1 .Sự cần thiết phải nghiên cứu
Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
(Nguồn: Phòng TC – HC) 2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận
- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, có chức năng:
+ Quyết định tổ chức lại và giải thể công ty + Quyết định định hƣớng phát triển của công ty
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị cao nhất của công ty, có chức năng:
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG TC-KT PHÒNG KH-KT PHÒNG TC-HC
54
+ Có đầy đủ quyền hạn để thay mặt công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục tiêu và lợi ích của công ty, ngoại trừ các vấn đề thuộc quyền hạn của Đại hội đồng cổ đông.
+ Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra.
- Ban giám đốc: bao gồm Giám đốc và các Phó giám đốc, do Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm.
+ Giám đốc là ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty và là ngƣời điều hành cao nhất mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty.
+ Tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT.
+ Tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh và phƣơng án đầu tƣ của công ty.
+ Kiến nghị phƣơng án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty.
+ Hiện nay công ty có 01 Giám đốc và 01 Phó giám đốc. - Phòng Tổ chức – Hành chính:
+ Tham mƣu giúp việc cho Giám đốc Công ty và chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc về công tác tổ chức hành chính và tổng hợp.
+ Xác định và xây dựng các tiêu chuẩn chức danh trong công ty, xây dựng nội quy, thể chế, chế độ công tác của các bộ phận trong công ty.
+ Xây dựng định mức lao động, nghiên cứu chế độ tiền lƣơng, tiền thƣởng, bồi dƣỡng độc hại, lập kế hoạch nâng lƣơng, tiền thƣởng cho công ty.
+ Nghiên cứu nhu cầu công tác và khả năng cán bộ để có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ.
- Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật:
+ Thực hiện phân tích và đề xuất tính khả thi của các dự án, tham gia các hoạt động quản lý kinh doanh của các dự án do công ty đầu tƣ.
55
+ Tổ chức thực hiện, giám sát kỹ thuật trong quá trình triển khai các dự án, các chƣơng trình, hoạt động kinh doanh theo kế hoạch công ty đúng các quy định về quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản của Nhà nƣớc hiện hành.
+ Xem xét các yêu cầu của khách hàng về thiết lập hồ sơ dự thầu, xem xét các điều kiện ký kết hợp đồng và thực hiện việc lập hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của khách hàng.
+ Giải quyết các vấn đề kỹ thuật có liên quan đến hợp đồng trong quá trình thi công, tìm hiểu và phổ biến thông tin vật liệu mới kỹ thuật và công nghệ mới cho bộ phận vật tƣ và các bộ phận liên quan khác.
+ Quản lý và giám sát trực tiếp mọi hoạt động và chịu trách nhiệm chung về hiệu suất công việc của phòng, chủ trì các cuộc họp định kỳ để tổng kết và điều chỉnh các hoạt động của phòng.
- Phòng kinh tế - tài chính:
+ Tham mƣu cho Giám đốc và HĐQT thực hiện chức năng quản lý tài chính, tổ chức thực hiện các chỉ tiêu về tài chính - kế toán, tổ chức phổ biến và hƣớng dẫn các đơn vị trực thuộc thi hành kịp thời các quy định về tài chính - kế toán của Nhà nƣớc. Quan hệ với ngân hàng, cơ quan thuế và cơ quan hữu quan để thực hiện công tác tài chính - kế toán theo quy định của pháp luật.
+ Quản lý tài sản, tiền vốn, hàng hóa, kinh phí và các quỹ, tổng kết thu – chi tài chính, báo cao quyết toán, kiểm tra thƣờng xuyên hoạt động kế toán của các bộ phận, nắm bắt tình hình kinh doanh của công ty từ đó lập kế hoạch tài chính và cung cấp thông tin cho các bộ phận trong và ngoài công ty.
+ Tổ chức thanh toán mua bán hàng hóa nhanh chóng và thu hồi nợ, tăng nhanh vòng quay vốn, tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của công ty, tổ chức bảo quản, lƣu trữ các tài liệu kế toán, bảo mật các số liệu.
56
+ Chịu trách nhiệm chung về hiệu suất làm việc của phòng và liên đới chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về hệ thống tài chính - kế toán tại công ty.
- Các đội xây dựng: thực hiện thi công các công trình, đảm bảo thi công đúng tiến độ, đúng kế hoạch.
