Những tính chất cơ bản của điện toán đám mây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ứng dụng LBS với công nghệ thực tại tăng cường trên nền tảng điện toán đám mây (Trang 26 - 28)

CHƢƠNG III : CÔNG NGHỆ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY GOOGLE APPENGINE

3.2. Những tính chất cơ bản của điện toán đám mây

Hình 3. 2. Đặc điểm của điện toán đám mây và các nhóm mô hình phân loại

3.2.1. Tự phục vụ theo nhu cầu (On-demand self-service)

Mỗi khi nảy sinh nhu cầu sử dụng tài nguyên hệ thống, ngƣời dùng chỉ cần gửi yêu cầu thông qua trang web cung cấp dịch vụ, hệ thống của nhà cung cấp sẽ đáp ứng yêu cầu của ngƣời dùng. Ngƣời dùng có thể tự đáp ứng các nhu cầu sử dụng của mình nhƣ tăng thời gian sử dụng server, tăng dung lƣợng lƣu trữ, tăng lƣu lƣợng băng thông, tăng giới hạn truy vấn… mà không cần phải tƣơng tác trực tiếp với nhà cung cấp dịch vụ, mọi nhu cầu về dịch vụ đều sẽ đƣợc xử lý trên môi trƣờng Internet.

3.2.2. Truy xuất diện rộng (Broad network access)

Điện toán đám mây cung cấp dịch vụ ngƣời dùng thông qua môi trƣờng Internet. Do đó, ngƣời dùng chỉ cần kết nối với Internet là có thể sử dụng dịch vụ. Hơn nữa, Điện toán đám mây ở dạng dịch vụ nên không đòi hỏi khả năng xử lý cao ở phía client, vì vậy ngƣời dùng có thể truy xuất tới hệ thống dịch vụ bằng các thiết bị di dộng nhƣ điện thoại, PDA, laptop… Bên cạnh đó, điện toán đám mây giúp cho ngƣời dùng không còn bị phụ thuộc vị trí và thời điểm sử dụng dịch, điện toán đám mây cho phép ngƣời dùng sử dụng dịch vụ từ bất kỳ nơi nào, vào bất kỳ lúc nào thông qua Internet.

3.2.3. Dùng chung tài nguyên (Resource pooling)

Tài nguyên của nhà cung cấp dịch vụ đƣợc dùng chung, phục vụ cho nhiều ngƣời dùng dựa trên mô hình “multi-tenant”. Trong mô hình “multi-tenant”, tài nguyên sẽ đƣợc phân phát động tùy theo nhu cầu của ngƣời dùng theo thời gian thực. Khi nhu cầu của một khách hàng giảm xuống, thì phần tài nguyên dƣ thừa của hệ thống sẽ đƣợc tận dụng để phục vụ cho một khách hàng khác. Ví dụ nhƣ khách hàng A thuê 10 CPU

mỗi ngày từ 7 giờ đến 11 giờ, một khách hàng B thuê 10 CPU tƣơng tự mỗi ngày từ 13 giờ đến 17 giờ thì hai khách hàng này có thể dùng chung 10 CPU đó.

3.2.4. Khả năng co giãn (Rapid elasticity)

Khả năng co giãn là tính chất đặc biệt nhất, nổi bật nhất và quan trọng nhất của Điện toán đám mây: là khả năng tự động mở rộng hoặc thu nhỏ hệ thống tùy theo nhu cầu của ngƣời dùng. Khi nhu cầu sử dụng tăng cao, hệ thống sẽ tự mở rộng bằng cách thêm tài nguyên hệ thống, và khi nhu cầu giảm xuống, hệ thống sẽ tự động giảm bớt tài nguyên. Khả năng co giãn giúp cho nhà cung cấp sử dụng tài nguyên hiệu quả, tận dụng triệt để tài nguyên dƣ thừa, phục vụ đƣợc nhiều khách hàng. Đối với ngƣời sử dụng dịch vụ, khả năng co giãn giúp họ giảm chi phí do họ chỉ trả phí cho những tài nguyên thực sự dùng.

Ví dụ: khách hàng thuê một Server gồm 10 CPU. Thông thƣờng do có ít truy cập nên chỉ cần 5 CPU là đủ, khi đó hệ thống quản lý của nhà cung cấp dịch vụ sẽ tự ngắt bớt 5 CPU dƣ thừa, khách hàng không phải trả phí cho những CPU dƣ thừa này (những CPU này sẽ đƣợc cấp phát cho các khách hàng khác có nhu cầu). Khi lƣợng truy cập tăng cao, nhu cầu tăng lên thì hệ thống quản lý của nhà cung cấp dịch vụ sẽ tự “gắn” thêm CPU vào, nếu nhu cầu tăng vƣợt quá 10 CPU thì khách hàng phải trả phí cho phần vƣợt mức theo thỏa thuận với nhà cung cấp.

3.2.5. Điều tiết dịch vụ (Measured service)

Hệ thống Điện toán đám mây tự động kiểm soát và tối ƣu hóa việc sử dụng tài nguyên (dung lƣợng lƣu trữ, đơn vị xử lý, băng thông…). Lƣợng tài nguyên sử dụng có thể đƣợc theo dõi, kiểm soát và báo cáo một cách minh bạch cho cả hai phía nhà cung cấp dịch vụ và ngƣời sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ứng dụng LBS với công nghệ thực tại tăng cường trên nền tảng điện toán đám mây (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)