Chia theo vùng
VPĐK trung tâm Các chi nhánh VPĐK
Tổng số Biên chế Hợp đồng Tổng số Biên chế Hợp đồng Cả nước 2509 1254 1255 8706 3683 5023
Miền núi phía Bắc 402 240 162 1087 671 416
Đồng Bằng Bắc Bộ 473 232 241 583 267 316 Bắc Trung Bộ 121 57 64 441 180 261 Nam Trung Bộ 344 117 227 1308 376 932 Tây Nguyên 139 52 87 567 172 395 Đông Nam Bộ 532 327 205 3085 1389 1696 Tây Nam Bộ 498 229 269 1635 628 1007
* Chi nhánh VPĐK đất đai
Tổng số lao động của 596 chi nhánh VPĐK đất đai tính đến tháng 4 năm 2018 có 8.706 người, trung bình mỗi chi nhánh VPĐK đất đai có 15 người.
1.5.4. Về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, vai trò của VPĐK đất đai
Theo quyết định thành lập thì hầu hết các VPĐK hiện nay đều có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số: 15/2015/TTLT- BTNMT-BNV-BTC ngày 04 tháng 04 năm 2015 của Bộ TNMT, bộ Nội vụ và Bộ Tài chính.
1.6. Đánh giá chung về tổng quan
Tôi nhận thấy việc nghiên cứu về hoạt động của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai mô hình một cấp là rất cần thiết. Các Văn phòng đăng ký đất đai theo mô hình 1 cấp đã giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các thủ tục đất đai nhanh chóng và đúng với chuyên ngành. Không những thế, việc quản lý hoạt động chuyên môn cũng chuyên nghiệp hơn, giải quyết thủ tục ĐKĐĐ, tài sản gắn liền với đất đơn giản theo cơ chế “một cửa”, chất lượng thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận được nâng cao và thời gian thực hiện nhanh gọn, tránh những sai sót, chồng chéo. Bên cạnh những thuận lợi trên mô hình văn phòng đăng ký đất đai một cấp vẫn còn tồn tại những khó khăn, bất cập như việc kiện toàn mô hình Văn phòng đăng ký một cấp còn một số nội dung ở một số địa phương chưa được thực hiện đầy đủ, lượng nhân lực chuyên môn của Văn phòng đăng ký một cấp và một số chi nhánh của của các tỉnh, thành còn ít; bộ máy của Văn phòng đăng ký chưa đầy đủ, điều kiện thiết bị máy móc, nhà làm việc và kho lưu trữ của Văn phòng, đặc biệt là tại các chi nhánh còn nhiều khó khăn. Xuất phát từ thực tế trên tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: Đánh giá hiệu quả hoạt động của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai mô hình một cấp tại huyện Phú Bình giai đoạn 2016 - 2019.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu
Kết quả hoạt động của Chi nhánh VPĐK đất đai huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Không gian nghiên cứu
Chi nhánh VPĐK đất đai huyện Phú Bình thuộc Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Thái Nguyên.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Thu thập số liệu, tài liệu từ sau khi thành lập Chi nhánh VPĐK đất đai (ngày 01/4/2016 đến tháng 12/2019)
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên
- Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện kinh tế - xã hội
2.3.2. Tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
- Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên - Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
2.3.3. Thực trạng và kết quả hoạt động của Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện Phú Bình huyện Phú Bình
- Thực trạng hoạt động của Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai - Kết quả hoạt động của Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai
- Đánh giá thực trạng hoạt động của Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai
2.3.4. Thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh VPĐK đất đai động của Chi nhánh VPĐK đất đai
2.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phòng Tài nguyên và Môi trường: Thu thập các tài liệu số liệu về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý sử dụng đất của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên từ năm 2016 đến 2019:
- Phòng Tài chính, Phòng Thống kê: Thu thập các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện, các xã thị trấn nghiên cứu, số liệu thống kê về kinh tế xã hội từ năm 2016 đến 2019.
- Chi nhánh VPĐK đất đai: Thu thập các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của Chi nhánh VPĐK đất đai; các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ qua các năm từ 01/4/2016 đến tháng 12 năm 2019.
2.4.2. Phương pháp điều tra các số liệu sơ cấp
Khảo sát thực địa thu thập số liệu sơ cấp nhằm kiểm chứng các thông tin, số liệu đã thu thập được từ điều tra nội nghiệp.
- Phỏng vấn các hộ gia đình, cá nhân tham gia giao dịch tại Chi nhánh VPĐK đất đai theo mẫu phiếu soạn sẵn.
+ Vùng 1: Gồm thị trấn Hương Sơn, xã Kha Sơn, Xuân Phương, Lương Phú, Tân Hoà, Dương Thành, Thanh Ninh, Tân Đức… Điều tra thực hiện với 50 phiếu:
Trên địa bàn thị trấn Hương Sơn điều tra 30 phiếu vì đây là trung tâm kinh tế - xã hội của huyện; xã Xuân Phương điều tra 20 phiếu vì là xã có nghề gỗ mỹ nghệ khá phát triển.
