Giản đồ nhiễu xạ ti aX của màng kim cương trên đế đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng kim cương nhân tạo làm vật liệu tản nhiệt cho các linh kiện điện tử công suất (Trang 54 - 61)

Nhìn chung, các kết quả chụp ảnh SEM cho thấy màng kim cương chế tạo

theo chế độ 2 có cấu trúc bằng phẳng và đồng đều hơn các màng chế tạo ở chế độ 1. Đồng thời phổ Raman cho thấy các màng kim cương chế tạo theo chế độ 2

có tỷ lệ cấu trúc tinh thể kim cương là chủ yếu do đó chất lượng và tính chất

nhiệt của màng kim cương này sẽ tốt hơn các màng chế tạo ở chế độ 1. Vì vậy,

chúng tôi quyết định chọn các màng kim cương chế tạo theo chế độ 2 (chế độ

nhiệt độ đốt đế cao, công suất plasma thấp) để ứng dụng làm đế tản nhiệt cho đèn LEDcông suất.

3.3 Đế tản nhiệt kim cương ứng dụng cho LEDcông suất

Màng kim cương trên đế đồng tổng hợp bằng phương pháp MPCVD có độ

bám dính kém giữa màng kim cương và đế đồng. Điều này giúp chúng tôi dễ

dàng thu được một màng mỏng kim cương riêng biệt có độ dẫn nhiệt cao.

Hình 3.12 mô tả màng kim cương chế tạo được gắn kết trên đế đồng bằng keo

Hình 3.12. Màng kim cương được gắn kết trên đế đồng

bằng keo epoxy bạc dẫn nhiệt

Sau đó mẫu kim cương/đồng được phủ một lớp liên kết kim loại Au/Ti bằng phương pháp bốc bay chùm tia điện tử tại phòng Công nghệ Màng mỏng

Cấu trúc nano, Viện Khoa học Vật liệu (hình 3.13). Cuối cùng chip bán dẫn

InGaN (kích thước 0.5 mm × 0.5 mm, công suất 0.5 W) được gắn trên đế tản

nhiệt kim cương/đồng để đo hiệu ứng tản nhiệt của linh kiện tại Công ty Cổ

phần Công nghệ Phần mềm Bán dẫn phát sáng, thành phố Hồ Chí Minh. Hình 3.4 mô tả giản đồ của hệ thống tản nhiệt cholinh kiện LED (hình a) và ảnh chụp chip LED được gắn trênđếtản nhiệt kim cương (hình b).

Hình 3.13.Ảnh chụp mẫu kim cương/đồng được phủ

một lớp liên kết kim loại Au/Ti

Đế đồng

a)

Hình 3.14. Giản đồ của hệ thống tản nhiệt cho chip LED (a) vàảnh chụp chip LED được gắn trên màng kim cương (b)

Về lý thuyết, công suất lối ra của đèn LED có sự phụ thuộc tuyến tính vào dòng điện lối vào. Tuy nhiên khi đèn LED hoạt động ở công suất lớn với kích thước nhỏ gọn của nó thì lượng nhiệt tỏa ra trên một đơn vị diện tích của đèn LED là rất cao. Điều này khiến cho công suất lối ra đạt trạng thái bão hòa đồng

thời gây ra hiện tượng suy giảm cường độ phát quang [16]. Vì vậy, chúng tôi đã sử dụng đế tản nhiệt màng kim cương trên đế đồng cho đèn LED công suất để

giải quyết vấn đề tản nhiệt này.

Chúng tôi tiến hành khảo sát hiệu ứng tản nhiệt của linh kiện LED với

nguồn dòng lần lượt là 100 mA và 350 mA. Kết quả cho thấy khi dòng điện lối

vào càng lớn, sự phát quang của chip LED có cường độ càng cao (hình 3.15). Khi dòngđiện lối vào tăng lên tới 350 mA, cường độ phát quang của chip LED

vẫn tiếp tục tăng và không có hiện tượng suy giảm cường độ phát quang xảy ra.

Kết quả này chứng tỏ việc sử dụng màng kim cương làm đế tản nhiệt đã cải

thiện khả năng tản nhiệt của chip LEDcông suất.

