CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.4. Kết quả khảo sát về ý kiến của người sử dụng đất đối với công tác chuyển
quyền SD đất tại huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
Việc đánh giá về thực trạng hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai là tương đối khó và phức tạp mang nhiều ý nghĩa định tính hơn là định lượng. Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học dựa vào ý kiến đánh giá của 90 người sử dụng đất được điều tra đến thực hiện các thủ tục về đất đai đem lại một số kết quả sau:
Bảng 3.14: Kết quả đánh giá ý kiến của người dân về hiệu quả hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai huyện Yên Lạc
TT Chỉ tiêu đánh giá Tổng số phiếu điều tra Ý kiến đánh giá Tốt trung bình kém Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%)
1 Thái độ tiếp nhận hồ sơ 90 63 70,00 22 24,44 5 5,56 2
Công tác thông báo thông
tin về nghĩa vụ tài chính 90 76 84,44 13 14,44 1 1,11
3 Công tác công khai 90 81 90,00 6 6,67 3 3,33
4 Thời gian làm thủ tục 90 65 72,22 21 23,33 4 4,44
5
Tinh thần trách nhiệm giải
quyết hồ sơ 90 72 80,00 15 16,67 3 3,33
6 Công tác trả kết quả 90 78 86,67 12 13,33 0 0,00
Trung bình 90 72,50 80,56 14,83 16,48 2,67 2,96
Từ kết quả bảng trên cho thấy ý kiến đánh giá của người dân về hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai huyện Yên Lạc với tổng số phiếu điều tra là 90 phiếu hỏi có sẵn, qua tổng hợp đánh giá kết quả như sau:
- Đánh giá tốt có 72,50 phiếu, chiếm 80,56 %;
- Đánh giá trung bình có 14,83 phiếu, chiếm 16,48%; - Đánh giá kém có 2,67 phiếu, chiếm 2,96%.
Như vậy qua sự đánh giá của người dân cho thấy hiệu quả các hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai huyện Yên Lạc trong thời gian qua cũng đã phần nào được người dân ghi nhận. Có được kết quả như vậy là nhờ sự chỉ đạo sát sao, đôn đốc của Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh, và sự kiểm tra giám sát trực tiếp của Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện Yên Lạc , cũng như sự chấp hành nghiêm túc của cán bộ nhân viên.
*. Đánh giá sự hiểu biết chung về các quyền của người sử dụng đất
Bảng 3.15: Kết quả đánh giá sự hiểu biết chung của người dân
Nội dung câu hỏi
Tổng số phiếu
đánh giá
Kết quả điều tra
Đúng Sai Số phiếu đánh giá Tỷ lệ (%) Số phiếu đánh giá Tỷ lệ (%)
1.Chuyển QSDĐ là quyền của người sử dụng đất 90 80 88,89 10 11,11 2. Có bao nhiêu hình thức chuyển QSDĐ 90 35 38,89 55 61,11 3. Đất tham gia chuyển QSDĐ Có đầy đủ các
điều kiện do nhà nước quy định 90 81 90,00 9 10,00
4. Những khoản tiền được pháp luật quy định có liên quan đến chuyển QSDĐ là thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ và lệ phí địa chính
90 85 94,44 5 5,56
5. Người chuyển QSDĐ phải có nghĩa vụ khai báo việc chuyển quyền, làm đầy đủ các thủ tục và nộp thuế chuyển quyền đối với Nhà nước
90 73 81,11 17 18,89
6. Người nhận chuyển QSDĐ có nghĩa vụ làm đầy đủ các thủ tục và nộp thuế trước bạ với Nhà nước
90 75 83,33 15 16,67
TB 90 72 79,44 19 20,56
Qua bảng trên cho thấy sự hiểu biết chung của người dân về hoạt động có liên quan đến cấp GCNQSD đất như sau:
- Số người trả lời đúng có 72 người, chiếm 79,44 %; - Số người trả lời sai có 19 người, chiếm 20,56 %.
