Viện 69 - Bộ Tư Lệnh Lăng.
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu
Là nghiên cứu invitro – nghiên cứu thực nghiệm trong phòng thí nghiệm, can thiệp, có đối chứng. Nhằm xác định những bằng chứng ngấm fluor vào men và ngà răng về mặt mô học. Mô tả hình thái dưới kính hiển vi điện tử quét.
2.4.4. Quy trình tiến hành nghiên cứu
2.4.4.1. Vật liệu và công cụ thu thập thông tin: - Dụng cụ và vật liệu chuẩn bị mẫu răng
+ Máy lấy cao răng siêu âm + Khay quả đậu, gắp
+ Tay khoan chậm đầu thẳng
+ Đĩa cắt kim cương kích thước 15x0.1mm, 20x0.1mm + Bàn chải lông mềm
+ Lọ thủy tinh nút mài
+ Sơn chống axit (nail polish, Revlon – USA): màu xanh và màu nâu + Thiết bị Diagnodent 2190-KaVo (Đức).
- Dụng cụ và vật liệu phòng thí nghiệm + Kính hiển vi điện tử quét + Khay thủy tinh có chia ô + Cốc Thủy tinh các loại. - Hóa chất
+ Nước bọt nhân tạo Biotene + Axit Phosphoric 37%
+ Kem đánh răng Colgate trẻ em + Véc-ni fluor Enamelast
+ Cồn 50°, 70°, 85°, 96°, 100°. + Ether nguyên chất.
+ Vàng (DeskII, Dentor Moorestown, NJ, United States). 2.4.4.2. Các bước tiến hành nghiên cứu
* Bƣớc 1: Chuẩn bị mẫu răng nghiên cứu
- Mẫu nghiên cứu gồm 60 răng các loại đã nhổ, được bảo quản trong lọ đựng nước bọt nhân tạo.
- Răng được vệ sinh sạch, lấy bỏ hết những tổ chức phần mềm còn dính trên thân răng chân răng, và đánh bóng bằng chổi cước.
mỗi nhóm 30 răng.
- Đo chỉ số Diagnodent trước lúc khử khoáng.
- Đánh dấu thống nhất vị trí đo và can thiệp trên các răng bằng tay khoan chậm và đĩa cắt kim cương kích thước 15 x 0,1 mm.
- Khử khoáng vùng can thiệp bằng axid Phosphoric 37% trong 15 giây. Rửa sạch bằng tay xịt hơi nước của ghế nha khoa.
- Thổi khô. Đo chỉ số Diagnodent sau lúc khử khoáng tại cửa sổ men.
- Ngâm răng trong nước bọt nhân tạo, ở nhiệt độ phòng cho đến khi được sử dụng.
* Bƣớc 2: Can thiệp trên mẫu răng
- Các răng sau khi khử khoáng được thực hiện xử lý bề mặt bằng các sản phẩm khác nhau :
Nhóm A: gồm các cửa sổ men được bôi véc-ni fluor để trong 4 phút. Rửa sạch răng dưới vòi nước chảy trong 1 phút.
Nhóm B: gồm các cửa sổ men được chải bằng kem đánh răng Colgate trẻ em trong 4 phút tại vùng khử khoáng. Rửa sạch răng dưới vòi nước chảy trong 1 phút.
- Đo chỉ số Diagodent ở cửa sổ sau xử lý bề mặt.
- Chuyển cắt răng: Sử dụng tay khoan chậm và đĩa cắt kim cương kích thước 20 x 0.1mm. Cắt vuông góc với mặt phẳng tiếp tuyến của mặt ngoài mỗi răng. Đường cắt đi qua tổn thương nhân tạo đã được tạo thành trước đó. Lưu ý sử dụng tốc độ chậm và tưới nước muối sinh lý trong khi cắt.
- Dùng bàn chải lông mền chải nhẹ bề mặt mẫu răng dưới vòi nước chảy. Ngâm mẫu trong nước bọt nhân tạo và chuyển phòng thí nghiệm.
*Bước 3: Xử lý mẫu:
- Cố định mẫu bằng Glutaraldehyde 2% - Rửa mẫu
- Cố định mẫu bằng hơi axit osmic 1%
- Khử nước trong các mẫu bằng nồng độ cồn tăng dần theo quy trình: + Cồn 50° x 15 phút/lần x 1 lần + Cồn 70° x 15 phút/lần x 1 lần + Cồn 80° x 15 phút/lần x 1 lần + Cồn 90° x 15 phút/lần x 1 lần + Cồn 95° x 15 phút/lần x 1 lần + Cồn 100° x 30 phút/lần x 2 lần. - Khử cồn trong các mẫu bằng ether
+ Cồn 100° + ether nguyên chất (tỉ lệ 1/1) x 20 phút/lần x 1 lần. + Ether nguyên chất x 20 phút/lần x 1 lần.