+ Vùng 2: Gồm xã Điềm Thuỵ, Thượng Đình, Nhã Lộng, Úc Kỳ, Nga My, Hà Châu
Trên địa bàn xã Điềm Thuỵ điều tra 30 phiếu vì đây là địa phương có tốc độ phát triển công nghiệp và dịch dụ rất nhanh; xã Nga My điều tra 20 phiếu vì đây là địa phương kinh tế phát triển thấp hơn so với khu vực.
+ Nội dung điều tra: ++ Mức độ công khai ++ Thời gian giải quyết ++ Thái độ của cán bộ
- Phỏng vấn các cán bộ, nhân viên, viên chức tham gia giao dịch tại Chi nhánh VPĐK đất đai theo mẫu phiếu soạn sẵn.
+ Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai: 10 phiếu + Phòng Tài nguyên và Môi trường: 2 phiếu + Nội dung điều tra:
++ Lực lượng nhân sự ++ Trình độ chuyên môn ++ Trang thiết bị kỹ thuật
++ Sự đồng nhất của các Văn bản ++ Đồng bộ của hồ sơ địa chính
++ Công tác cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính
2.4.3. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Các thông tin thu thập thông qua phỏng vấn được xử lý chủ yếu theo hướng định tính. Thông tin thu được từ điều tra xã hội học được xử lý chủ yếu theo hướng định lượng thông qua thống kê mô tả bằng Excel. Hệ thống hoá các kết quả thu được thành thông tin tổng thể, để từ đó tìm ra những nét đặc trưng, những tính chất cơ bản của đối tượng nghiên cứu.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên Bình, tỉnh Thái Nguyên
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Phú Bình là huyện trung du, nằm ở phía nam của tỉnh Thái Nguyên có tọa độ địa lý từ 21023’40’’ đến 21034’30’’ vĩ độ Bắc; từ 105051’30’’ đến 1060 03’10’’ kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công và huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Phía Đông giáp huyện Yên Thế và huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. - Phía Tây giáp thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên.
- Phía Nam giáp huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang.
Phú Bình có diện tích tự nhiên 24.139,00 ha, chiếm 7,13% diện tích tự nhiên của tỉnh, là huyện có diện tích lớn thứ 7/9 huyện, thành phố, thị xã. Trung tâm huyện cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 25 km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 70 km, Phú Bình có 20 đơn vị hành chính gồm: 19 xã và 01 thị trấn có 7 xã được xếp vào diện miền núi. Phú Bình là huyện có vị trí quan trọng và thuận lợi, có khả năng giao lưu kinh tế xã hội và giao lưu hàng hóa với các tỉnh, thành phố và các huyện trong tỉnh tạo mối quan hệ vùng và hợp tác đầu tư thúc đẩy kinh tế phát triển.
3.1.1.2. Địa hình địa mạo
a. Địa hình:
Địa hình huyện Phú Bình thuộc 2 loại cảnh quan chính:
- Loại cảnh quan địa hình đồng bằng: Có diện tích không lớn phân bố chủ yếu ở phía Nam của huyện, thuộc các xã vùng nước máng sông Cầu và các xã phía tây nam thuộc vùng nước kênh hồ Núi Cốc. Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn gò đồi thấp có độ cao trung bình từ 20 30 m. Bao gồm các xã: Thượng Đình, Điềm Thụy, Nhã Lộng, Úc Kỳ, Nga My, Hà Châu, Xuân Phương, Kha Sơn, Lương Phú, Tân Đức, Dương Thành, Thanh Ninh và thị trấn Hương Sơn.
- Loại cảnh quan hình thái địa hình gò đồi và miền núi: Loại cảnh quan này chủ yếu phân bố ở phía Đông - Bắc của huyện, kéo dài dọc theo ranh giới giữa huyện Phú Bình với huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Bình với tỉnh Bắc Giang. Địa hình này chủ yếu ở các xã niền núi của huyện như Tân Hòa, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Bàn Đạt, Bảo Lý và một phần xã Đào Xá, phía Bắc thị trấn Hương Sơn. b. Địa mạo, địa chất: Cấu trúc địa tầng của huyện Phú Bình khá đa dạng, các quá trình thành tạo địa chất, hình thành trầm tích, các loại đá gốc, đều có tuổi phong hoá khá cao. Sớm nhất cũng có tuổi cách đây 2300 triệu năm. Các đá gốc chủ yếu là các đá mắc ma xâm nhập, đá sét, đá cát, cấu trúc khối tảng, bở rời, dạng bột kết, sét kết, cát kết, các trầm tích phong hoá. Gắn liền với thành tạo địa chất là một số các đứt gẫy nhỏ được hình thành trong khu vực, như đứt gãy sông Cầu, đứt gãy sông Thương..., theo hướng Tây Bắc - Đông nam, Đông Bắc - Tây Nam và một số ít theo hướng Bắc - Nam. (Theo tài liệu bản đồ địa chất Đông Dương quốc gia Việt Nam xuất bản năm 1996).
