Hiện trạng nguồn nhân lực CNTT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin thành phố hải phòng đến năm 2025 (Trang 27)

TT Chỉ tiêu

Giá trị

2012 2011 2010

1 Tỷ lệ các trƣờng tiểu học có giảng dạy tin học 43.60% 34.40% 26.30% 2 Tỷ lệ các trƣờng THCS có giảng dạy tin học 71.90% 64.40% 59.90% 3 Tỷ lệ các trƣờng THPT có giảng dạy tin học 97.60% 100.00% 98.70% 4 Tỷ lệ trƣờng cao đẳng, đại học có chuyên

TT Chỉ tiêu

Giá trị

2012 2011 2010

5 Tỷ lệ CBCC biết sử dụng máy tính trong công việc 81.10% 74.30% 76.40% 6 Tỷ lệ cán bộ chuyên trách CNTT 0.80% 0.80% 0.60% 7 Tỷ lệ cán bộ chuyên trách ATTT 0.40% 8 Tỷ lệ CBCC các sở TTTT đƣợc tập huần về PMNM 94.40% 89.10% 9 Tỷ lệ CBCC các CQNN của tỉnh đƣợc tập

huấn về PMNM 28.00% 14.70%

1.5.1. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước

Trung bình mỗi đơn vị có khoảng 62 cán bộ, tỷ lệ cán bộ đƣợc biên chế là 83,8%. Tỷ lệ cán bộ đƣợc phổ cập tin học là 95%.Tổng số đơn vị có toàn bộ cán bộ ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chiếm 17,1%. 71,4% số đơn vị có cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin, trung bình trong mỗi đơn vị này có 1,6 cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin, nhiệm vụ của các cán bộ là quản lý và vận hành các ứng dụng công nghệ thông tin tại đơn vị, tƣ vấn cho lãnh đạo triển khai các dự án, kế hoạch công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan, đơn vị mình. Về trình độ công nghệ thông tin của các cán bộ: tỷ lệ cán bộ có trình độ Thạc sỹ công nghệ thông tin rất nhỏ, khoảng 0,2%, chƣa có Tiến sỹ công nghệ thông tin; 2,4% số cán bộ có trình độ Đại học công nghệ thông tin, 0,4% số cán bộ có trình độ Cao đẳng công nghệ thông tin. Một số ít đơn vị có cán bộ có chứng chỉ của Cisco và Microsoft.

- Các cán bộ lãnh đạo công nghệ thông tin (CIO) trong các cơ quan, đơn vị thành phố Hải Phòng còn ít, bởi vừa phải có năng lực lãnh đạo, quản lý vừa phải có khả năng định ra chiến lƣợc ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với điều kiện thực tế đơn vị; có quyền quyết định về công nghệ sử dụng, cách thức, quy trình vận hành của hệ thống công nghệ thông tin.

- CIO thƣờng lấy nguồn từ ban giám đốc hoặc trƣởng bộ phận công nghệ thông tin, học bổ sung các kỹ năng kiến thức cần thiết. Nhƣng do chƣa có dự án, kế hoạch đào tạo cán bộ lãnh đạo công nghệ thông tin nên số lƣợng cán bộ còn hạn chế do đó việc điều phối về công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố chƣa cao. Chƣa có định hƣớng tốt trong việc gắn tác nghiệp với công nghệ thông tin.

1.5.2. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp

Nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong Ngân hàng

Trong lĩnh vực ngân hàng theo mẫu khảo sát thu đƣợc: 100% các ngân hàng đều có bộ phận phụ trách và cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin phụ trách điều hành hệ thống và xử lý các sự cố về mạng và phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp. Các cán bộ chuyên trách đều có trình độ cao đẳng, đại học công nghệ thông tin trở lên và có kiến thức chuyên sâu về quản trị mạng. Trung bình mỗi đơn vị có khoảng 150 nhân viên, số nhân viên có trình độ Đại học về công nghệ thông tin chiếm 1,5% trong tổng số nhân viên, số nhân viên có trình độ cao đẳng về công

nghệ thông tin chiếm 0,7%. Chƣa có nhân viên nào có trình độ tiến sỹ và thạc sỹ công nghệ thông tin. Tất cả các nhân viên khác đều đƣợc đào tạo cơ bản về tin học và sử dụng phần mềm tác nghiệp.

Nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại các Cảng

Trung bình mỗi đơn vị có khoảng 2.089 lao động, do đặc thù của hoạt động kinh doanh là dịch vụ vận tải, trung chuyển hàng hóa, đóng gói, vận tải hàng hải nên nguồn nhân lực chuyên về công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp cảng thành phố Hải Phòng chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng 0,65%. Về trình độ công nghệ thông tin: số lao động có trình độ đại học về công nghệ thông tin chiếm 0,36%, số lao động có trình độ cao đẳng về công nghệ thông tin chiếm 0,28%.

Nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp này còn yếu, tuy nhiên cũng đáp ứng đƣợc cơ bản cho nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ các đơn vị.

Nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp khác

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực khác: nguồn nhân lực công nghệ thông tin chiếm tỷ lệ khá nhỏ khoảng 0,22%, trong đó số lao động có trình độ tiến sỹ và thạc sỹ về công nghệ thông tin chiếm 0,03%, số lao động có trình độ đại học về công nghệ thông tin chiếm 0,66%, số lao động có trình độ cao đẳng công nghệ thông tin chiếm 0,08% và 0,09% lao động có trình độ trung cấp công nghệ thông tin.

Nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp có cả trình độ tiến sỹ và thạc sỹ về công nghệ thông tin, cho thấy nhiều doanh nghiệp lớn cũng đã quan tâm đến trình độ nguồn nhân lực công nghệ thông tin phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong họat động kinh doanh.

1.5.3. Nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp công nghệ thông tin

Theo thống kê của Sở Thông tin Truyền thông TP Hải Phòng năm 2011, nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong doanh nghiệp phần mềm: Số lao động chuyên về công nghệ thông tin chiếm 61,1%. Trong số này, cán bộ về thiết kế chiếm tỷ lệ nhỏ, số lao động về kỹ thuật viên chiếm tỷ lệ 37% và số lập trình viên chiếm 26%. Điều này cho thấy lao động cho phát triển phần mềm còn hạn chế. Về trình độ: không có tiến sỹ công nghệ thông tin, 2% lao động có trình độ thạc sỹ, 52% lao động có trình độ đại học, 22% lao động có trình độ cao đẳng, 24% lao động có trình độ trung cấp hoặc tƣơng đƣơng.

Do nhiều doanh nghiệp phần cứng có quy mô chƣa lớn chủ yếu là cung cấp thiết bị và bảo trì nên số lƣợng kỹ thuật viên chiếm tỷ lệ cao 56%. Số nhân viên quản trị mạng chỉ chiếm 8% và thiết kế hệ thống chiếm 7%. Số lƣợng các lập trình viên phần cứng, vi điều khiển, linh kiện tự động, bán tự động, thiết bị ngoại vi chiếm 14%. Cần tăng cƣờng thêm số lƣợng lao động về quản trị mạng và thiết kế hệ thống nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Về trình độ công nghệ thông tin của lao động trong các doanh nghiệp này: không có tiến sỹ về công nghệ thông tin, thạc sỹ chiếm 1%, đại học chiếm 35%, cao đẳng chiếm 26%, trung cấp chiếm 19%.

Hình 2.3: Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp phần cứng

Tỷ lệ nhân lực chuyên CNTT 6% 14% 56% 7% 8% 9% Quản lý dự án Lập trình viên Kỹ thuật viên Thiết kế Quản trị mạng Khác

1.5.4. Nguồn nhân lực trong giáo dục, y tế

Nguồn nhân lực trong giáo dục:

Theo số liệu tự khảo sát năm 2011 và dùng phƣơng pháp nội suy, đến năm 2012, Hải Phòng đã bồi dƣỡng kiến thức cơ bản về tin học cho 3.098 giáo viên, 820 giáo viên đƣợc bồi dƣỡng kiến thức tin học nâng cao trong khuôn khổ chƣơng trình Partners in Learning của Microsoft Việt Nam; 40 giáo viên cốt cán đƣợc bồi dƣỡng ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phƣơng pháp giảng dạy trong chƣơng trình “Dạy học cho tƣơng lai” (Teach to the Future) của Intel.

Đã cấp và tập huấn sử dụng thƣ điện tử (email) với tên miền riêng của Sở Giáo dục và Đào tạo cho 100% các đơn vị trực thuộc và cán bộ quản lý giáo dục các đơn vị trực thuộc Sở. Phối hợp với Dự án Phát triển giáo viên tiểu học, WUSC bồi dƣỡng về

công nghệ thông tin cho 63 giáo viên và 200 cán bộ quản lý các trƣờng tiểu học.