Hình 3.15. Ảnh về sự phát quang của chip bán dẫn InGaNsử dụng đế tản nhiệt kim cương khi nguồn dòng lần lượt là 100 mA (a) và 350 mA (b)

Màng kim cương Lớp Au/Ti

LED chip

Keo epoxy bạc dẫn nhiệt Đế đồng IF = 350 mA IF = 100 mA a) b) Chip LED b)

Trong quá trình thực nghiệm này, màng kim cương được gắn kết với đế đồng bằng lớp keo epoxy bạc dẫn nhiệt. Keo epoxy bạc tuy có độ bám dính tốt

và dễ sử dụng nhưng có độ dẫn nhiệt thấp hơn các loại vật liệu tản nhiệt thông thường. Do đó lớp keo epoxy bạc dẫn nhiệt đã làm hạn chế khả năng tản nhiệt

của màng kim cương trong hệ thống tản nhiệt cho linh kiện LED. Để giải quyết

vấn đề này, chúng tôi sẽ tiến hành chế tạo màng kim cương gắn trên đế đồng

bằng cách hàn linh kiện với mối hàn In thay thế cho việc sử dụng keo dẫn nhiệt để nâng cao hiệu suất tản nhiệt của linh kiện LED.Đây là nội dung chúng tôi sẽ

KẾT LUẬN

Các kết quả thu được trong quá trình thực hiện luận văn được thể hiện ở

nhữngnội dung chính sau đây:

1. Đã chế tạo được màng kim cương trên đế đồng bằng phương pháp

MPCVD.

2. Kết quả chụp ảnh SEM cho thấy màng kim cương chế tạo là màng liên tục, đồng đều. Màng kim cương chế tạo trong 5 giờ có độ dày 700 nm. 3. Phổ tán xạ Raman cho thấy màng kim cương tổng hợp trên đế đồng là

màng có đồng thời cấu trúc kim cương (tương ứng với vạch phổ 1332

cm–1) và cấu trúc cácbon giả kim cương (1553cm–1). Ngoài ra phổ Raman

còn cho thấy cường độ của vạch phổ ở vị trí 1332 cm–1 lớn hơn cường độ

của vạch phổ ở vị trí 1553 cm–1. Điều này chứng tỏ mẫu có cấu trúc tinh

thể kim cương chiếm ưu thế hơn cấu trúc giả kim cương nên mẫu chế tạo

sẽ có tính chất chủ yếu là của cấu trúc tinh thể kim cương.

4. Giản đồ nhiễu xạ tia X cho thấy màng kim cương chế tạo là màng kim

cương đa tinh thể có hướng <111> là hướng ưu tiên nhất.

5. Đã tiến hành khảo sát sự phát quang của chip LEDInGaN sử dụng đế tản

nhiệt kim cương với nguồn dòng lần lượt là 100 mA và 350 mA. Kết quả

cho thấy cường độ phát quang của chip LED vẫn tiếp tục tăng và không có hiện tượng suy giảm cường độ phát quang xảy ra khi nguồn dòng đạt

giá trị 350 mA. Điều này chứng tỏ việc sử dụng màng kim cương làm đế

tản nhiệt đã cải thiện khả năng tản nhiệt của linh kiện LED công suất. Nhìn chung những kết quả này hướng tới khả năng ứng dụng kim cương

làm vật liệu tản nhiệt cho linh kiện LED công suất trong thực tế.

6. Hướng nghiên cứu tiếp theo: Trong thời gian sắp tới, chúng tôi sẽ tiến

hành chế tạo màng kim cương gắn trên đế đồng bằng cách hàn linh kiện

với mối hàn In thay thế cho việc sử dụng keo dẫn nhiệt để nâng cao hiệu

DANH MỤCCÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

Các bài báo và báo cáo khoa học liên quan đến luận văn:

1. Tran Tien Dat, Phan Ngoc Hong, Pham Van Trinh, Le Dinh Quang, Phan

Ngoc Minh (2009), Microwave plasma chemical vapour deposition of diamond films on copper substrates, SPMS−2009, Da Nang, Vietnam. 2. Nguyen Van Chuc, Ngo Thi Thanh Tam, Nguyen Van Tu, Phan Ngoc

Hong, Tran Tien Dat, Phan Ngoc Minh (2010), Synthesis of vertically aligned carbon nanotubes and diamond films on Cu substrates for high power electronic devices, International Journal of Nanotechnology (will

be published in 2010).

