.Sơ đồ tiếp cận đánh giá TDBTT của BĐKH trong lĩnh vực trồng trọt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính dễ bị tổn thương lĩnh vực trồng trọt do biến đổi khí hậu huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 31 - 35)

chính:

(1) Đánh giá TDBTT ở cấp cộng đồng: nhằm xác định đƣợc tình trạng tổn thƣơng ở cấp cộng đồng, từ đó có đƣợc các biện pháp thích ứng với BĐKH. Cơng cụ sử dụng để đánh giá chính ở đây là khảo sát thực địa.

(2) Đánh giá TDBTT ở cấp huyện/xã: nghiên cứu các số liệu thứ cấp ở cấp huyện và xã để xác định TDBTT tổn thƣơng khác nhau của các xã và đƣợc thể hiện trên bản đồ TDBTT cho vùng nghiên cứu. Phƣơng pháp sử dụng ở đây là thu thập, điều tra, tổng hợp và phân tích số liệu.

Cuối cùng, tổng hợp của hai phần trên ta sẽ có đƣợc kết quả đánh giá TDBTT cho vùng nghiên cứu. Xác định mục tiêu, đối tƣợng đánh giá Xác định đặc điểm khu vực và lĩnh vực nghiên cứu Lựa chọn khung đánh giá Bảng biểu thu thập số liệu Phƣơng pháp, công cụ đánh giá

Thuật toán giải

V= ƒ (E, S, AC) Đánh giá tác động BĐKH (huyện/xã) Xử lý số liệu V= ƒ (E, S, AC) Biểu đồ, bản đồ TDBTT Giải pháp Đánh giá tác động BĐKH (cộng đồng)

23

1.2.2. Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương tlĩnh vực trồng trọt do biến đổi khí hậu huyện Hịa Vang hậu huyện Hịa Vang

1.2.2.1. Phương pháp kế thừa, tổng hợp và phân tích tài liệu

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để tổng quan và nghiên cứu các tài liệu về đánh giá TDBTT nói chung và đánh giá cho ngành nơng nghiệp nói riêng để kế thừa và tìm phƣơng pháp phù hợp cho việc đánh giá TDBTT đối với lĩnh vực trồng trọt và nghiên cứu về lĩnh vực và khu vực nghiên cứu.

(i) Các tài liệu đƣợc kế thừa và nghiên cứu về phƣơng pháp đánh giá TDBTT bao gồm:

- Các nghiên cứu về TDBTT

- Các phƣơng pháp đánh giá về TDBTT

- Các nghiên cứu về TDBTT trong nông nghiệp đã đƣợc áp dụng trên thế giới và tại Việt Nam

(ii) Các tài liệu đƣợc tổng hợp và nghiên cứu về lĩnh vực và khu vực nghiên cứu bao gồm:

- Các số liệu về khí tƣợng thủy văn và số liệu thống kê về thiên tai và thiệt hại - Các báo cáo về tình hình kinh tế, xã hội

- Các tài liệu liên quan đến sản xuất nông nghiệp, quy hoạch nông nghiệp, quy hoạch về phát triển kinh tế xã hội vùng nghiên cứu và quản lý rủi ro thiên tai của địa phƣơng

- Các kịch bản BĐKH và NBD tại Đà Nẵng

- Các nghiên cứu liên quan đến BĐKH và các tác động tại thành phố Đà Nẵng - Các dự án, chƣơng trình quan trọng đã/đang/sẽ thực hiện trên địa bàn vùng nghiên

cứu, đặc biệt là các dự án về bảo vệ mơi trƣờng, phịng chống thiên tai và BĐKH - Các tài liệu khác

Đặc biệt trong đó là các kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học cấp nhà nƣớc mã sốBĐKH - 32 “Nghiên cứu và xây dựng mơ hình đơ thị ven biển có khả năng thích ứng với BĐKH” của Trung tâm Nghiên cứu Đô thị, Đại học Quốc gia và số liệu thống kê về tình hình trồng trọt tại huyện Hịa Vang đã đƣợc kế thừa và thu thập để xây dựng và tính tốn bộ chỉ số TDBTT của BĐKH đối với trồng trọt tại địa phƣơng.

1.2.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa

Phƣơng pháp khảo sát thực địa đƣợc thực hiện nhằm lựa chọn đƣợc khu vực nghiên cứu điển hình, mang tính đại diện và thu thập đƣợc các tài liệu, số liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu điển hình đó. Địa điểm nghiên cứu là 3 xã Hịa Phú, Hịa Tiến và Hịa Phong có tính chất đại diện về lĩnh vực trồng trọt với diện tích trồng trọt thuộc loại lớn nhất của huyện Hòa Vang, và đại diện cho nghiên cứu điển hình về tác động BĐKH cho 3 vùng miền núi, trung du và đồng bằng của huyện trƣớc các tác động đƣợc sàng lọc chính cho khu vực nghiên cứu là bão, lũ lụt và hán hạn. Các phƣơng pháp khảo sát thực địa trong luận văn bao gồm phỏng vấn sâu bằng phiếu hỏi ngƣời dân 3 xã lựa chọn, thu thập tài liệu liên quan từ các phòng ban xã, huyện và tham vấn các cán bộ các phòng ban xã, huyện về các tai biến bão, lũ lụt và hán hạn.

1.2.2.3. Phương pháp GIS

Kết quả tính tốn tính dễ bị tổn thƣơng trên Excel đƣợc tích hợp với từng đơn vị bản đồ cấp xã nhằm thể hiện và phân loại mức độ tổn thƣơng của từng xã thông qua các màu sắc khác nhau.