57
2.1.5. Tình hình tài sản nguồn vốn của công ty cổ phần Việt Mỹ
Bảng 2.1: Tình hình tài sản nguồn vốn Công ty cổ phần Việt Mỹ từ năm 2014-2015
Phần tài sản
Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch 2015/2014
Số tiền (đồng) Số tiền (đồng) Tuyết đối (đ) Tốc độ (%)
A.TSNH 9.752.848.304 15.537.934.384 5.785.086.080 37
I.Tiền và các khoản TĐ tiền 185.670.216 3.944.379.818 3.758.709.602 95
IV.Hàng tồn kho 9.002.455.534 11.107.858.876 2.105.403.342 19
1.Hàng tồn kho 9.002.455.534 11.107.858.876 2.105.403.342 19
V. Tài sản ngắn hạn khác 564.722.554 485.695.690 (79.026.864) -16
1.Thuế GTGT đƣợc khấu trừ 496.482.735 423.995.326 (72.487.409) -17
2.Thuế và các khoản khác phải thu NN 14.000.000 50.164.000 36.164.000 72
3.Tài sản ngắn hạn khác 54.239.819 11.536.364 (42.703.455) -370
B.Tài sản dài hạn 5.966.850.852 5.814.043.692 (152.807.160) -3
I.Tài sản cố định 5.966.850.852 5.814.043.692 (152.807.160) -3
1.Nguyên giá 6.531.050.909 6.531.050.909 0
2.Giá trị hao mòn lũy kế (564.200.057) (717.007.217) (152.807.160) 21
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 15.719.699.156 21.351.978.076 5.632.278.920 26
A.Nợ phải trả 8.897.689.441 14.528.303.378 5.630.613.937 39
I.Nợ ngắn hạn 8.897.689.441 14.528.303.378 5.630.613.937 39
1.Vay ngắn hạn 2.900.000.000 (2.900.000.000) 0
2.Phải trả cho ngƣời bán 2.057.265.000 2.263.072.583 205.806.694 9
3.Ngƣời mua trả tiền trƣớc 3.939.854.000 12.264.814.549 8.324.960.549 68
4.Thuế và các khoản phải nộp NN 569.522 416.246 (153.306) -37
B.VỐN CHỦ SỞ HỮU 6.822.009.715 6.823.674.698 1.664.983 0.02
I.Vốn chủ sở hữu 6.822.009.715 6.823.674.698 1.664.983 0.02
1.Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu 6.800.000.000 6.800.000.000 0
Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối 22.009.715 23.674.698 1.664.983 7
58
59 Nhận xét:
Về tài sản:
Qua số liệu phân tích chiều ngang, ta thấy tổng tài sản của công ty tăng khoảng 5,632 tỷ đồng tăng 26% so với năm 2014. Điều này cho thấy quy mô của doanh nghiệp đang mở rộng. Phần quy mô đƣợc mở rộng này có thể là doanh nghiệp đang mở rộng kinh doanh. Phần tăng chủ yếu do doanh nghiệp đầu tƣ vào tài sản ngắn hạn. Trong đó, tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền tăng khoảng 3,758 tỷ đồng tƣơng ứng với 95% so với năm 2014.
Doanh nghiệp đang nắm giữ gần 21,352 tỷ đồng tài sản, trong đó tài sản ngắn hạn chiếm 72,77%. Năm 2014, tài sản của doanh nghiệp xấp xỉ 15,72 tỷ đồng, trong đó tài sản ngắn hạn chiếm 62,04%. Nhƣ vậy, có thể thấy doanh nghiệp đang có sự thay đổi trong cơ cấu tài sản. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng, tài sản dài hạn giảm. Sự chuyển dịch này cho thấy doanh nghiệp chƣa đầu tƣ nhiều vào tài sản dài hạn, khả năng chi tiêu và thanh toán của doanh nghiệp tốt (Tài sản ngắn hạn chiếm 72,77%).
Cơ cấu tài sản:
- Tài sản dùng vào hoạt động kinh doanh: Hàng tồn kho, tiền, nợ phải thu, TSCĐ,… Ta thấy rằng các khoản mục này tăng lên và chiếm tỷ trọng cao trong năm 2014 – 2015. Điều đó cho chúng ta thấy doanh nghiệp đang mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh. Trong 5,632 tỷ đồng tài sản tăng thêm thì có khoảng 5,785 tỷ đồng tài sản ngắn hạn và giảm 152,807 triệu đồng tài sản dài hạn (Hao mòn lũy kế TSCĐ). Trong tài sản ngắn hạn, ta thấy tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền tăng khoảng 3,758 tỷ đồng chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp cao. Tuy nhiên, hàng tồn kho tăng khoảng 2,105 tỷ đồng và nợ phải thu khách hàng không phát sinh, vì vậy, doanhg nghiệp cần xem xét chính sách bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty mình.
60
- Tài sản không dùng vào mục đích kinh doanh: Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn và dài hạn. Hai khoản đầu tƣ này đều không phát sinh qua hai năm. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang tập trung vào mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, không đầu tƣ vào hoạt động tài chính.
