Chương 1 .TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.4. Thực trạng hoạt động của VPĐKĐĐ tỉnh Vĩnh Phúc
1.4.1. Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Vĩnh Phúc
1.4.1.1. Căn cứ pháp lý
+ Được thành lập theo Quyết định số 606/2005/QĐ-UBND ngày 04/3/2005 và được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 26/2010/QĐ-UBND ngày 16/9/2010 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Được thành lập theo Quyết định số 46/QĐ-UBND ngày 20/10/2014 và được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 09/2018/QĐ-UBND ngày 27/4/2018 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Là đơn vị có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng để hoạt động theo quy định của pháp luật.
+ Là đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường hoạt động theo loại hình sự nghiệp có thu, có con dấu riêng, được mở tài khoản theo quy định hiện hành.
1.4.1.2. Mô hình tổ chức của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014.
Tổ chức bộ máy có: 01 Giám đốc, 02 phó Giám đốc và 04 phòng bao gồm: Phòng Nghiệp vụ cấp GCN; Phòng Hành chính - Tổng hợp; Phòng Kỹ thuật địa chính; Phòng Lưu trữ thông tin đất đai, dưới là 3 tổ nghiệp vụ bao gồm: Tổ đo đạc, tổ đăng ký cấp GCN, tổ lưu trữ cơ sở dữ liệu.
Giám đốc Văn phòng đăng ký quyền SDĐ Các Phó Giám đốc Phòng Nghiệp vụ cấp Phòng Hành chính tổng Phòng Kỹ thuật địa chính Phòng Lưu trữ thông
Sơ đồ 1.2. Mô hình tổ chức VPĐKQSDĐ tỉnh Vĩnh Phúc
(Nguồn: VPĐKQSDĐ tỉnh Vĩnh Phúc 2014)
1.4.1.3. Mô hình tổ chức của Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Vĩnh Phúc từ tháng 11/2014 đến nay.
Tổ chức bộ máy có: 01 Giám đốc, 03 phó Giám đốc và 04 phòng nghiệp vụ, bao gồm: Phòng Hành chính - Tổng hợp; Phòng Đăng ký và cấp Giấy chứng nhận (Phòng Thẩm định hồ sơ cấp GCN); Phòng Kỹ thuật địa chính Phòng Thông tin lưu trữ, dưới là 9 Chi nhánh VPĐKĐĐ. Tổ đăng ký cấp GCN Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Các Phó Giám đốc Phòng Hành chính - Tổng hợp Phòng Đăng ký và cấp GCN Phòng Kỹ thuật địa chính Phòng Thông tin lưu trữ Tổ lưu trữ CSDL Tổ đo đạc
Sơ đồ 1.3. Mô hình tổ chức VPĐKĐĐ tỉnh Vĩnh Phúc
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc 2019) 1.4.1.4. Về cơ chế tài chính, kinh phí hoạt động
Thực hiện theo cơ chế tự chủ một phần, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ và theo chủ trương, đề xuất tại Báo cáo số 55/BC-BTNMT ngày 31/7/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường như sau:
a) Nguồn ngân sách Nhà nước cấp đảm bảo gồm:
* Từ tháng 11/2014 đến tháng 6/2018. VPĐKĐĐ là đơn vị sự nghiệp tự chủ một phần:
- Chi thường xuyên theo biên chế sự nghiệp hàng năm.
- Chi theo đặt hàng, giao kế hoạch cho các việc đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, trích đo địa chính, đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận, cập nhật, chỉnh lý HSĐC, cơ sở dữ liệu đất đai, sắp xếp, lưu trữ HSĐC, lập HSĐC, lập cơ sở dữ liệu địa chính ... theo kế hoạch, định mức đơn giá sản phẩm.
- Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản gồm: Xây dựng trụ sở, nhà làm việc; mua sắm trang thiết bị như máy đo đạc, máy in, phô tô, máy tính, máy quét, máy chủ Server, hệ thống phần mềm, mạng nội bộ...; sửa chữa tài sản cố định, có giá trị lớn và kinh phí khác do UBND tỉnh quyết định.
