Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.6. Đánh giá chung và hƣớng nghiên cứu của luận án
Những báo cáo và công trình nghiên cứu của các tổ chức, nhà nghiên cứu quốc tế và Việt Nam với số lượng đông đảo, có nội dung phong phú, đã trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến nhiều vấn đề, khía cạnh của đề tài luận án. Từ việc khái quát và tóm tắt nội dung của những tài liệu đó, chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm chung về tình hình nghiên cứu vấn đề di cư quốc tế như sau:
Thứ nhất, di cư quốc tế được nhìn nhận, phân tích, đánh giá theo một số cách tiếp cận của các ngành như kinh tế học, xã hội học, an ninh. Nói cách khác, di cư quốc tế là vấn đề, chủ thể, đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau. Di cư quốc tế là một vấn đề mang tính đa ngành.
Thứ hai, những nguyên nhân chủ yếu được phân tích dưới góc độ kinh tế học,
vì vậy, người di cư quốc tế thường gắn với các nguyên nhân thuộc về kinh tế. Chính vì thế, nghiên cứu di cư quốc tế thường gắn với hoạt động di cư vì mục đích lao động, tìm kiếm công ăn việc làm và các lợi ích kinh tế cho các bên liên quan.
Thứ ba, do nghiên cứu nguyên nhân di cư bằng các lý thuyết kinh tế là chủ
yếu nên việc đánh giá tác động của di cư quốc tế thường xuyên được thực hiện dưới góc nhìn kinh tế. Thêm vào đó, việc đánh giá tác động về an ninh cũng được thực hiện nhưng trong những nghiên cứu đã được khái quát ở trên, tác động về an ninh thường được thực hiện độc lập và không gắn với những nguyên nhân về kinh tế.
Thứ tư, có sự tương phản khá rõ rệt khi đánh giá tác động của di cư quốc tế.
Theo những nhà nghiên cứu mà đánh giá, phân tích khía cạnh an ninh của di cư quốc tế, vấn đề này mang khá nhiều tác động tiêu cực đối với an ninh con người, an ninh quốc gia và an ninh quốc tế. Ngược lại, Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế và các học giả kinh tế thường nhìn nhận di cư quốc tế một cách tích cực lớn hơn, coi di cư quốc tế là cơ hội để phát triển cho mọi chủ thể có liên quan, di cư quốc tế không phải là một mối đe dọa lớn nhưng lại rất lo ngại đến sự an toàn của người di cư, tức là quan tâm đến vấn đề an ninh con người.
Không thể phủ nhận rằng những công trình nghiên cứu trên đã tạo ra nền tảng rất tốt, rất cơ bản về di cư quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những luận điểm đã tiếp thu được từ những nghiên cứu trên, chúng ta có thể thấy những “khoảng trống” nên được bổ sung trong nghiên cứu về di cư quốc tế trong giai đoạn 1991-2016 từ góc độ quan hệ quốc tế như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu di cư quốc tế chưa thực sự gắn với các lý thuyết, cách
tiếp cận của ngành quan hệ quốc tế với hai khía cạnh cơ bản an ninh - chính trị và kinh tế. Tức là, việc xây dựng một khuôn khổ lý thuyết để phân tích di cư quốc tế dưới góc độ quan hệ quốc tế vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ, rõ ràng.
Thứ hai, chưa có nhiều nghiên cứu đề cập tới vai trò của bối cảnh quốc tế trong giai đoạn 1991 - 2016 đối với việc thúc đẩy di cư quốc tế trong khi theo quan điểm của Chủ nghĩa kiến tạo, điều kiện (yếu tố khách quan bên ngoài) còn quan trọng hơn nguyên nhân (yếu tố chủ quan bên trong).
Thứ ba, các nghiên cứu và báo cáo cơ bản cung cấp số liệu cập nhật và một
vài đánh giá về xu hướng di cư quốc tế nói chung nhưng lại chưa thực sự làm rõ những đặc điểm và xu thế chủ đạo của các dòng di cư quốc tế hiện nay ở cả cấp độ toàn cầu lẫn các khu vực. Thêm vào đó, nghiên cứu về di cư quốc tế thường chỉ đề cập tới vai trò, vị trí của các nước xuất cư và nhập cư nhưng có một đặc điểm mới hiện nay là vai trò của các nước chuyển tiếp cần được làm sáng tỏ hơn.
Tiếp theo, bên cạnh những thách thức của di cư quốc tế đối với quan hệ quốc
tế, người di cư quốc tế cũng mang vai trò như một cây cầu nối, thúc đẩy quan hệ tích cực giữa các chủ thể nhưng các nghiên cứu cũng chưa đề cập sâu.
Những điểm còn tồn tại này cho thấy một thực tế là việc lựa chọn đề tài nghiên cứu về di cư quốc tế là cần thiết để hiểu rõ hơn vấn đề này trong quan hệ quốc tế một cách có hệ thống trên cơ sở lý luận và thực tiễn. Vì thế, luận án sẽ hướng vào nghiên cứu và cố gắng phân tích những vấn đề mà các nghiên cứu trên còn bỏ ngỏ hoặc chưa làm rõ.