Vấn đề vai trò của con người trong lịch sử là một trong những vấn đề quan trọng của triết học lịch sử, trong đó có triết học lịch sử G.W.F.Hegel. Việc giải quyết vấn đề này có liên hệ mật thiết với quan niệm về tính chất và cơ chế thực hiện tất yếu (quy luật) lịch sử. Một điều quan trọng hơn nữa là chính giải pháp của G.W.F.Hegel cho vấn đề nêu trên đã và đang là lý do làm nảy sinh các đánh giá sai lệch về nội dung của bản thân triết học lịch sử G.W.F.Hegel và qua đó là về triết học lịch sử Mác như sự nối tiếp đơn thuần của triết học lịch sử G.W.F.Hegel. Đó là quan điểm cho rằng, G.W.F.Hegel là người bảo vệ quyết định luận và định mệnh luận cứng nhắc, loại trừ mọi sự tham dự của con người vào sáng tạo lịch sử. Thí dụ, B.Croce cho rằng, G.W.F.Hegel phủ định vai trị của tính tích cực cá nhân trong đời sống chính trị - xã hội, dựa trên cơ sở đó, ông buộc tội G.W.F.Hegel “thánh hóa nhà nước như lực lượng tối cao và tuyệt đối” [96, tr.145].
Trái ngược với lập trường như vậy, G.W.F.Hegel dành cho con người một địa vị xứng đáng trong bức tranh về lịch sử thế giới và cố gắng giải thích vai trị của con người như thực thể có ý chí và tự do, có năng lực lựa chọn và tham dự vào tiến trình lịch sử. Theo chúng tơi, vấn đề chỉ cịn lại là: vai trị đó đã được G.W.F.Hegel xác định đúng hay khơng? Luận giải của G.W.F.Hegel về vấn đề này có nội dung gì và cịn có giá trị nữa hay khơng? Chúng ta cần làm sáng tỏ những vấn đề nêu trên nhờ làm rõ quan hệ giữa các phương diện chủ quan và khách quan của tiến trình lịch sử, cụ thể là quan hệ giữa lợi ích (hay như G.W.F.Hegel nói là khát vọng) của con người và quy luật khách quan (“sự ranh mãnh của lý tính”) của phát triển lịch sử, giữa tự do cá nhân và tất yếu lịch sử.