TOGAF được xây dựng bởi 4 kiến trúc thành phần chính:
• Kiến trúc nghiệp vụ (Business Architecture): mơ tả về quy trình nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức cũng như cách thức tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan tổ chức. • Kiến trúc hệ thống thông tin (Information System Architecture): bao gồm 2 phần là ứng
dụng (Application) và dữ liệu (Data )
– Kiến trúc ứng dụng (Application Architecture): mô tả các ứng dụng được triển khai để phục vụ hoạt động nghiệp vụ cũng như sự tương tác, trao đổi thông tin, dữ liệu và mối quan hệ gi nữa các ứng dụng này với nhau và với quy trình nghiệp vụ của cơ quan, tổ chức.
– Kiến trúc dữ liệu( Data Architecture): mô tả cấu trúc về mặt logic và vật lý của dữ liệu, cách thức lưu trữ dữ liệu trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức • Kiến trúc cơng nghệ (Technology Architecture): mô tả công nghệ và hệ thống cơ sở hạ
2.2.3 Nhận xét chung
TOGAF là phương pháp mang tính linh hoạt cao. TOGAF cho phép các giai đoạn được thực hiện khơng đầy đủ, có thể bỏ qua, kết hợp, sắp xếp lại, hoặc điều chỉnh lại các giai đoạn để phù hợp với nhu cầu của tình hình. Vì vậy, khơng nên ngạc nhiên nếu hai có 2 nhà tư vấn TOGAF khác nhau cho ra hai quá trình rất khác nhau, ngay cả khi làm việc với cùng một tổ chức. TOGAF thậm chí cịn linh hoạt hơn về kiến trúc thực tế tạo ra. Kiến trúc được xây dựng tốt hay không tốt, hoạt động hiệu quả hay không hiệu quả phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của nhân viên và tư vấn TOGAF. Tuy nhiên, điều này lại là yếu điểm của TOGAF bởi phương pháp này không chỉ ra cách làm thế nào xây dựng một kiến trúc tốt, cho nên kết quả có thể khơng như mong muốn. Bởi vậy, một tổ chức, đơn vị muốn áp dụng phương pháp TOGAF cần phải có những tiêu chí lựa chọn nhất định.
2.3 Khung kiến trúc FEAF[8]
2.3.1 Giới thiệu chung
FEAF được phát triển bởi Hội đồng CIO nhằm tăng cường khả năng tương tác, sự phát triển của các quy trình chung và chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan thuộc chính phủ liên bang và các tổ chức chính phủ khác. FEAF được coi là một cơng cụ cho phép Chính phủ liên bang:
• Tổ chức thơng tin trong tồn liên bang
• Tăng cường chia sẻ dữ liệu trong các cơ quan của Liên bang • Giúp cho các tổ chức liên bang phát triển kiến trúc của mình
• Giúp các tổ chức liên bang phát triển nhanh chóng quy trình đầu tư IT của mình
• Phục vụ nhu cầu cơng chúng và khách hàng tốt hơn, nhanh hơn và giá thành hợp lý hơn.
Để đi đến 1 kiến trúc tích hợp chung cho tồn Liên bang, hội đồng CIO không đề nghị sử dụng một kiến trúc tập trung mà lựa chọn kiến trúc phân khúc. Cách tiếp cận này cho phép các bộ phận, đơn vị quan trọng có thể tự phát triển kiến trúc của mình trong khn khổ của kiến trúc chung tồn Liên bang.
FEAF được xây dựng dựa trên mơ hình kiến trúc của Viện tiêu chuẩn và Cơng nghệ Quốc Gia (NIST). Mơ hình NIST cho phép tổ chức, lập kế hoạch và xây dựng tập các thơng tin tích hợp và kiến trúc CNTT. Nó bao gồm 5 lớp xác định riêng biệt nhưng có quan hệ với nhau bao gồm: kiến trúc nghiệp vụ, kiến trúc thông tin, kiến trúc hệ thống thông tin, kiến trúc
2.3.2 Phƣơng pháp luận
Khi thiết kế khung kiến trúc, hội đồng CIO đã xác định 8 thành phần cơ bản cho phát triển và duy trì kiến trúc liên bang, bao gồm: