Mạng đường trục

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mô hình triển khai IPTV của VNPT tại Hà Nội và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ (Trang 62 - 64)

C:

2.1 Hiện trạng cơ sở hạ tầng của VNPT

2.1.1 Mạng đường trục

Hình 2.1: Mạng đường trục của VNPT

Mạng đường trục của VNPT có nhiệm vụ truyền dẫn các lưu lượng thông tin liên tỉnh cũng như thông tin đi quốc tế. Hệ thống mạng đường trục gồm các core router, các PE và BRAS.

Hiện nay, mạng lõi VNPT gồm 3 core router Juniper M160 đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, và Thành phố Hồ Chắ Minh. Với các core router này, năng lực chuyển mạch của mạng lõi có thể lên đến 160 Gbps. Dòng router M-series của Juniper hỗ trợ nhiều mô hình dịch vụ mới:

 Đồng thời chạy các dịch vụ khác nhau: Layer 2 Virtual Circuit, Layer 2 VPN, Layer 2.5 interworking VPN, Layer 3 1547 VPN, VPLS, IPSec, IP over IP, và GRE.

 Khả năng mở rộng lớn, có thể hỗ trợ hàng nghìn VPN.

 Điều khiển chất lượng dịch vụ với các chỉ số trễ và jitter thấp cộng với hiệu quả cao trong hỗ trợ các dịch vụ thoại, video và các ứng dụng thời gian thực khác.

 Có thể áp dụng các mô hình dịch vụ theo DLCI, VP (Virtual Path), VC (Virtual Circuit), VLAN, kênh thuê riêng, và theo chất lượng dịch vụ.

 Phân loại, giới hạn tốc độ, điều khiển, lập lịch xoay vòng, lập lịch theo mức độ ưu tiên,Ầ áp dụng trong vận hành hệ thống.

PE/ BRASs Core router M160 Core router M160 Core router M160 PE/ BRASs PE/ BRASs

 Ánh xạ chất lượng dịch vụ lớp 2 (802.1p, CLP, DE) với chất lượng dịch vụ lớp 3 (IP DSCP, MPLS EXP).

 Hỗ trợ IPv6 (thực hiện bằng phần cứng, IPv6 over MPLS, IPv6 over IPv4 GRE tunnel, IPv6/IPv4 dual stack).

 Hỗ trợ multicast: IGMP v1/v2/v3, PIM-SM, PIM-DM, MLD, SSM, RP, MSDP, BSR, multicast trong các VPN MPLS/BGP.

Các core router được kết nối vòng với nhau bằng các giao diện POS (Packet Over SDH). Mạng đường trục hiện nay sử dụng công nghệ truyền dẫn SDH. Giao diện kết nối giữa các core router sử dụng khung STM-16 với dung lượng 2.5 Gbps.

Từ các core router, mạng lõi kết nối đến hệ thống mạng gom và mạng truy nhập của VNPT thông qua các PE và các BRAS. Các BRAS hiện nay chủ yếu là các router Juniper E-series mà cụ thể là ERX-1410 (năng lực chuyển mạch lên đến 10Gbps). Đa số các tỉnh hiện nay đang sử dụng cùng một thiết bị đóng vai trò làm BRAS và PE. Riêng tại Hà Nội, Đà Nẵng, và Thành phố Hồ Chắ Minh thì sử dụng PE là các router Juniper M20.

 Các PE, BRAS kết nối đến các core router theo cấu trúc dạng sao.

 Kết nối giữa PE/BRAS và core router thực hiện qua các giao diện POS, đóng gói trong các khung truyền dẫn STM-1 (dung lượng 155 Mbps) hoặc STM-4 (dung lượng 622 Mbps). Riêng tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chắ Minh, kết nối từ PE/BRAS đến các core router là các giao diện GE (dung lượng 1Gbps).

Hiện nay, VNPT đang tiến hành chuyển đổi toàn bộ hệ thống mạng sang mạng thế hệ mới (Next Generation Network Ờ NGN). Trong đó, mạng lõi sẽ sử dụng công nghệ chuyển mạch nhãn MPLS trên nền tảng IP (IP/MPLS). Toàn bộ mạng lõi hiện nay đã vận hành theo giao thức IP/MPLS.

Với hiện trạng này, các lưu lượng unicast và multicast qua mạng lõi theo phương án sau:

 Đối với các lưu lượng unicast: thiết lập các đường chuyển mạch nhãn LSP từ nguồn đến đắch, cụ thể là từ một PE/BRAS này đến một PE/BRAS khác.

 Đối với các lưu lượng multicast sử dụng multicast VPN giữa các PE/BRAS khác nhau trong cùng một nhóm multicast.

Dự kiến, khi triển khai NGN hoàn tất, mô hình kết nối mạng lõi và mạng gom/mạng truy nhập của các tỉnh thành như sau:

Hình 2.2: Mô hình kết nối từ mạng lõi đến mạng gom/mạng truy nhập tại các tỉnh thành

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mô hình triển khai IPTV của VNPT tại Hà Nội và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)