Nhà máy bán hàng chủ yếu cho đối tác nước ngoài là xuất khẩu qua nước Campuchia. Nhưng để tìm được khách hàng này nhà máy phải nhờ đến những nhà trung gian ở tại Tp. Hồ Chí Minh tìm kiếm. Sau những giao dịch thành công với đối tác này nhà máy sẽ trả cho nhà trung gian số tiền hoa hồng là 5% trên toàn bộ giá trị của hợp đồng bán hàng xuất khẩu. Việc thanh toán này chủ yếu qua phương thức chuyển tiền thông qua Ngân hàng làm trung gian ở tại Việt Nam là Vietcombank. Tất nhiên nhà máy cũng phải tốn một khoản phí cho việc thanh toán trung gian này. Như vậy nhà máy muốn bán hàng ra nước ngoài thì phải lệ thuộc vào nhà trung gian tìm kiếm đối tác, chưa chủ động trong việc này và thanh toán chỉ có cách thức chuyển tiền qua ngân hàng, chưa có nhiều cách thanh toán linh hoạt và chi phí cho việc bán được sản phẩm là tương đối cao: vừa nhà trung gian vừa phía ngân hàng.
Chúng ta có thể thấy tình hình này qua bảng phân tích tài chính sau đây:
Bảng 08: Các tỷ số tài chính của nhà máy:
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
1 Khả năng thanh toán nhanh lần 1.12 1.13 1.08 2 Khả năng thanh toán hiện thời lần 1.64 1.75 1.63
3 Tỷ số nợ % 44 45 49
5 Doanh lợi tiêu thụ % 7 4 2 (Nguồn: Phòng kinh doanh nhà máy)
Khả năng thanh toán nhanh: tỷ số khả năng thanh toán nhanh của nhà máy nhìn chung có xu hướng giảm qua từng năm (2003 đến năm 2005). Tỷ số thanh toán nhanh của năm 2004 so với năm 2005 giảm, chứng tỏ mức tồn kho sản phẩm tăng, điều này có nghĩa là nhà máy cũng có lượng tiền mặt dự trữ tăng. Đến năm 2005 tỷ số này tiếp tục giảm so với năm 2004, chứng tỏ tồn kho giảm và dự trữ tiền mặt giảm. Khả năng thanh toán chưa tốt.
Khả năng thanh toán hiện thời: tỷ số khả năng thanh toán hiện thời của nhà máy nhìn chung có xu hướng giảm, tuy năm 2004 tăng so với năm 2003. Như vậy nó đưa đến mức nợ lưu động cao hơn, dự trữ tài sản cũng cao hơn năm 2003. Đây có thể coi như là hiện tượng tốt. Nhưng đến năm 2005 thì tình hình có xu hướng đảo ngược lại: mức dự trữ tài sản và mức nợ lưu động của nhà máy cao nhưng tỉ số thanh toán hiện thời của nhà máy thấp hơn năm 2004. Đây là hiện tượng không tốt.
Tỷ số nợ: nhìn chung tỉ số nợ tăng dần theo các năm. Năm 2004 tỷ số nợ cao hơn năm 2003 và năm 2005 tỷ số này lại cao hơn năm 2004. Nguyên nhân do nhà máy đã giảm bớt nguồn vốn chủ sở hữu. Như vậy với tỉ số nợ theo xu hướng này khi cần huy động thêm vốn chỉ còn cách đi vay.
Kỳ thu tiền bình quân: nhìn chung chúng ta thấy số ngày cho kỳ thu tiền bình quân ngày càng tăng. Nó cũng phần nào thể hiện tình trạng khách hàng còn nợ lại nhà máy rất nhiều và nhà máy có thể chưa có biện pháp nào đòi tiền từ khách hàng hiệu quả. Như đã nói ở những phần trên, do thị trường phân phối của nhà máy hoạt động rộng lớn nên phần nào cũng gặp khó khăn trong việc thu nợ là điều tất nhiên. Đây là một hiện tượng không tốt.
Doanh lợi tiêu thụ: nhìn chung tỉ lệ này giảm đều qua các năm. Như vậy với cùng một số tiền đầu tư ban đầu qua các năm doanh thu sẽ ngày càng giảm dần (từ năm 2003 đến 2005). Nhìn chung doanh thu của nhà máy giảm cũng tập trung chủ yếu vào chi phí tăng cao: chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất,…nó phản ánh sự quản lý của nhà máy chưa tốt. Đây cũng là hiện tượng không tốt.
Chúng ta vừa điểm qua một vài tỷ số tài chính phản ánh về khả năng thanh toán và tình hình hoạt động kinh doanh của nhà máy xi măng An Giang trong 3 năm từ 2003 đến 2005. Nhìn chung những số liệu này đều nói lên những khó khăn mà nhà máy đang đối mặt, tuy cũng có vài yếu tố tích cực nhưng mức tác động của nó không đáng kể.