Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3. 2.1 pH tối ưu cho phản ứng gắn kháng thể/nano vàng
Hình 3.8. Sự thay đổi màu dung dịch với lượng kháng thể gắn như nhau ở các pH khác nhau từ trái sang lần lượt từ pH 5 - pH 11.
Để tìm pH thích hợp nhất cho việc phản ứng gắn giữa các phân tử khángthể và bề mặt chứa nhóm chức –COOH trên hạt nano vàng. Chúng tơi tiến hành phản ứng gắn với 7 mẫu dung dịch lần lượtcó pH từ 5 đến 11. Sau khi dùng NaCl để kích thích sự kết tủa của dung dịch nano, chúng tôi quan sát sự thay đổi màu của các dung dịch.
Đối với các mẫu với các pH cao, sau khi kích thích sự kết tủa của các hạt nano bằng
NaCl, dung dịch trở nên mất màu (hình 3.8) và chuyển sang màu xám, chứng tỏ các hạt nano vàng đã bị co cụm và lắng xuống đáy, màu của dung dịch thay đổi là do đặc
trưng hấp thụ Plasmon đã bị thay đổi bởi kích thước. Đối với mẫu nano vàng có pH
=5, chúng tơi nhận thấy màu của dung dịch không bị thay đổi, chứng tỏ các hạt nano
vàng đã được bọc bởi các phân tử kháng thể xung quanh, với lượng đủ để ngăn cản
việc co cụm giữa các hạt nano vàng sau khi bị kích thích bởi NaCl.
pH 5 pH 6 pH 7 pH 8 pH 9 pH 10 pH 11
ban đầu
Vậy có thể kết luận, tại pH 5 là pH tối ưu nhất cho phản ứng gắn giữa hạt nano vàng và kháng thể kháng virus cúm A/H5N1. pH tối ưu cho việc gắn kháng thể với các hạt nano vàng được định nghĩa với pH mà tại đó cho phép kháng thể gắn hiệu quả nhất lên bề mặt hạt nanovàng.Lý do đưa ra các pH khác nhau cho việc gắn kháng thể
lên bề mặt hạt nano vàng là do với mỗi loại kháng thể, chúng đều có điểm đẳng điện
đặc trưng. Điều kiện để các kháng thể gắn hiệu quả nhất lên bề mặt hạt nano vàng là
khi pH của dung dịch gần với điểm đẳng điện pI của kháng thể.