CHƢƠNG 3 ƢỚC LƢỢNG DỰ ÁN PHẦN MỀM
4.3 Ƣớc lƣợng lịch biểu
Như ở phần trên đã đề cập, kế hoạch làm việc của dự án có rất nhiều rủi ro trong nó mà cần áp dụng lý thuyết chắc chắn vào đó để đánh giá chính xác những công việc mang theo rủi ro.
Giả sử một công việc ở phần ước lượng khối lượng công việc (effort) được đánh giá là có độ phức tạp là Low, nhưng trên thực tế lại là High. Vì người thực hiện phải vừa làm vừa học công nghệ, họ không có kinh nghiệm thực tế và đủ kỹ năng để hoàn thành dễ dàng công việc đó. Nhưng cũng công việc đó sau khi được thực hiện một lần rồi đối với người phát triển lại trở nên dễ dàng hơn rất nhiều so với lần đầu tiên tiếp cận.
Tiếp theo cũng vẫn là vấn đề nguồn lực thực hiện công việc. Có những người chuyên gia trong dự án thì các công việc sẽ trôi nhanh hơn nhưng cũng có trường hợp lại chậm hơn vì người có kinh nghiệm đó phải dành thời gian cho nhiều dự án khác nữa nên mặc dù có kinh nghiệm nhưng do thời gian tham gia vào quá ít hoặc tham gia vào khi dự án gần hoàn thành nên không đủ thời gian để đóng góp vào dự án.
Như vậy phải có sự điều chỉnh như thế nào đó cho hợp lý để cho kế hoạch đó phù hợp với nhân lực với quỹ tiền của dự án và quỹ thời gian có thể của dự án. Nhưng có một khó khăn là tất cả những vấn đề này đều được thực hiện phần lớn dựa theo cảm tính và kinh nghiệm. Làm cách nào ? Chúng ta phải xây dựng được bộ dữ liệu quá khứ gần với những nguồn lực chúng ta đang có nhất. Nhưng làm thế nào để đánh giá một kế hoạch thực hiện công việc là có vấn đề ?? quay trở lại phần trước ta sẽ lại sử dụng CF nhân tố chăc chắn để đánh giá dựa vào bảng sau :
93
Sau đây là biểu đồ Gantt thể hiện kế hoạch làm việc của dự án :
Một ví dụ khác tương đương về kế hoạch làm việc được thể hiện bằng EXCEL như sau :
Hình 4.3.1: Bảng CF dùng để ước lượng Kế hoạch làm việc.
Hình 4.3.2: Biểu đồ Gantt thể hiện kế hoạch làm việc.
94
Trên bảng kế hoạch này chúng ta thấy các vị trí P1 đến P4 người nào cũng phải phụ trách một vài công việc, đây cũng chính là một rủi ro của dự án.
Giả sử khi một người Pk thực hiện một công việc là Wi với CF (Wi)=0.8 Và giá trị chắc chắn khi thực hiện một công việc khác là Wj thì CF (Wj)= 0.8. Trong trường hợp người Pk phải thực hiện đồng thời cả Wi và Wj thì nhân tố chắc chắn của nó sẽ là bao nhiêu ? Theo luật AND thì IF Wi AND Wj THEN H CF (luật)=0.4 ; khi làm cùng lúc hai việc giả sử độ chắc chắn còn một nửa
CF (Wi,Wj)=min{CF (Wi),CF (Wj)}*CF (luật)=0.8*0.4=0.32 ; nghĩa là có thể hoàn thành. Như vậy ta thấy khi người Pk phải thực hiện đồng thời cùng lúc hai công việc thì độ chắc chắn là rất kém tương ứng với độ rủi ro cao. Muốn tăng độ chắc chắn của nó lên thì chỉ có cách duy nhất là tăng độ chắc chắn của CF (luật)
Hình 4.3.3: Kế hoạch làm việc.
95
lên, nghĩa là kéo dài thời gian gấp hai lần cho cả hai công việc, lúc này ta sẽ có kết quả tính CF (Wi,Wj)
CF (Wi,Wj)=min{CF (Wi),CF (Wj)}*CF (luật)=0.8*0.8=0.64 nghĩa là có khả năng hoàn thành.
Sau đây là ví dụ khi thêm nhân tố chắc chắn vào kế hoạch làm việc :