CHƢƠNG 2 : TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ
3.2 Một số giải pháp, kiến nghị để bảo tồn và phát triển làng
3.2.3.1 Giải pháp cho nghệ nhân tranh dân gian Đông Hồ
Việc thiếu chính sách quan tâm rõ ràng của nhà nước cũng được nhiều nghệ nhân đưa ra. Tại Hội thảo “Bảo tồn và Phát triển làng nghề”, tổ chức tại Hà Nội, tháng 11/2006, nghệ nhân Vũ Huy Thiều cho biết, “...có vẻ như có rất nhiều người quan tâm đến các nghệ nhân, nhưng khơng ai làm đến nơi đến chốn, khơng ai có trách nhiệm cụ thể. Từ sau văn bản đầu tiên của Liên hiệp HTX thủ công mỹ nghệ Việt Nam ban hành về chính sách nghệ nhân năm 1979, cho đến nay, gần 40 năm khơng có chính sách nào ban hành chính thức và khơng có cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện các chính sách đối với nghệ nhân” [38]. Chính sách và hỗ trợ cho các nghệ nhân truyền nghề chưa được giải quyết thoả đáng. Vì vậy, đội ngũ nghệ nhân lớp trước cịn lại q ít, lớp thợ trẻ thì vừa thiếu, vừa yếu tay nghề.
Để bảo tồn và phát triển nghề và làng nghề truyền thống, một mặt phải phát động phong trào phục hưng nghề truyền thống ở các địa phương, mặt khác, phải xem xét, suy tôn những danh hiệu nghề nghiệp cho nghệ nhân và dòng họ, coi đây là niềm vinh dự, tự hào về nghề nghiệp của gia đình, dịng họ.
Cần khẩn trương nghiên cứu và đưa ra tiêu chuẩn để phong tặng danh hiệu cho các nghệ nhân, làm cho họ say mê với nghề nghiệp và đem hết nhiệt tình truyền nghề cho lớp trẻ. Hàng năm hoặc năm năm một lần tổ chức xét và công nhận danh hiệu cao quý để trao tặng cho những người thợ giỏi, những nghệ nhân tài hoa có nhiều cơng sức đóng góp cho nghề truyền thống và cả những nhà kinh doanh xuất sắc. Đối với những người được phong tặng danh hiệu, Nhà nước nên có khoản trợ cấp hàng tháng để động viên họ.
Các nghệ nhân Đơng Hồ cần nghiên cứu, tìm tòi, thử nghiệm những chất liệu làm tranh xưa kia để trả lại nguyên vẹn vẻ đẹp và giá trị của tranh dân gian truyền thống, cần phải coi chất lượng tranh là vấn đề sống còn của một làng nghề. Chúng tôi cho rằng, để bảo tồn được nghề nghiệp và danh
111
tiếng của cha ông, các nghệ nhân cần duy trì, lấy lại chất lượng tranh như trước kia. Sản xuất ít nhưng chất lượng cao, nâng cao giá thành và năng động tìm thị trường xuất khẩu. Như vậy, chắc chắn tranh Đơng Hồ sẽ tìm lại được thị trường và chỗ đứng của mình.
Hiện nay, hoạt động của nghề tranh Đơng Hồ phần lớn mang tính chất cá nhân, mạnh ai người nấy làm. Điều quan trọng để khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống là các nghệ nhân phải đoàn kết, thống nhất chung về quan điểm, cùng nhau duy trì và phát triển nghề. Đó chính là biểu hiện tốt đẹp của tinh thần đoàn kết tương thân tương ái- một phong tục tốt đẹp của người dân Việt Nam.
Nghệ nhân là người nắm giữ kỹ thuật truyền thống và là hạt nhân của làng nghề. Nhà nước và chính quyền địa phương cần thực sự quý trọng nghệ nhân, đồng thời có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với họ, giúp các nghệ nhân có điều kiện làm nghề và truyền nghề ngay trên làng quê mình.
Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng những nghệ nhân giỏi trong làng, khuyến khích các nghệ nhân tìm tịi, sáng tạo nhằm đem lại luồng gió mới cho tranh. Hàng năm tổ chức thi nghệ nhân giỏi để tôn vinh các nghệ nhân đồng thời tạo môi trường hấp dẫn thu hút khách du lịch.