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Phú Bình lần thứ XXVI, trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Huyện Uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện, tập thể cán bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện đã và đang thực hiện chương trình đổi mới, phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội theo nghị quyết đã đề ra. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm, tạo điều kiện của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, các Sở, Ban, Ngành của tỉnh. Kinh tế của huyện đã đạt được những thành tích đáng khích lệ.
Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng Bộ huyện Phú Bình lần thứ XXVI tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXVII. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm (2015 - 2019) đạt 15,7%/ năm hoàn thành mục tiêu đề ra. Trong đó: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 4,5%, công nghiệp tăng 54,0%. Xây dựng tăng 16,8%, dịch vụ tăng 18,5 %. Đến năm 2015 tỷ trọng giá trị nông, lâm nghiệp, thủy sản là 30,8%, công nghiệp và xây dựng 37,3%, dịch vụ 32,0%.
Giá trị sản xuất đến năm 2019 đạt 9.217 tỷ đồng tăng bình quân giai đoạn 28,4%, gấp 3,5 lần so với năm 2015.
Các chỉ tiêu kinh tế của huyện đều vượt so mục tiêu nghị quyết đại hội Đảng Bộ huyện đề ra, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, GDP bình quân đầu người là 5,1 triệu đông/người/ năm vào năm 2010; năm 2015 và năm 2019 là 9,3 triệu đồng/ người/ năm.
Huyện tập trung mọi nguồn lực, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Đến năm 2020 tỷ trọng giá trị nông, lâm nghiệp, thủy sản là 4,5%, công nghiệp tăng trưởng 54% vượt 10% so với mục tiêu, Xây dựng tăng 16,8%, dịch vụ tăng 18,5 %. Phú Bình đã có bước chuyển biến toàn diện, cả về kinh tế, chính trị, xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày được nâng cao, kinh tế tiếp tục phát triển mạnh trong những năm tới.
Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tếhuyện Phú Bình giai đoạn 2015 – 2020
Chỉ tiêu ĐV
T
Năm
2015 2016 2017 2018 2019 2020
Cơ cấu kinh tế % 100 100 100 100 100 100
Công nghiệp – xây dựng % 15,9 16,2 18,4 18,9 18,7 19,7 Nông lâm nghiệp, thủy sản % 59,2 59,1 56,0 54,2 53,5 52,3
Dịch vụ % 24,9 24,7 25,6 26,9 27,8 28,0
(Nguồn tài liệu: Kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXVI) 3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a) Khu vực kinh tế nông nghiệp
Trong 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXV, bên cạnh những thuận lợi huyện cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức. Song với sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong toàn huyện, Đảng bộ đã đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị.
Kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng khá, đạt mức tăng cao ở những năm cuối nhiệm kỳ, bình quân 5 năm đạt 15,7%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. GDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 33 triệu đồng.
b) Khu vực kinh tế Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
Do đặc điểm về vị trí địa lý, yếu tố lịch sử và nguồn tài nguyên sẵn có của địa phương. Sản phẩm công nghiệp chủ lực của huyện hiện nay gồm các sản phẩm chế biến gỗ, sản xuất các mặt hàng như: bàn, ghế, gường, tủ … sản xuất thực phẩm và đồ uống, khai thác đá, cát, sỏi, sản xuất gạch xây dựng, may mặc, xay sát, thủ công mỹ nghệ…
Để đẩy nhanh tiến độ phát triển công nghiệp, huyện đã tiến hành quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp như: Khu công nghiệp Điềm Thụy quy mô 350 ha đã được duyệt và đã đầu tư xây dựng với diện tích 170,00 ha do công ty cổ phần APEC thực hiện, công ty liên doanh kim loại mầu
Việt Bắc xây dựng xong đã đi vào sản xuất, cụm công nghiệp Điềm Thụy 52 ha, điểm công nghiệp Kha Sơn là công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG đã được xây dựng và đưa vào sản xuất; tổ hợp khu đô thị, công nghiệp, nông nghiêp và dịch vụ Yên Bình đã được phê duỵêt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 đến năm 2030 quy mô khoảng 8.000 ha; thuộc hai huyện Phú Bình và Phổ Yên, khu công nghiệp công nghệ cao APEC...
Công tác thu hút đầu tư đạt kết quả tích cực, tổng nguồn vốn huy động thực hiện cả giai đoạn đạt trên 9.572 tỷ đồng, (nguồn vốn huy động đầu tư từ ngân sách nhà nước 606,1 tỷ đồng, nhân dân đối ứng đạt trên 132 tỷ đồng, vốn đầu tư từ các tổ chức, doanh nghiệp đạt 7,265 tỷ đồng, vốn cho vay từ các tổ chức tín dụng trên 1,569 tỷ đồng). Đặc biệt đã thu hút đầu tư xây dựng nhà máy may TNG, công ty may Thành Hưng, nhà máy may TDT, thu hút 30 dự án FDI vào khu công nghiệp Điềm Thụy với tổng số vốn cam kết trên 6,000 tỷ đồng, thu hút dự án trung tâm văn hóa huyện, cầu treo Hà Châu... và nhiều công trình quan trọng khác.