Hầu hết các trƣờng đều chƣa có cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin. Phụ trách về công nghệ thông tin ở nhà trƣờng chủ yếu do các thầy/cô giáo dạy tin học đảm nhiệm.

Trong các trƣờng đại học, cao đẳng của thành phố, số giáo viên dạy công nghệ thông tin chiếm tỷ lệ 7,1%, trung bình mỗi trƣờng có khoảng 20 giáo viên dạy công nghệ thông tin. 100% các giáo viên dạy công nghệ thông tin đều có trình độ đại học trở lên.

Nguồn nhân lực trong Y tế:

Theo số liệu tự khảo sát năm 2011 và dùng phƣơng pháp nội suy, Sở Y tế: có trên 40 cán bộ trong đó chỉ có 2,3% tổng số cán bộ có trình độ đại học về công nghệ thông tin và làm nhiệm vụ chuyên trách về công nghệ thông tin cho Sở. Ngoài ra các cán bộ thuộc Sở đều chƣa có trình độ chuyên môn về công nghệ thông tin.

Khối các đơn vị Bệnh viện: Trung bình mỗi đơn vị có khoảng 193 cán bộ trong đó chỉ có 0,3% số cán bộ có trình độ đại học về công nghệ thông tin, 1,6% số cán bộ có trình độ cao đẳng về công nghệ thông tin, 3,7% cán bộ có trình độ trung cấp hoặc tƣơng đƣơng về công nghệ thông tin. Chỉ có 28,6% số đơn vị có bộ phận chuyên trách về công nghệ thông tin.

Nguồn nhân lực về công nghệ thông tin trong ngành Y tế chủ yếu chỉ đáp ứng sử dụng các ứng dụng cơ bản. Do đặc thù của ngành hầu hết cán bộ, nhân viên đều phải có trình độ về y học nên nguồn nhân lực có trình độ cao về công nghệ thông tin rất ít, hiện tại không có cán bộ có trình độ thạc sỹ hoặc trên thạc sỹ về công nghệ thông tin.

Đánh giá hiện trạng nguồn nhân lực công nghệ thông tin

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của lãnh đạo còn hạn chế. Bình quân mỗi đơn vị có 2 cán bộ có chuyên môn về công nghệ thông tin từ cao đẳng, đại học trở lên, tuy nhiên tập trung chủ yếu ở một số sở ngành; số cán bộ có chứng chỉ quốc tế không nhiều. Số cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin ở các huyện ít.

Các cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin chủ yếu làm kỹ thuật sửa chữa mạng, máy tính.

Năng lực của cán bộ quản lý công nghệ thông tin còn hạn chế.

Giáo viên dạy tin học có trình độ về công nghệ thông tin chủ yếu tập trung ở các trƣờng trung học phổ thông.

Nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở doanh nghiệp công nghệ thông tin và các doanh nghiệp trong lĩnh vực nhƣ: điện, nƣớc, ngân hàng, hàng không, bƣu điện…Các doanh nghiệp chuyên về kinh doanh, sản xuất đa phần không có bộ phận chuyên trách về công nghệ thông tin, chủ yếu nhân viên biết sử dụng máy tính và các ứng dụng cơ bản của tin học.

1.6. Kinh phí đầu tƣ phát triển công nghệ thông tin

Trong những năm gần đây nguồn đầu tƣ cho công nghệ thông tin đã đƣợc sự quan tâm hơn của lãnh đơn vị và thành phố.

Theo số liệu Sở Thông tin và Truyền Thông Hải Phòng cung cấp năm 2011, Đầu tƣ cho ứng dụng công nghệ thông tin: Bình quân mỗi đơn vị đầu tƣ 100 triệu

đồng/năm, mặc dù không cao nhƣng nếu đƣợc định hƣớng theo mục tiêu chung và phù hợp với trình độ, nhu cầu ứng dụng của mỗi đơn vị thì mang lại hiệu quả cao hơn; cơ cấu đầu tƣ tập trung nhiều hơn cho phần cứng (67%), đầu tƣ cho đào tạo, kết nối, duy trì hoạt động ở mức rất thấp (4-8%), điều này dẫn đến hiệu quả ứng dụng nhìn chung chƣa cao, gây lãng phí.

Đầu tƣ cho công nghệ thông tin còn dàn trải chƣa có sự tập trung.

Nguồn kinh phí đầu tƣ cho công nghệ thông tin còn hạn chế chƣa đủ đáp ứng yêu cầu trong mỗi đơn vị cũng nhƣ của thành phố.