Các bài báo và báo cáo khoa học khác:

T. Kim Anh, L.T. Kieu Giang, N. Vu, T.T. Kim Chi, M. Hoai Nam, L. Quoc

Minh. T. Tien Dat, L. Dac Tuyen (2007), Luminescence and energy transfer of Y2O3 nanocolloidal containing rare earth ions, ASEAN Journal on Science and

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Phạm Thanh Huyền (2005), Bài giảng Cấu kiện điện tử, Khoa Điện – Điện tử, Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội.

2. Đỗ Tuân (2008), Chế tạo và nghiên cứu tính chất màng kim cương nhân

tạo bằng phương pháp MPCVD, Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính

quy, Ngành Vật lý kỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc

Gia Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh

3. Ali N., Ahmed W., Fan Q.H., Rego C.A. (2000), Optimising diamond nucleation via combined pre−treatments, Thin Solid Films, pp. 208−213.

4. Ali N., Ahmed W., Rego C.A., Fan Q.H. (2000), Chromium interlayers as a tool for enhancing diamond adhesion on copper, Diamond and Related

Materials, vol. 9, pp. 1464−1470.

5. Ali N., Fan Q.H., Ahmed W., Hassan I.U., Rego C.A., O' Hare I.P.

(1999), Role of surface pre–treatment in the CVD of diamond films on copper, Thin Solid Films, pp. 162–166.

6. Badzian A.R., Badzian T., Roy R., Messier R., and Spear K.E. (1988),

Crystallization of diamond crystals and films by microwave assisted CVD (Part II), Mat. Res. Bull., vol. 23, pp. 531–548.

7. Chen Yi–Jiun, Young Tai–Fa (2009), Thermal stress and heat transfer

characteristics of a Cu/diamond/Cu heat spreading device, Diamond &

Related Materials, vol. 18, pp. 283–286.

8. Chiu S., Turgeon S., Terreaul B., Sarkissian A. (2000), Plasma deposition of amorphous carbon films on copper, Thin Solid Films, vol. 3, issue 359,

pp. 275–282.

9. Chung Hsiao–Kuo, Sung James C. (2001), The rapid growth of thin transparent films of diamond, Materials Chemistry and Physics, vol. 72,

pp. 130–132.

10.Dimitar Georgiev Todorov, Lazar Georgiev Kapisazov (2008), LED thermal management, Electronics’, Technical University of Sofia,

Bulgaria.

11.Jes Asmussen, Reinhard D. K. (2002), Diamond films handbook, Marcel

Dekker, Inc, New York, USA.

12.Koji Kobashi (2005), Diamond films – Chemical vapor deposition for oriented and heteroepitaxial growth, Elsevier Ltd, Oxford , UK.

13.Nazaré M.H., Neves A.J. (2001), Properties, Growth and Applications of Diamond, The Institution of Electrical Engineers, United Kingdom.

14.Neto V.F., Shokuhfar T., Oliveira M.S.A., Grácio J. and Ali N. (2008),

Polycrystalline diamond coatings on steel substrates. Int. J.

Nanomanufacturing, Vol. 2, Nos. 1/2.

15.Patil D.S., Ramachandran K., Venkatramani N., Pandey M.,

Venkateswaran S., D’Cunha R. (1998), Microwave plasma chemical vapour deposition of diamond like carbon thin films, Journal of Alloys

and Compounds, vol. 278, pp. 130–134.

16.Schelling P.K., Shi L., Goodson K.E. (2005), “Managing heat for electronics”,Materials Today, vol. 8, issue 6, pp. 30–35.

17.Shumin Yang, Zhoutong He, Qintao Li, Dezhang Zhu, Jinlong Gong

(2008), Diamond films with preferred <110> texture by hot filament CVD at low pressure, Diamond & Related Materials, vol. 17, pp. 2075–2079.

18.Subhash L. Shindé, Jitendra S. Goela (2006), High Thermal Conductivity Materials, Springer, New York, USA.

19.Zhang S., Zeng X.T., Xie H., Hing P. (2000), A phenomenological approach for the Id/Ig ratio and sp3 fraction of magnetron sputtered a–C films, Surface and Coatings Technology, vol. 123, pp. 256–260.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng kim cương nhân tạo làm vật liệu tản nhiệt cho các linh kiện điện tử công suất (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)