Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh Biến động kết cấu
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 2015/2014 2016/2015 Năm 2015/2014 Năm 2016/2015 TÀI SẢN 53,994,816,923 100.00% 59,171,450,943 100.00% 55,628,157,463 100.00% 5,176,634,020 -3,543,293,480 0.00% 0.00% A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 53,913,936,923 99.85% 59,090,570,943 99.86% 55,547,277,463 99.85% 5,176,634,020 -3,543,293,480 0.01% -0.01% I. Tiền và các khoản tƣơng
đƣơng tiền
548,634,774 1.02% 648,622,580 1.10% 996,643,555 1.79% 99,987,806 348,020,975 0.08% 0.70%
II. Đầu tƣ tài chính ngắn hạn 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00% 0 0 0.00% 0.00% III. Các khoản phải thu ngắn
hạn
25,193,972,468 46.66% 31,177,011,924 52.69% 29,656,473,291 53.31% 5,983,039,456 -1,520,538,633 6.03% 0.62%
IV, Hàng tồn kho 27,809,400,653 51.50% 26,930,552,836 45.51% 24,534,518,436 44.10% -878,847,817 -2,396,034,400 -5.99% -1.41% V. Tài sản ngắn hạn khác 361,928,828 0.67% 334,383,603 0.57% 359,642,181 0.65% -27,545,225 25,258,578 -0.11% 0.08% B - TÀI SẢN DÀI HẠN 80,880,000 0.15% 80,880,000 0.14% 80,880,000 0.15% 0 0 -0.01% 0.01% I, Các khoản phải thu dài hạn 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00% 0 0 0.00% 0.00% II, Tài sản cố định 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00% 0 0 0.00% 0.00% III, Bất động sản đầu tƣ 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00% 0 0 0.00% 0.00% IV, Tài sản dơ dang dài hạn 80,880,000 0.15% 80,880,000 0.14% 80,880,000 0.15% 0 0 -0.01% 0.01% V, Đầu tƣ tài chính dài hạn 0 0.00% 0.00% 0 0.00% 0 0 0.00% 0.00% VI, Tài sản dài hạn khác 0 0.00% 0.00% 0 0.00% 0 0 0.00% 0.00% NGUỒN VỐN 53,994,816,923 100.00% 59,171,450,943 100.00% 55,628,157,463 100.00% 5,176,634,020 -3,543,293,480 0.00% 0.00% C - NỢ PHẢI TRẢ 49,920,607,132 92.45% 54,750,664,428 92.53% 50,935,671,827 91.56% 4,830,057,296 -3,814,992,601 0.07% -0.96% I. Nợ ngắn hạn 46,711,189,394 86.51% 54,750,664,428 92.53% 50,935,671,827 91.56% 8,039,475,034 -3,814,992,601 6.02% -0.96% II. Nợ dài hạn 3,209,417,738 5.94% 0 0.00% 0 0.00% -3,209,417,738 0 -5.94% 0.00% D - VỐN CHỦ SỞ HỮU 4,074,209,791 7.55% 4,420,786,515 7.47% 4,692,485,636 8.44% 346,576,724 271,699,121 -0.07% 0.96% I. Vốn chủ sở hữu 4,074,209,791 7.55% 4,420,786,515 7.47% 4,692,485,636 8.44% 346,576,724 271,699,121 -0.07% 0.96% II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00% 0 0 0.00% 0.00%
52
53 Nhận xét:
Qua bảng bảng phân tích trên ta thấy tổng giá trị tài sản tăng lên chủ yếu là do sự gia tăng của tài sản ngắn hạn. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn qua 3 năm đều chiếm trên 99% tổng tài sản, trong đó thì hàng tồn kho và nợ phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn, nguyên nhân là do các công trình xây lắp của công ty có giá trị lớn, thời gian xây lắp kéo dài nên khoản chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang lớn chiếm đến 99% giá trị hàng tồn kho, nhiều khách hàng thƣờng chịu nợ cho đến khi công trình hoàn thành mới thanh toán. Tài sản ngắn hạn khác chiếm chƣa đến 1% trong tổng tài sản. Trong khi đó tài sản dài dài hạn giữ nguyên trong 3 năm là 80.880.000đ
Nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, qua 3 năm thì tỷ lệ nợ phải trả luôn chiếm trên 90% tổng nguồn vốn, nguyên nhân là do nguồn vốn của công ty chủ yếu là nguồn vốn vay bao gồm cả vay ngắn hạn và vay dài hạn, nhƣng chủ yếu là vay ngắn hạn, đến năm 2015, 2016 chi nhánh công ty đã thanh toán đƣợc toàn bộ khoản vay dài hạn và chỉ còn lại số nợ Ngắn hạn.
