Thực trạng khai thác du lịch tại làng nghề Đông Hồ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Làng tranh dân gian Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh Hiện trạng và hướng phát triển Luận văn ThS. Khu vực học 60 31 60 (Trang 98 - 101)

CHƢƠNG 2 : TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ

3.1 Thực trạng biến đổi của làng tranh dân gian Đông Hồ

3.1.5 Thực trạng khai thác du lịch tại làng nghề Đông Hồ

Song Hồ nói chung và Đơng Hồ nói riêng nổi tiếng từ nhiều thế kỷ nay với nghề làm tranh Đông Hồ. Mặc dù hiện nay số lượng gia đình làm nghề trong xã khơng cịn nhiều, song hàng năm lượng khách du lịch đến thăm làng vẫn khá đông, trong đó có nhiều khách du lịch nước ngoài. Theo ước tính, trung bình mỗi năm có khoảng 1200 lượt khách du lịch đến thăm quan, trong đó có khoảng 12,5% là khách du lịch nước ngồi [61; tr 23].

99

Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay cả nước có khoảng hơn 3000 làng nghề thủ công, trong đó có làng nghề tranh dân gian Đơng Hồ, thuộc một trong 11 nhóm nghề chính là sơn mài, gốm sứ, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá, kim khí. Làng nghề Đơng Hồ cũng có thuận lợi là nằm ở vị trí địa lý gần cả đường bộ và đường sông nên thuận tiện để xây dựng các chương trình du lịch kết hợp. Hơn nữa, làng nghề Đông Hồ cũng nằm khá gần với khu đô thị, gần trung tâm thành phố Hà Nội, cùng với mạng lưới giao thông thuận lợi cho giao lưu, trao đổi hàng hóa và vận chuyển khách du lịch. Đây chính là điều kiện thuận lợi để kết nối hoạt động du lịch với các làng nghề. Tỉnh Bắc Ninh cũng đã có những đầu tư nhất định vào quy hoạch du lịch, và xây dựng mơ hình du lịch làng nghề. Chiến lược phát triển du lịch làng nghề đang mang tới cho làng tranh Đông Hồ những cơ hội khôi phục lại nghề truyền thống [71].

Tuy nhiên, theo các chuyên gia du lịch, mặc dù trên thực tế các làng nghề đã thu hút một lượng du khách đáng kể nhưng vẫn chỉ là những nỗ lực tự phát, chưa hình thành được cách làm chuyên nghiệp. Tình trạng thiếu sự liên kết và hợp tác chặt chẽ giữa các nghệ nhân, người sản xuất, người quản lý, người tìm kiếm thị trường đang hạn chế sức phát triển của các làng nghề hiện nay [71]. Theo đó, làng Đơng Hồ đã thu hút những lượng khách du lịch nhất định hàng năm, nhưng giữa các hộ gia đình làm tranh trong làng lại xảy ra tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh, tình trạng tổ chức sản xuất “mạnh ai nấy làm”, thu hút du khách một cách tự phát. Hộ gia đình ơng Nguyễn Đăng Chế đã đầu tư khá quy mơ, các tịa nhà được xây dựng khang trang trong khuôn viên khép kín từ khâu sản xuất đến khâu trưng bày, giới thiệu sản phẩm tranh. Sự đầu tư của gia đình ơng đã thu hút rất nhiều khách du lịch đến thăm quan. Tuy nhiên, sự phát triển của nghề làm tranh nếu chỉ tính một, hai hộ như vậy thì chưa thể là điểm đến lâu dài thu hút du khách trong và ngồi nước.

100

Vì thế, cần thiết hơn nữa là sự đầu tư đồng bộ cả về cơ sở sản xuất, cũng như trình độ tay nghề của những nghệ nhân ở Đông Hồ. Theo nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả, con trai nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam, thì để phát triển được du lịch làng Đông Hồ, cũng như để thu hút nhiều hơn nữa khách thập phương về thăm quan làng nghề, thì làng cần đầu tư và mở rộng ra ít nhất là năm hộ gia đình làm tranh như nhà chú và nhà ơng Chế, gọi đó là một ngõ làm tranh trong một xóm của làng. Làm được như thế đã là một thành công bước đầu trong việc khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống Đông Hồ. Đó là trăn trở thực sự của người nghệ nhân Đông Hồ tâm huyết với nghề hôm nay trước thời cuộc và trước sự thay đổi từng ngày ở làng q mình. Tơi hiểu, điều mong mỏi đó cũng là những hy vọng, trăn trở và những cố gắng của những nghệ nhân muốn giữ vững nghề tranh nói riêng, và cũng là những mong muốn thực sự của người làng Hồ nói chung trong việc khơi phục và phát huy nghề truyền thống của cha ông trong thời đổi mới này.