1.2.2.4. Phương pháp chỉ số

Nhƣ đã trình bày ở trên, trên cơ sở phƣơng pháp luận là khung lý thuyết của IPCC (2007) [39]và Allison (2009)[24], luận văn sử dụng phƣơng pháp chỉ số để đánh giá định lƣợng TDBTT cho khu vực nghiên cứu.Phƣơng pháp này cho kết quả là một số duy nhất, có thể đƣợc dùng để so sánh các vùng khác nhau. Chỉ số tổn thƣơng đƣợc tiếp cận theo khung lý thuyết đã đƣợc đề cập ở trên bao gồm ba chỉ số chính: mức độ phơi bày (E), độ nhạy cảm (S) và khả năng thích ứng (AC). Theo các nghiên cứu về phƣơng pháp xây dựng chỉ số, thơng thƣờng các chỉ số này cần có mối tƣơng quan nội tại với nhau. Mối liên hệ giữa các chỉ số và đối tƣợng mà các chỉ số này đƣợc dùng để đánh giá lại phụ thuộc vào cấu trúc các chỉ số này đƣợc xây dựng để đo lƣờng TDBTT. Có hai mơ hình đo lƣờng chính là mơ hình đo lƣờng cấu trúc hay mơ hình đo lƣờng tƣơng tác. Trong mơ hình đo lƣờng tƣơng tác, đối tƣợng đánh giá có ảnh hƣởng đối với các chỉ thị. Ví dụ, chỉ số đói nghèo là ví dụ tiêu biểu cho phƣơng pháp đánh giá tƣơng tác vì đói nghèo ảnh hƣởng đến các chỉ thị nhƣ khả năng biết đọc, biết viết; chi phí… Tất cả các chỉ thị này đều có mối liên hệ với nhau. Trong khi đó, trong mơ hình đo lƣờng cấu trúc, các chỉ thị

25

đƣợc giả định là tạo ra đối tƣợng đánh giá. Trong trƣờng hợp chỉ số khả năng dễ bị tổn thƣơng, mọi chỉ thị đƣợc lựa chọn đều có ảnh hƣởng đến khả năng dễ bị tổn thƣơng của một vùng trƣớc BĐKH. Ví dụ, tần suất xảy ra thiên tai nhƣ lũ lụt, hạn hán, động đất và chiều dài đƣờng bờ biển đều cấu thành khả năng dễ bị tổn thƣơng của một vùng trƣớc BĐKH. Do đó, chỉ số dễ bị tổn thƣơng đƣợc đánh giá theo cấu trúc và các chỉ thị lựa chọn khơng cần có mối tƣơng quan nội tại với nhau [36].

Đối với mỗi chỉ số trên, các nghiên cứu lại đƣa ra các chỉ số phụ cấu thành khác nhau dựa trên việc tham khảo tài liệu. Mỗi chỉ số phụ lại đƣợc cấu thành từ nhiều yếu tố con khác nhau. Ví dụ nhƣ độ nhạy cảm bao gồm các chỉ số phụ là mật độ và cấu trúc dân số, an ninh lƣơng thực, việc quản lý nguồn nƣớc và sức khỏe ngƣời dân. Đối với yếu tố sức khỏe ngƣời dân lại bao gồm các yếu tố con ví dụ nhƣ tuổi thọ trung bình của ngƣời dân. Chỉ số tổn thƣơng sử dụng cách tiếp cận trong đó mỗi yếu tố phụ đều có giá trị nhƣ nhau đối với với chỉ số chính dù chỉ số chính là giá trị tổng hợp của nhiều chỉ số phụ.

Thuật ngữ chỉ số trong phƣơng pháp này đƣợc hiểu là số đƣợc tính tốn từ một nhóm biến đƣợc chọn cho khu vực/địa phƣơng nghiên cứu và đƣợc dùng để so sánh với nhau hoặc với một điểm tham chiếu nào đó. Nói cách khác, chỉ số này đƣợc hiểu là số thứ tự mà thơng qua đó các khu vực sẽ đƣợc xếp hạng, phân nhóm theo các mức dễ bị tổn thƣơng. Chỉ số đƣợc xây dựng sao cho nằm trong khoảng từ 0 đến 1 để dễ tiến hành so sánh giữa các vùng. Đơi khi, chỉ số cịn đƣợc thể hiện theo phần trăm bằng cách nhân nó với 100.

Quy trình xây dựng bộ chỉ số tính dễ bị tổn thương:

Chỉ số dễ bị tổn thƣơng đƣợc xây dựng qua nhiều bƣớc, cụ thể nhƣ sau:

Bước 1:Lựa chọn khu vực nghiên cứu gồm nhiều vùng khác nhau và chọn bộ chỉ số cho mỗi vùng cho từng hợp phần Mức độ phơi bày trước hiểm họa (E), Độ nhạy cảm (S) và Khả năng thích ứng (AC) của tính dễ bị tổn thương dựa trên các tiêu chí: độ sẵn có của

dữ liệu, đánh giá của các nghiên cứu trƣớc đó cùng lĩnh vực, và đánh giá cá nhân. Đối với từng biến số chính E, S và AC có thể bao gồm nhiều chỉ số phụ cấp 1: E1, E2,..., En; S1, S2,..., Sn, và AC1, AC2,..., ACn. Các chỉ số phụ đó lại có thể có các biến con tƣơng ứng

ứng, tạm gọi là chỉ số phụ cấp 2: E11 † E1n, En1 † Enn, S11 † S1n, , Sn1 † Snn, và AC11 † AC1n, ACn1 † ACnn. Các biến con này đƣợc xác định càng nhiều thì việc tính tốn tính dễ bị tổn thƣơng cho kết quả càng chính xác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính dễ bị tổn thương lĩnh vực trồng trọt do biến đổi khí hậu huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)