2.1.8. Tổ chức công tác kế toán tại công ty Cổ phần Sông Hồng số 6 - chi nhánh số 1
2.1.8.1. Chính sách, chế độ kế toán áp dụng tại chi nhánh
a. Các chế độ và phƣơng pháp kế toán áp dụng
- Chế độ kế toán áp dụng tại chi nhánh: Thông tƣ 200/2014/TT-BTC. - Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12.
- Kỳ kế toán: Công ty tiến hành kế toán theo năm. - Đơn vị tiền tệ hạch toán: VNĐ – Việt Nam đồng.
- Hạch toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên. - Kế toán tính khấu hao theo phƣơng pháp đƣờng thẳng.
- Tính thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ.
- Kế toán tính giá trị vật tƣ xuất kho theo phƣơng pháp bình quân cả kỳ dự trữ.
54
- Hệ thống báo cáo gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ, Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, bản thuyết minh báo cáo tài chính. b. Hình thức kế toán
Hiện nay Chi nhánh số 1 - công ty cổ phần Sông Hồng số 6 đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung trên phần mềm kế toán máy. Chi nhánh đang sử dụng phần mềm kế toán MISA 2015.
Hình 1.1: Giao diện bàn làm việc của phần mềm kế toán Misa 2015 tại chi nhánh
MISA SME.NET 2015 là phần mềm kế toán dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ kế toán theo từng phòng ban, bộ phận, bao gồm :Quỹ, Ngân hàng, mua hàng , Giá thành, Hợp đồng, Ngân Sách. Phần mềm tự lập báo cáo thuế có mã vạch và quản lý chặt chẽ hóa đơn tự in, đặt in theo đúng quy định của Tổng cục Thuế, kết nối trực tiếp với phần mềm kê khai thuế trên mạng MTAX để nộp báo cáo trực tiếp đến cơ quan thuế. Đặc biệt
55
MISA SME.NET 2015 luôn cập nhật các chế độ kế toán, tài chính mới nhất: Thông tƣ 200/2014/TT-BTC, Thông tƣ 151/2014/TT-BTC, Thông tƣ 138/2011/TT-BTC, Thông tƣ số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011, Nghị định 51/2010/NĐ-CP, Thông tƣ số 39/2014/TT-BTC , Thông tƣ số TT số 78/2014/TT-BTC, Thông tƣ số Thông tƣ 219/2013/TT- BTC, Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC, Thông tƣ số 103/2005/TT-BTC
Với giao thiện thân thiện, rất dễ sử dụng, các nghiệp vụ đƣợc sắp xếp tuần tự theo luồng quy trình công việc tại các doanh nghiệp rất trực quan và dễ hiểu cho ngƣời sử dụng. Phần mềm cung cấp nhiều biểu đồ phân tích, hệ thống báo cáo quản trị, số liệu phân tích tình hình tài chính nhanh chóng, chính xác để kịp thời đƣa ra các quyết định điều hành hiệu quả. Nhờ đó, dễ dàng nắm bắt đƣợc tình hình kinh doanh của công ty để điều chỉnh kịp thời cho phù hợp.
