(hệ qui chiếu quốc tế WGS - 84) tương ứng hệ qui chiếu và hệ toạ độ Quốc gia mới của Việt Nam (VN-2000) làm chuẩn để tiến hành nắn chỉnh hình học các tư liệu không ảnh. Các dữ liệu ảnh tương tự (ảnh, bản đồ in trên giấy) được quét và chuyển sang dữ liệu số, sau đó xử lý trên các phần mềm khác nhau như ENVI, ArcInfo, MapInfo, ERDAS Image,... được đảm bảo lưu giữ đúng các thông tin về hiện trạng và độ chính xác về hình học đối tượng nghiên cứu. Các kết quả xử lý cuối cùng được chuyển đổi sang khuôn dạng (format) ảnh bitmap, khuôn dạng của phần mềm MapInfo để lưu giữ cũng như biên tập và in các bản đồ chuyên đề về diễn biến đường bờ cửa sông Văn Úc.
a. Cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng
Các tư liệu sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm: ảnh vệ tinh Spot, Landsat TM, ảnh máy bay, bản đồ địa hình UTM và các nguồn tư liệu khác đã được công bố,... ghi nhận hiện trạng và diễn biến quá trình bồi tụ - xói lở khu vực cửa sông Văn Úc ở những thời gian khác nhau từ năm 1912 đến 2019. Các tư liệu này có những đặc điểm cơ bản sau:
- Bản đồ địa hình UTM (Universal Transverse Mercator, tỷ lệ 1:50.000) Vùng ven biển cửa sông Văn Úc nằm trên 2 tờ bản đồ địa hình UTM 1:50.000 múi 48 khối elipxoit Everest có số hiệu 6350 - II và 6350 - III do Cục bản đồ quân đội Mỹ (AMS) xây dựng và xuất bản năm vào năm 1965. Các bản đồ UTM tái bản sau năm 1975 do Cục bản đồ Bộ Tổng tham mưu QĐNDVN thực hiện. Trong các lần tái bản sau này, trên các bản đồ mới có hiệu chỉnh địa danh, bổ sung một số trục đường giao thông và ranh giới hành chính mới, nhưng địa hình cơ bản vẫn giữ nguyên hiện trạng theo bản đồ địa hình năm 1965 (hình 2.2).