* Từ tháng 6/2018 đến nay. VPĐKĐĐ là đơn vị sự nghiệp tự toàn phần: - VĐKĐĐ tỉnh thực hiện theo cơ chế tự chủ tự đảm bảo chi phí thường xuyên theo Nghị định 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính Phủ về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực kinh tế và sự nghiệp khác; Thông tư số 145/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính Phủ; Quyết định số 1313/QĐ-UBND
ngày 08/6/2018 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc giao quyền tự chủ tài chính cho Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2018 - 2020. Nguồn tài chính được giao tự chủ gồm: Nguồn thu sự nghiệp từ việc cung cấp các dịch vụ; Nguồn ngân sách nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung ứng dịch vụ công theo giá tính đủ chi phí; Nguồn thu phí theo pháp luật quy định về phí, lệ phí, được để lại chi theo quy định; Tiền lãi được chia từ các hoạt động liên danh, liên kết; Lãi gửi ngân hàng; Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có) và Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản.
b) Nguồn thu sự nghiệp và hoạt động dịch vụ gồm: thu phí, lệ phí theo quy định và Nghị quyết của HĐND tỉnh.
- Theo Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác trình cấp thẩm quyền phê duyệt, thì VPĐKĐĐ thuộc trường hợp quy định tại Điều 14: Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (do giá, phí dịch vụ sự nghiệp công chưa kết cấu đủ chi phí, được Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá, phí chưa tính đủ chi phí); ngân sách hỗ trợ phần chi phí chưa kết cấu trong giá dịch vụ sự nghiệp công;
- Nguồn thu sự nghiệp và hoạt động dịch vụ gồm: Nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho các nhiệm vụ không thường xuyên theo Điểm đ, Khoản 1, Điều 12 Nghị định 141/2016/NĐ-CP (nếu có); Nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ, nguồn khác theo quy định của pháp luật và Nguồn khác (nếu có).
- Nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại chi theo quy định của pháp luật phí và lệ phí;
- Nguồn thu từ hoạt động khác (nếu có), gồm: Tiền lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết; Lãi tiền gửi ngân hàng; và Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật;
- Nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các nhiệm vụ không thường xuyên quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016
và kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết bị, tài sản cho đơn vị theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có);
- Nguồn viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật;
- Nguồn khác, gồm: Vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị; Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; và Nguồn khác (nếu có).
1.4.1.5. Nguồn nhân lực
Về nhân lực hiện nay các Chi nhánh tương đối đồng đều về số lượng nhưng qua gần 5 năm hoạt động nhân lực có sự biến động lớn do sự sắp xếp, cơ cấu lại cho phù hợp tại các Chi nhánh. Theo quy định số nhận lực khi thành lập VPĐKĐĐ “một cấp” sẽ giữ nguyên số nhân sự đang làm việc tại VPĐKQDĐ cấp huyện, tuy nhiên một số cán bộ gắn bó với UBND huyện, thị, thành phố chuyển sang Phòng Tài nguyên và Môi trường, các phòng ban của UBND cấp huyện, khi tiếp nhận số nhân lực giảm 48 người. Thời gian mới thành lập tháng 10 năm 2014 số lượng nhân sự tại các Chi nhánh rất thiếu do đó đòi hỏi phải có sự điều động, luân chuyển từ các đơn vị thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và tuyển dụng thêm lao động hợp đồng nhằm đáp ứng yêu cầu công việc. Tính đến nay về nhân sự làm việc tại VPĐKĐĐ các Chi nhánh vẫn còn hạn chế nên gặp nhiều khó khăn trong giải quyết thủ tục hành chính về đất đai tại địa phương.
Tổng số cán bộ, nhân viên trực thuộc các VPĐKĐĐ của huyện, thị, thành phố qua 2 giai đoạn thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.1. Nguồn nhân lực của VPĐKĐĐ các chi nhánh (huyện, thị, thành phố) trong tỉnh Vĩnh Phúc (huyện, thị, thành phố) trong tỉnh Vĩnh Phúc Số
TT Tên đơn vị VPĐKQSDĐ cấp huyện
VPĐKĐĐ Chi nhánh Năm 2014 Năm 2019 1 Thành phố Vĩnh Yên 15 7 16 2 Thành phố Phúc Yên 11 6 14 3 Huyện Vĩnh Tường 17 9 16
4 Huyện Yên Lạc 12 6 16
5 Huyện Bình Xuyên 13 8 15
6 Huyện Lập Thạch 15 9 17
7 Huyện Sông Lô 8 5 12
8 Huyện Tam Đảo 9 6 10
9 Huyện Tam Dương 11 7 15
Tổng 111 63 131
(Nguồn: Tổng hợp)