Sơ đồ 2.3: Quy trình làm việc của hệ thống kế toán tại chi nhánh
56
Chi nhánh số 1 – Công ty CP Sông Hồng số 6 là đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, tự hạch toán kinh doanh với đầy đủ tƣ cách pháp nhân. Hàng tháng Chi nhánh số 1 phải nộp phụ phí 2% trên tổng số doanh thu thực hiện đƣợc. Vì vậy phòng kế toán của Chi nhánh số 1 – Công ty CP Sông Hồng số 6 có nhiệm vụ tổ chức quản lý tài chính, hạch toán với tƣ cách đơn vị hạch toán độc lập. Bộ máy kế toán của Chi nhánh số 1 tổ chức hình thức kế toán tập chung.
Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của chi nhánh
- Kế toán trưởng: Giúp giám đốc quản lý chung về Công tác hạch toán kế toán tại Chi nhánh số 1, có trách nhiệm giám sát toàn bộ hoạt động trong phòng kế toán, tổng hợp và tính giá thành sản phẩm, lập báo cáo tài chính.
- Kế toán tiền mặt, TGNH: Theo dõi việc thu chi tiền mặt tại Chi nhánh
số 1, thƣờng xuyên theo dõi kiểm tra tình hình thanh toán, tạm ứng tại đơn vị. Theo dõi các khoản tiền vay, tiền ký quỹ tại ngân hàng, thƣờng xuyên kiểm tra, đối chiếu số liệu sổ sách của đơn vị với các ngân hàng.
- Kế toán vật tư: Có nhiệm vụ ghi chép tất cả các nghiệp vụ phát sinh liên
quan đến vật tƣ bao gồm nhập xuất vật tƣ, có nhiệm vụ giao cho kế toán tổng hợp hàng ngày để tổng hợp. Kế toán trƣởng Kế toán ngân hàng, Tiền mặt Kế toán công nợ Kế toán tổng hợp, tiền lƣơng, BHXH, TSCĐ Thủ quỹ Kế toán vật tƣ
57
Cuối mỗi tháng phải lập các bảng kê chi tiết hóa đơn , bảng kê nhập vật tƣ, sổ cái vật tƣ; Chi tiết tồn kho cuối tháng.
- Kế toán công nợ: Theo dõi toàn bộ các khoản công nợ phải thu, công nợ
phải trả, cuối tháng phải lập bảng kế chi tiết hóa đơn hàng bán ra, mua vào và đối chiếu với các bộ phận kế toán khác để lập sổ tổng hợp công nợ trong tháng.
- Kế toán tổng hợp, tiền lương, BHXH, TSCĐ: Theo dõi toàn bộ tiền
lƣơng, BHXH cho công nhân viên tại Chi nhánh số 1 và chịu mọi trách nhiệm về số liệu đã kê khai. Thực hiện tổng hợp số liệu từ các phần hành kế toán khác, xử lý số liệu để in ra các sổ sách kế toán cuối kỳ. Theo dõi sự biến động của tài sản cố định, theo dõi giá trị TSCĐ đầu kỳ, khấu hao và giá trị còn lại cuối kỳ.
- Thủ quỹ: Trực tiếp tiến hành ghi chép các nghiệp vụ thu chi, kiểm tra đối chiếu với số liệu của các sổ sách có liên quan trong kỳ và đối chiếu với số tiền hiện có tại quỹ.