Việc đầu tƣ dàn trải và thiếu kinh phí, đầu tƣ từng phần nhỏ một không mang lại những kết quả cao.

Đầu tƣ của thành phố chƣa đƣợc thực hiện đồng bộ theo các định hƣớng chung, các đơn vị đầu tƣ theo nhu cầu phát sinh dẫn đến khi triển khai ứng dụng chung của thành phố gặp khó về sự đồng bộ và kết nối.

2. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP VỀ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 2.1. Điểm mạnh: 2.1. Điểm mạnh:

- Trên cơ sở định hƣớng của Trung ƣơng, thành phố đã quan tâm xây dựng các chủ trƣơng, định hƣớng, kế hoạch liên quan đến phát triển công nghệ Thông tin và Truyền thông, nhiều chỉ tiêu đã bám sát yêu cầu phát triển.

- Hầu hết các cơ quan đều đƣợc trang bị máy tính để phục vụ các tác nghiệp hàng ngày; nhiều cơ quan đã có mạng cục bộ (LAN); một số ngành đã kết nối mạng với các đơn vị cấp dƣới; kết nối Internet và sử dụng dịch vụ thƣ điện tử để giao dịch và khai thác thông tin qua mạng. Hạ tầng viễn thông và Internet đã có những bƣớc phát triển đột phá, đƣợc mở rộng về quy mô, dung lƣợng, chất lƣợng và vùng phục vụ, đáp ứng cơ bản yêu cầu của các cơ quan, đơn vị, cá nhân trên địa bàn; Internet băng thông rộng phát triển nhanh về số lƣợng và chất lƣợng.

- Thông qua việc triển khai Đề án tin học hoá quản lý hành chính Nhà nƣớc thành phố Hải Phòng (Đề án 06) và các kế hoạch hàng năm, công tác tin học hoá đã thu đƣợc một số kết quả, tạo tiền đề cho việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng, Nhà nƣớc; xuất hiện một số mô hình, cách làm mới hiệu quả trong ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cải cách hành chính nhƣ xây dựng hệ thống “Một cửa” tại quận Ngô Quyền, Quận Hồng Bàng; đƣa vào vận hành hệ thống dịch vụ thƣ điện tử với gần 3.000 hộp thƣ cho các cơ quan quản lý Nhà nƣớc và công chức thành phố; hệ thống trang thông tin điện tử thành phố, gồm trang chủ do Uỷ ban nhân dân thành phố quản lý, thực hiện quản trị, biên tập thông tin và 64 Website thành phần của các Sở, ban, ngành, quận huyện đƣợc xây dựng.

2.2. Điểm yếu:

- Chiến lƣợc, quy hoạch dài hạn và các kế hoạch trung, ngắn hạn về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của thành phố chƣa đƣợc xây dựng. Do đó mặc dù có nhiều chủ trƣơng, chỉ tiêu, mục tiêu đã đƣợc đề cập nhƣng thiếu tính hệ thống, không đồng bộ, nhiều chỉ tiêu lạc hậu so với chung cả nƣớc và một số thành phố lớn.

- Mặc dù đã có bƣớc phát triển mạnh, hạ tầng công nghệ thông tin vẫn chƣa đáp ứng đƣợc các nhu cầu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của thành phố. Hệ thống mạng nội bộ còn thiếu nhiều. Hệ thống cơ sở dữ liệu của thành phố còn sơ sài, manh mún, dàn trải; đặc biệt trong lĩnh vực quản lý đất đai, quy hoạch, quản lý hạ tầng kỹ thuật và phát triển đô thị.

bƣớc khởi đầu, hiệu quả chƣa cao; ứng dụng công nghệ thông tin trong dịch vụ hành chính công và phục vụ cải cách hành chính còn rất hạn chế; hiệu quả sử dụng của các hệ thống công nghệ thông tin còn khiêm tốn. Việc triển khai các phần mềm dùng chung trên mạng còn gặp nhiều khó khăn. Các phần mềm tác nghiệp khác một mặt chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ một cách bài bản, mặt khác nếu có thì cũng chƣa phát huy đƣợc tác dụng do thiếu các cơ sở dữ liệu thông tin chuyên ngành theo từng lĩnh vực. Các chế độ chính sách và nguồn vốn cho việc duy trì, cập nhật, nâng cấp và phát triển các cơ sở dữ liệu sau khi xây dựng còn chƣa đƣợc xác định một cách đồng bộ.

- Nguồn nhân lực phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin thành phố hải phòng đến năm 2025 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)