Về nguồn vốn:
Qua phân tích hàng ngang thì ta thấy nguồn vốn của doanh nghiệp đang tăng. - Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không thay đổi qua hai năm, vẫn giữ ở mức 6,8 tỷ đồng do doanh nghiệp đã phân phối lợi nhuận sau thuế cho các cổ đông và không chuyển sang nguồn vốn chủ sở hữu.
- Nợ phải trả tăng khoảng 5,632 tỷ đồng tƣơng ứng với 39% so với năm 2014. Điều đó cho ta thấy rằng doanh nghiệp đang mở rộng hoạt động kinh doanh thông qua việc ký kết nhiều hợp đồng và nhận trƣớc khoản thanh toán từ khách hàng.
Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp cho ta thấy nguồn vốn mà doanh nghiệp đang hoạt động là từ nguồn vốn chủ sở hữu và vay (vay từ khách hàng là chủ yếu). Tuy nhiên, tỷ lệ nguồn vốn chủ sở hữu và vay là 30/70 cho thấy tình hình không khả quan trong việc thanh toán nợ cho khách hàng.
- Vốn chủ sở hữu: Năm 2014 chiếm hơn 40%, đến năm 2015 thì vốn chủ sở hữu giảm còn khoảng 30% trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Sự thay đổi này cho thấy doanh nghiệp đang tăng nguồn nợ phải trả, khả năng tài chính của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào các khoản nợ phải trả.
- Nợ phải trả có cơ cấu từ khoảng 50% đến gần 70% trong năm 2015, chiếm tỷ trọng cao. Doanh nghiệp thực hiện chính sách nhận các khoản ứng trƣớc của khách hàng để mở rộng hoạt động kinh doanh. Ta thấy rằng trong 14,528 tỷ đồng nợ phải trả thì có đến 12,265 tỷ đồng là ngƣời mua trả tiền trƣớc, chiếm tỷ trọng lớn khoảng 85% nợ phải trả. Đây là điểm đáng chú ý của tình hình tài chính. Có thể
61
doanh nghiệp đang phải chịu áp lực về khả năng thực hiện các hợp đồng thi công cho đúng tiến độ.
- Ta thấy có khoản mục vay ngắn hạn của công ty năm 2015 đã đƣợc thanh toán hết, doanh nghiệp không còn chịu áp lực về chi phí lãi vay từ ngân hàng. Doanh nghiệp có thể tiếp tục vay vốn ngân hàng để mở rộng hoạt động kinh doanh thay vì nhận trƣớc tiền hàng từ khách hàng. Doanh nghiệp làm vậy có thể tránh khỏi tình trạng không thực hiện đúng hợp đồng gây mất uy tín kinh doanh của công ty và thiệt hại về kinh tế.
Qua phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty, có thể thấy tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty tăng nhƣng chính sách tăng tài sản nguồn vốn của công ty còn chƣa hợp lý. Vì vậy, phòng tài chính - kế toán của công ty vần đƣa ra chính sách mới để tham mƣu cho hội đồng quản trị cũng nhƣ ban giám đốc của công ty nhằm cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp.
62
2.1.6. Tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty
Bảng 2.2. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Việt Mỹ (2014 – 2016)
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch 2015 với 2014 Chênh lệch 2016 với 2015 Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 18.925.778.173 2.079.166.361 8.894.989.699 (16.846.611.812) (89) 6.815.823.338 228 2. Giá vốn hàng bán 17.932.718.664 1.459.254.010 8.393.695.503 (16.473.464.654) (92) 6.934.441.493 375 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 993.059.509 619.912.351 501.294.196 (373.147.158) (38) (118.618.155) (19) 4.Doanh thu hoạt động tài
chính 1.033.100 681.400 573.000 (351.700) (34) (108.400) (16)
5. Chi phí quản lý kinh
doanh 982.766.634 617.745.990 499.785.967 (365.020.644) (37) (117.960.023) (19) 5. Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh 11.325.975 2.847.761 2.081.229 (8.478.214) (75) (766.532) (27) 10. Tổng lợi nhuận kế toán
trƣớc thuế 11.325.975 2.847.761 2.081.229 (8.478.214) (75) (766.532) (27) 11. Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp 2.548.349 569.552 416.246 (1.978.797) (78) (153.306) (27)
12.Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp 8.777.626 2.278.209 1.664.983 (6.499.417) (74) (613.226) (27)
63 Nhận xét:
- Về doanh thu
Từ bảng số liệu ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty có sự thay đổi qua các năm. Năm 2015 giảm 16.846.611.812 đồng so với năm 2014 tƣơng ứng giảm 89%. Tuy nhiên, đến năm 2016 so với năm 2015 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 6.815.823.338 đồng tƣơng ứng tăng 228%. Có sự thay đổi này là vì năm 2015, công ty nhận đƣợc ít công trình và thị trƣờng của công ty chƣa mở rộng ra nhiều tỉnh thành...giá vốn hàng bán theo đó mà giảm 16.473.464.654 đồng tƣơng ứng với 92% so với năm 2014. Tuy nhiên, đến năm 2016, công ty đã đấu thầu đƣợc một số công trình lớn nên doanh thu đã tăng đột biến so với năm 2015. Cùng với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thì giá vốn hàng bán năm 2016 cũng tăng 6.934.441.493 đồng tƣơng ứng tăng 375% so với năm 2015.