2.1.8.3. Hệ thống chứng từ kế toán
Chi nhánh áp dụng hệ thống chứng từ kế toán theo mẫu quy định tại thông tƣ 200/2014/TT-BTC:
Chứng từ kế toán về tiền tệ :
Phiếu thu (01-TT)
Phiếu chi (02-TT)
Giấy đề nghị tạm ứng (03-TT)
Giấy thanh toán tạm ứng (04-TT)
Giấy đề nghị thanh toán (05-TT)
Biên lai thu tiền (06-TT) - Chứng từ kế toán về TSCĐ:
Biên bản giao nhận (01-TSCĐ)
Biên bản thanh lý TSCĐ (02-TSCĐ)
Biên bản đánh giá lại TSCĐ (04-TSCĐ)
58 - Chứng từ kế toán về lao động và tiền lƣơng:
Bảng chấm công (01a-LĐTL)
Bảng thanh toán lƣơng (02-LĐTL)
Hợp đồng giao khoán (08-LĐTL)
Bảng kê trích nộp các khoản theo lƣơng (10-LĐTL) - Chứng từ kế toán về hàng hóa, vật tƣ:
Phiếu Nhập kho (01-VT)
Phiếu xuất kho (02-VT)
Biên bản kiểm nghiệm vật tƣ, công cụ, sản phẩm, hàng hóa (03-VT)
Biên bản kiểm kê vật tƣ, công cụ, sản phẩm, hàng hóa (05-VT)
Bảng kê mua hàng (06-VT)
- Một số chứng từ khác : Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, giấy chứng nhận nghỉ ốm hƣởng BHXH…
2.2. Thực trạng tổ chức kế toán vốn bằng tiền tại công ty Cổ phần sông Hồng số 6 - chi nhánh số 1
2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán vốn bằng tiền
Bộ máy kế toán Chi nhánh đƣợc tố chức gọn nhẹ, phân công hợp lý, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nhân viên, phù hợp với quy mô hoạt động của Chi nhánh, giúp đơn vị tiết kiệm đƣợc chi phí.
2.2.1.1. Kế toán tiền mặt
Bộ máy kế toán của chi nhánh đƣợc tổ chức phù hợp với quy mô và đặc điểm của đơn vị về tổ chức quản lý cũng nhƣ trình độ quản lý và khối lƣợng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Do khối lƣợng công việc kế toán tiền mặt và tiền gửi Ngân hàng không quá nhiều và phức tạp nên chi Nhánh sắp xếp cho cùng một ngƣời đảm nhận.
Cá nhân làm công tác kế toán vốn bằng tiền của chi nhánh là một ngƣời có trình độ chuyên môn cao, có lòng yêu nghề và tinh thần trách nhiệm trong công việc. Với tính cách trung thực, hòa đồng, kế toán tiền luôn giải quyết tốt
59
công việc, đem lại hiệu quả trong công tác kế toán tiền nói riêng và bộ phận kế toán tài chính của công ty nói chung.
Trong bộ máy tổ chức, chi nhánh phân công chức năng kế toán tiền mặt và thủ quỹ do hai cá nhân riêng biệt đảm nhận, điều này tuân thủ quy tắc bất kiêm nhiệm trong hệ thống kiểm soát nội bộ, phần nào giúp cho việc hạn chế những gian lận, sai sót liên quan đến công tác quản lý tiền mặt có thể xảy ra.
- Thủ quỹ: Nhân viên thủ quỹ của chi nhánh đảm nhận việc thu, chi tiền mặt tại quỹ hàng ngày, ghi chép lại thực tế các khoản thu chi tại quỹ theo trình tự thời gian, kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế có trong két, so sánh, đối chiếu với số liệu trên sổ quỹ và sổ kế toán tiền mặt, đồng thời cũng thƣờng xuyên đối chiếu với kế toán thanh toán số công nợ đã đƣợc xử lý. Để đảm bảo tính chính xác về việc thu đúng - chi đủ, thủ quỹ luôn phải tiến hành kiểm tra kỹ lƣỡng chứng từ trƣớc khi xuất quỹ, luân chuyển chứng từ theo đúng quy trình quy định.
- Kế toán tiền mặt: Khi phát sinh nghiệp vụ về tiền mặt, kế toán tiền tiến hành lập phiếu thu, phiếu chi, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ gốc thu- chi theo đúng quy trình, trƣớc khi trình ban lãnh đạo phê duyệt. tiền hành hạch toán kế toán vào phân hệ quỹ của phần mềm kế toán hoạt động thu-chi tiền mặt. Sau đó, lƣu trữ các chứng từ kế toán theo qui định công ty, đảm bảo an toàn và dễ tìm kiếm khi cần sử dụng.
2.2.1.2. Kế toán tiền gửi Ngân hàng
Trong bộ máy kế toán của chi nhánh, ngƣời làm kế toán tiền gửi Ngân hàng đồng thời là kế toán tiền mặt, do đó nhân viên đảm nhận cần có kỹ năng sắp xếp công việc hợp lý để đảm bảo các thông tin kế toán tiền luôn đƣợc xử lý hiệu quả và kịp thời.