- Mạ phủ mẫu
+ Gắn mẫu trên để mang mẫu của kính hiển vi điện tử bằng băng dính cacbon chuyên dụng.
+ Mạ phủ mẫu vàng trên máy mạ phủ JFC-1200 (Nhật Bản) với thời gian 55 giây.
2.4.4.3. Đánh giá kết quả:
- Soi mẫu dưới kính hiển vi điện tử quét JSM – 5410LV của Nhật Bản ở độ phóng đại khác nhau.
- Quan sát tìm vi trường và chụp ảnh từng tiêu bản ở các vi trường khác nhau sao cho lấy hết được toàn bộ tổn thương mất khoáng ở lớp men và rìa nguyên vẹn ở hai bên, trước khử khoáng, sau khử khoáng, sau chải kem đánh răng và véc-ni fluor.
- Hình ảnh sau đó được phân tích và xử lý bằng phần mềm xử lý hình ảnh Image – Pro Plus để xác định độ sâu, và hình ảnh vi cấu trúc men khi bị mất khoáng.
2.5. Xử lý số liệu
Số liệu thu được qua các lần khám được mã hóa và nhập liệu vào máy tính làm hai lần, một lần bởi chính nghiên cứu sinh và một lần bởi cả nhóm nghiên cứu, số liệu sau khi nhập xong được kiểm tra và so sánh nhằm loại bỏ và hạn chế tối đa sai số hệ thống.
Nghiên cứu của chúng tôi đã sử dụng kỹ thuật và phần mềm SPSS 20.0, phần mềm R và một số thuật toán thống kê để phân tích số liệu phù hợp cho nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, các phân tích đa biến được sử dụng để xác định hiệu quả phòng và điều trị sâu răng, đồng thời loại bỏ yếu tố nhiễu ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Ngoài ra để hạn chế yếu tố nhiễu chúng tôi đã hạn chế tiêu chuẩn của đối tượng nghiên cứu như tuổi của học sinh, học cùng một trường và sống cùng ở khu vực ngoại thành Hà Nội.
Thống kê mô tả bao gồm tỷ lệ phần trăm được dùng để tính các đặc tính bệnh nhân trong mẫu là biến danh định (phân loại) và trung bình, độ lệch chuẩn dùng để tóm tắt các biến số liên tục.
Mối quan hệ tỷ lệ giữa trước và sau can thiệp dùng kiểm định 2 hoặc kiểm định Exact Fisher khi thích hợp.
Phân tích trung bình giữa trước và sau can thiệp véc-ni fluor trên học sinh dùng kiểm định t bắt cặp và ANOVA với mức ý nghĩa P < 0,05.
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành đúng theo đề cương nghiên cứu đã được hội đồng đề cương của Viện Nghiên cứu Y Dược học lâm sàng 108 thông qua.
* Nghiên cứu mang lại lợi ích cho bệnh nhân:
- Được thông tin về tình trạng sức khỏe răng miệng.
- Toàn bộ học sinh tham gia vào nghiên cứu sẽ được khám răng miệng vào thời điểm ban đầu, sau 6 tháng, sau 12 tháng, sau 24 tháng, nếu có sâu răng thành lỗ đều được hàn răng sâu mức độ D3 miễn phí cho nhóm can thiệp và nhóm chứng.
- Được cung cấp sản phẩm chăm sóc răng miệng (kem đánh răng và bàn chải). - Được hướng dẫn phương pháp vệ sinh răng miệng đúng.
* Nghiên cứu không gây hại cho bệnh nhân:
- Hiện nay việc sử dụng véc-ni fluor không gây hại cho học sinh.
* Quyền của ngƣời tham gia nghiên cứu:
- Được thông tin bằng văn bản và giấy đồng ý tham gia nghiên cứu - Được quyền rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào và không cần lý do.
- Được thông báo trình trạng kết quả khám răng miệng của các học sinh cho phụ huynh và tư vấn các phương pháp chăm sóc răng miệng.
Tất cả học sinh tham gia nghiên cứu đều được giải thích và có sự đồng ý của bố, mẹ và nhà trường. Quy trình khám, vấn đề vô khuẩn được đảm bảo không gây ra bất kỳ một ảnh hưởng xấu nào cho trẻ. Trong quá trình nghiên cứu không tiến hành bất kỳ một thử nghiệm nào khác.