Lợi nhuận gộp bị ảnh hƣởng bởi sự thay đổi của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nên năm 2015 lợi nhuận gộp giảm 373.147.158 đồng tƣơng ứng giảm 38% so với năm 2014. Tuy nhiên tỷ lệ giảm của giá vốn cao hơn tỷ lệ giảm của doanh thu cho thấy công ty đã áp dụng một số biện pháp tiết kiệm làm hạ giá vốn. Đếnnăm 2016 lợi nhuận gộp giảm 118.618.155 đồng tƣơng ứng giảm 19% so với năm 2015. Công ty nên điều chỉnh lại kế hoạch kinh doanh của năm 2016, mặc dù doanh thu tăng nhƣng giá vốn tăng mạnh hơn nên dẫn đến việc lợi nhuận gộp giảm 19%.
Ngoài doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thì công ty còn có một nguồn thu nhập khác đó là từ hoạt động tài chính (doanh thu hoạt động tài chính). Nguồn thu nhập này chủ yếu là từ khoản tiền lãi tiền gửi mà ngân hàng chi trả cho doanh nghiệp. Doanh thu hoạt động tài chính qua các năm cũng có sự thay đổi mạnh mẽ. Cụ thể là năm 2015, doanh thu hoạt động tài chính giảm 351.700 đồng so với năm
64
2014 tƣơng ứng với 34%. Hơn nữa, đến năm 2016 thì nguồn thu nhập này lại tiếp tục giảm 108.000 đồng so với năm 2016 (tƣơng ứng với 16%). Nguồn doanh thu này giảm chủ yếu do doanh nghiệp đã rút nguồn tiền gửi ngân hàng nhằm chi trả cho các hoạt động kinh doanh của công ty nhƣ trả tiền cho nhà cung cấp,…
- Về chi phí
Năm 2016 chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty giảm 117.960.023 đồng tƣơng ứng giảm 19% so với năm 2015, điều này cho thấy doanh nghiệp đã áp dụng một số biện pháp tiết kiệm chi phí hoặc do doanh thu ít nên công ty đã cắt giảm lƣơng nhân viên và các chi phí khác nhằm giảm chi phí. Đến năm 2015, khoản chi này tăng so với năm 2014 là 105.900.034 đồng tƣơng ứng tăng 13,55%. Nguyên nhân là do công ty muốn nâng cao chất lƣợng quản lý bằng cách tuyển thêm nhân viên có trình độ đại học, trung cấp.
- Về lợi nhuận trƣớc thuế:
Năm 2015, lợi nhuận trƣớc thuế của công ty giảm 8.478.214 đồng tƣơng ứng tăng 75% so với năm 2014. Đến năm 2016, lợi nhuận sau thuế giảm 766.532 đồng so với năm 2015 tƣơng ứng giảm 27%. Nguyên nhân do tỷ lệ doanh thu và giá vốn hàng bán giảm mạnh nên lợi nhuận trƣớc thuế giảm theo.
Tuy lợi nhuận kế toán trƣớc thuế của công ty có giảm mạnh nhƣng không âm nên công ty vẫn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc nhƣng số thuế thu nhập doanh nghiệp có giảm theo lợi nhuận trƣớc thuế. Tỷ lệ giảm số thuế phải nộp tƣơng đƣơng với tỷ lệ giảm của lợi nhuận kế toán trƣớc thuế.
Trong bối cảnh toàn bộ kinh tế đều bị ảnh hƣởng rất nặng nề bởi khủng hoảng kinh tế, công ty vẫn tiếp tục duy trì hoạt động, làm ăn có lãi là một kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, ta dễ dàng thấy đƣợc tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có dấu hiệu đi xuống. Do đó trong thời gian tới công ty phải thay đổi tình trạng trên, phải có những biện pháp khắc phụcđể tăng lợi nhuận.
65
2.1.7. Đặc điểm lao động của doanh nghiệp