Như vậy, Đơng Hồ có tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng nhưng thực trạng trên cho thấy nơi đây khai thác tiềm năng này rất yếu kém. Thực tế, khi bạn đặt chân tới đây có thể sẽ bị hụt hẫng vì khơng phải là cả làng cùng làm tranh chỉ còn hai nghệ nhân hay hai gia đình ơng Nguyễn Hữu Sam và ông Nguyễn Đăng Chế đang theo nghề truyền thống này. Vừa đến đầu làng Đơng Hồ chúng ta có thể nhìn thấy ngay khu triển lãm của nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và ngay bên cạnh nhà ông Chế là gia đình ơng Sam. Có thể nói rằng du lịch làng nghề nơi đây được khai thác rất hẹp, tuy ngôi làng không

nhỏ nhưng khi du khách đặt chân đến đây chỉ được đi tham quan tại hai nhà cạnh nhau, khơng có được cảm giác đi tham quan làng nghề mà đơn giản chỉ giống như đi thăm một hay hai khu triển lãm tranh, không thấy hết được giá trị làng quê nơi đây, nét văn hóa làm tranh theo quy mơ làng xã. Khai thác du lịch yếu kém còn được thể hiện ở chỗ không thể huy động đa số người dân vào phát triển du lịch làng nghề, không quy hoạch được làng Đông Hồ thành làng du lịch.

101

Tuy làng Đơng Hồ có nghề thủ cơng truyền thống, có điều kiện phát triển du lịch cộng đồng nhưng 90% dân số trong cộng đồng không khai thác du lịch, như vậy chỉ có 10% dân cư địa phương được hưởng lợi do du lịch đem lại. Theo ơng Vũ Thế Bình, Vụ trưởng Vụ lữ hành (Tổng cục du lịch) nhận xét: tuy làng tranh Đông Hồ đã thu hút được khá nhiều du khách nhưng chỉ dừng lại ở mức độ tự phát. Cũng có thể do số người được hưởng lợi từ du lịch ít, lợi ích khơng được phân bổ nhiều cho nên đa số những người trước đây gắng gượng sống chết với nghề thì bây giờ đã được đền đáp xứng đáng, khai thác du lịch từ nghề làm tranh dân gian truyền thống đã đem đến cho họ những lợi ích tương đối lớn.

Qua điều tra cho thấy khách du lịch đến với làng tranh Đông Hồ rất đa dạng, khơng chỉ có khách trong nước mà cịn có rất nhiều du khách nước ngoài. Khách trong nước thường gồm các đoàn học sinh, các cán bộ nhà nước, các nhà nghiên cứu, khách lẻ yêu thích tranh dân gian…Giá bán tranh thường không giống nhau giữa các loại khách, giá cho khách trong nước thấp nhất là 10.000vnđ một bức nhưng đối với du khách nước ngoài là 1,5 USD. Ngồi ra thu nhập chủ yếu khơng phải từ các bức tranh làm bằng giấy dó mà chúng ta thường nhìn thấy mà là từ các bản khắc tranh dương bản hay các bức tranh được vẽ dưới hình thức khắc trên gỗ. Giá của mỗi bức tranh này thường rất cao (vài trăm nghìn hoặc lên đến vài triệu). Như vậy, tuy mới chỉ dừng lại ở mức khai thác du lịch tự phát nhưng các nghệ nhân làng Đông Hồ đã biết cách thu được lợi nhuận từ sản phẩm truyền thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Làng tranh dân gian Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh Hiện trạng và hướng phát triển Luận văn ThS. Khu vực học 60 31 60 (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)