dài
Thông thƣờng, các trƣờng đại học có thời gian đào tạo từ 3 đến 5 năm; tuy nhiên trong đào tạo đại học ngành y hệ bác sỹ tối thiểu là 6 năm, đối với bác sĩ nội trú (BSNT) phải học thêm 3 năm sau khi tốt nghiệp bác sỹ. Ngoài ra, để trở thành một bác sỹ giỏi, có trình độ chuyên môn cao đáp ứng đƣợc yêu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân, thì các bác sĩ còn phải học tập không ngừng tại các trƣờng đại học, tại các cơ sở khám chữa bệnh.
Các nƣớc trên Thế giới, bác sĩ sau khi tốt nghiệp còn phải học xong Bác sĩ nội trú mới đƣợc hành nghề. Ở Pháp, bác sĩ học 6 năm, sau đó học tiếp BSNT từ 3 đến 5 năm tùy theo từng chuyên ngành; ở Hoa Kỳ, trƣớc khi học chƣơng trình bác sĩ 4 năm, sinh viên cần hoàn thành chƣơng trình dự bị (pre-med) 3 - 4 năm. Giai đoạn tiếp theo là chƣơng trình nội trú kéo dài từ 3 - 7 năm đối với từng chuyên ngành; sau đó, các bác sĩ còn phải trải qua chƣơng trình thực tập chuyên khoa 1 - 3 năm và vƣợt qua đƣợc kỳ thi chuyên ngành mới đƣợc cấp giấy phép hành nghề. Còn ở Úc, tính từ lúc đào tạo cấp cử nhân đến lúc hành nghề độc lập nhƣ là một bác sĩ đa khoa phải qua gần 9 năm học và thực tập; để trở thành bác sĩ chuyên khoa, thời gian học và thực hành bệnh viện có thể dao động từ 12 đến 15 năm [86].
Mặt khác, trong công cuộc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe con ngƣời không dừng lại ở một quốc gia mà nó mang tính toàn cầu, do đó phải thƣờng xuyên học tập để cập nhật, nâng cao kiến thức, mang lại hiệu quả điều trị cao nhất cho ngƣời bệnh. Chính vì vậy, ngƣời ta nói “nghề y là học suốt đời”.
3.1.2.2. Chi phí đào tạo đại học ngành y cao hơn các ngành khác
Chi phí đào ta ̣o đ ại học đƣợc xem xét trên nhiều góc độ: chi phí của ngƣời học; chi phí của cơ sở đào tạo; chi phí của xã hội; chi phí của Nhà nƣớc. Với các đặc thù của các trƣờng đại học ngành y, chỉ tiêu đào tạo hàng
năm thấp hơn nhiều so với các trƣờng đại học ngành khác, trong khi chi phí biến đổi và chi phí cố định cho đào tạo ngành y lại tăng, đặc biệt là hai yếu tố thời gian đào tạo dài và chi phí đầu tƣ máy móc thiết bị, cơ sở thực tập, thực hành lớn, cùng với chi phí vật tƣ, hóa chất nhiều đã làm tăng chi phí đào tạo của đại học ngành y cao hơn các ngành khác. Thực tế đã đƣợc Chính phủ khẳng định trong việc ban hành chính sách học phí.
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Thủ tƣớng Chính phủ số 593/TTr-BGDĐT, ngày 13/7/2015 thì chi phí đào tạo khi tính đủ chi phí trong năm 2021 [10].
Bảng biểu 3.3. Bảng so sánh chi phí đào tạo đại học của các ngành
TT Khối ngành đào tạo
Chi phí đào tạo (đồng/1 sinh viên/năm) So sánh chi phí ngành khác với ngành y dƣợc I Nhóm 1 (trung bình nhóm) 20.458.583 1 Nông – Lâm – Ngƣ 21.313.778 42,0% 2 Kinh tế 19.092.249 37,6% II Nhóm 2 (trung bình nhóm) 23.936.158 1 Khoa học cơ bản 23.203.210 45,7% 2 Công nghiệp 25.694.719 50,6% 3 Nghệ thuật 22.852.927 45,0% III Nhóm 3 (trung bình nhóm) 50.757.021 1 Y, Dƣợc 50.757.021 100%
Nguồn: Báo cáo số 593/TTr-BGDĐT, ngày 13/7/2015 của Bộ giáo dục và Đào tạo trình Thủ tướng Chính phủ
Nhƣ vậy, mặc dù chi phí đào tạo đại học ngành y ở Việt Nam cũng đã khẳng định cao hơn các ngành khác (chi phí đào tạo đại học ngành công nghiệp cao thứ 2 sau ngành y, cũng chỉ bằng 50,6% so với ngành y), tuy nhiên so với các nƣớc trên Thế giới thì chi phí này còn rất thấp.
Lịch sử phát triển tất cả các Trƣờng Đại học Y khoa ở mọi đất nƣớc đều đƣợc xây dựng trên nền tảng bệnh viện mà phải là bệnh viện đa chuyên khoa, có tầm kiểm soát bệnh tật rộng lớn. Nếu chỉ có giảng đƣờng và phòng thí nghiệm mà không có bệnh viện thì chỉ đào tạo ra ngƣời quan sát y khoa, chứ không thể đào tạo đƣợc thầy thuốc. Chỉ có trong môi trƣờng bệnh viện mới thực hiện đào tạo Y khoa cho các sinh viên đƣợc.
Ở Việt Nam, trƣớc khi có Trƣờng Y khoa Đông Dƣơng (năm 1902) đã có nhà thƣơng Bạch Mai, nhà thƣơng Phủ Doãn, nhà thƣơng Đồn Thủy. Khi có các nhà thƣơng, chính quyền thực dân Pháp mới cho mở Trƣờng Y khoa Đông Dƣơng, mà giảng viên 100% là các giáo sƣ Y khoa giỏi, trẻ từ Pháp sang xây dựng trƣờng, giảng dạy và thực hành y khoa tại các bệnh viện [87].
Truyền thống đó đến nay đã 115 năm vẫn đƣợc duy trì và mối quan hệ Viện – Trƣờng đang đƣợc các trƣờng đào tạo ngành y và các bệnh viện tăng cƣờng xây dựng ngày càng gắn bó thân thiết. Hiện nay, các bộ môn lâm sàng của Nhà trƣờng đều ở tại bệnh viện, gắn liền với các khoa của bệnh viện và làm việc nhƣ các bác sỹ của bệnh viện; nhiều bác sĩ của bệnh viện tham gia giảng dạy và giữ các vị trí lãnh đạo các khoa, bộ môn của Nhà trƣờng và nhiều giảng viên, bác sĩ của Nhà trƣờng làm việc tại bệnh viện đã giữ các vị trí lãnh đạo các khoa của bệnh viện, nhiều ngƣời đã giữ các vị trí quan trọng là Giám đốc, Phó giám đốc của bệnh viện. Đây vừa là mối quan hệ phối hợp trong đào tạo và vừa là mối quan hệ giữa nhà đào tạo và nhà tuyển dụng.
3.2. Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính của các trƣờng đại học công lập ngành y ngành y
Việt Nam hiện nay, cơ chế tự chủ tài chính đối với các trƣờng đại học công lập nói chung và các trƣờng đại học công lập ngành y nói riêng đang thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Vì