Công việc kế toán tiền gửi hàng ngày là khi nhận đƣợc chứng từ của Ngân hàng, Kho bạc gửi đến, kế toán phải kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo với số tiền thực tế giao dịch của từng tài khoản, đồng thời thông báo cho
60
các đơn vị (cá nhân) có liên quan về nguồn tiền đã về, đã chuyển. Tiến hành theo dõi chi tiết từng loại tiền gửi và chi tiết theo từng Ngân hàng, Kho bạc trên sổ kế toán tiền gửi, định kỳ lập báo cáo trình lãnh đạo phòng.
2.2.2.Tổ chức vận dụng chứng từ và quy trình luân chuyển chứng từ
Chi nhánh công ty đã xây dựng đƣợc hệ thống chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ một cách đầy đủ và hợp lý, đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc kế toán căn cứ trên các quy định của chế độ chứng từ kế toán của Bộ Tài chính ban hành. Tuy nhiên do đặc điểm của ngành xây dựng hoạt là động không tập trung, các công trình xây dựng có địa điểm ở xa so với văn phòng trụ sở, đặc biệt cơ cấu tổ chức của chi nhánh gồm 2 trạm ở Vĩnh Yên và Cao Xá, đôi khi việc vận dụng quy trìnhluân chuyển chứng từ chƣa đúng so với quy trình đã thiết lập.
2.2.2.1. Kế toán tiền mặt
Các chứng từ sử dụng:
Phiếu thu (01-TT)
Phiếu chi (02-TT)
Giấy đề nghị tạm ứng (03-TT)
Giấy thanh toán tạm ứng (04-TT)
Giấy đề nghị thanh toán (05-TT)
Khi phát sinh nghiệp vụ về tiền mặt, kế toán tiến hành lập phiếu thu, phiếu chi. Phiếu thu, phiếu chi đƣợc lập làm 3 liên đầy đủ nội dung, có đủ chữ ký ngƣời thu, ngƣời nhận, ngƣời cho phép xuất nhập quỹ, sau đó chuyển cho kế toán trƣởng duyệt (riêng phiếu chi phải có chữ ký của thủ trƣởng đơn vị). Một liên lƣu tại nơi lập phiếu, các liên còn lại chuyển cho thủ quỹ để thu (hoặc chi) tiền. Sau khi nhập (hoặc xuất) tiền thủ quỹ phải đóng dấu “đã thu” hoặc “ đã chi” và ký tên, giữ một liên để ghi sổ quỹ, một liên giao cho ngƣời nộp (hoặc nhận) tiền. Cuối ngày chuyển cho kế toán để ghi sổ.
Phiếu chi đƣợc kèm với hóa đơn GTGT (Liên 2: Giao cho khách hàng) Phiếu thu đƣợc kèm với hóa đơn GTGT (Liên 3: Nội bộ)
61
Phiếu thu, phiếu chi đƣợc đóng thành quyển và đƣợc đánh số từng quyển theo thứ tự trong một năm. Số phiếu thu, phiếu chi cũng đƣợc đánh thứ tự từ số 1 đến số n và mang tính nối tiếp từ quyển này sang quyển khác.
Ví dụ 1: Nghiệp vụ thu tiền mặt:
Ngày 02/12/2016, phát sinh nghiệp vụ bán bê tông thƣơng phẩm mác 150#, đá 2x4 cho công ty TNHH Phát triển và Xây dựng Phƣơng Đông theo hóa đơn số 0001678, tổng tiền thanh toán: 14.820.000đ, thuế GTGT 10%. Khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt.
Khi nhân viên mua hàng của công ty TNHH Phát triển và Xây dựng Phƣơng Đông là chị Nguyễn Thị Nguyệt đến Chi nhánh đặt hàng, bộ phận kinh doanh tiếp nhận đơn hàng và giao cho phòng kế toán, nhân viên kế toán tiến