*. Đánh giá sự hiểu biết của người dân về hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Bảng 3.16: Những hiểu biết cơ bản của người dân tại khu vực nghiên cứu về hình thức chuyển nhượng QSDĐ
Nội dung câu hỏi
Tổng số phiếu
điều tra
Kết quả điều tra Đúng Sai Số phiếu đánh giá Tỷ lệ (%) Số phiếu đánh giá Tỷ lệ (%)
1.Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất cho người khác trên cơ sở có giá trị
90 86 95,56 4 4,44
2. Người nhận quyền sử dụng đất phải trả các khoản chi phí bằng tiền hoặc hiện vật mà họ phải bỏ ra để có được QSD đất đối với người chuyển nhượng quyền sử dụng đất
90 83 92,22 7 7,78
3. Khi giá trị chuyển nhượng QSDĐ thực tế thấp hơn giá Nhà nước quy định thì thuế chuyển nhượng QSDĐ dựa trên giá Nhà nước quy định
90 75 83,33 15 16,67
4. Hộ gia đình, cá nhân chỉ được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất chuyên trồng lúa nước khi họ trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp
90 67 74,44 23 25,56
5. Hộ gia đình cá nhân chỉ được nhân chuyển nhượng, tặng cho đất ở, đất nông nghiệp trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ khi họ sinh sống trong khu vực đó
90 56 62,22 34 37,78
Qua kết quả bảng trên cho thấy trung bình có 73 người trả lời đúng, chiếm 81,56%; có trung bình 17 người trả lời sai, chiếm 18,44 %.
*. Đánh giá sự hiểu biết của người dân về hình thức cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất
Bảng 3.17. Những hiểu biết cơ bản của người dân về cho thuê, cho thuê lại QSDĐ
Nội dung câu hỏi
Tổng số phiếu
điều tra
Kết quả điều tra Đúng Sai Số phiếu đánh giá Tỷ lệ (%) Số phiếu đánh giá Tỷ lệ (%)
1.Cho thuê và cho thuê lại là việc người sử dụng đất nhường QSDĐ của mình cho người khác theo sự thỏa thuận trong một thời gian nhất định bằng hợp đồng theo quy định của pháp luật
90 65 72,22 25 27,78
2. Cho thuê và cho thuê lại phải có hợp
đồng theo quy định của pháp luật 90 69 76,67 21 23,33 3. Thuê và thuê lại quyền sủ dụng đất khác
nhau ở nguồn gốc đất cho thuê 90 58 64,44 32 35,56
4. Đất mà người sử dụng đất cho thuê lại có
nguồn gốc đã thuê của Nhà nước 90 72 80,00 18 20,00
5. Việc cho thuê lại quyền sử dụng đất chỉ được cho thuê lại trong một số trường hợp đã được quy định
90 55 61,11 35 38,89
Trung bình 90 64 70,89 26 29,11
Qua kết quả bảng trên cho thấy trung bình có 64 người trả lời đúng, chiếm 70,89%; có trung bình 26 người trả lời sai, chiếm 29,11 %.
Như vậy sự hiểu biết về hình thức cho thuê và cho thuê lại của người dân đạt tỷ lệ chưa cao, nguyên nhân có kết quả này cũng phần nào do nội dung về quyền này người dân chưa thực hiện bao giờ, hoặc ít khi được tiếp xúc biết đến, nên dẫn đến khi trả lời phần đa họ còn ngỡ ngàng không hiểu rõ.
*. Đánh giá sự hiểu biết của người dân về hình thức thừa kế quyền sử dụng đất
Bảng 3.18: Những hiểu biết cơ bản của người dân về hình thức thừa kế QSDĐ
Nội dung câu hỏi
Tổng số phiếu
điều tra
Kết quả điều tra
Đúng Sai Số phiếu đánh giá Tỷ lệ (%) Số phiếu đánh giá Tỷ lệ (%)
1.Quyền thừa kế QSDĐ Là việc người sử dụng đất khi chết để lại QSDĐ của mình cho người khác theo di chúc hoặc theo pháp luật
90 83 92,22 7 7,78
2. Quyền thừa kế được ưu tiên thực hiện theo
di chúc 90 86 95,56 4 4,44
3. Khi có di chúc mà những người được thừa kế không thoả thuận được với nhau thì cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào di chúc để chia
90 78 86,67 12 13,33
4. Nếu không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp mà những người được thừa kế không tự thoả thuận được với nhau thì khi ấy quyền thừa kế sẽ được chia theo pháp luật
90 81 90,00 9 10,00
5. Pháp luật chia thành mấy hàng thừa kế 90 72 80,00 18 20,00 6. Người trong cùng một hàng thừa kế thì
quyền lợi của họ như nhau 90 83 92,22 7 7,78
7. Người hàng sau được nhận thừa kế khi
không còn người nào ở hàng trước 90 85 94,44 5 5,56
Từ kết quả bảng trên cho thấy trung bình có 81 ý kiến đánh giá trả lời đúng, chiếm 90,16 %; có 9 ý kiến đánh giá trả lời sai, chiếm 9,84%.
*. Đánh giá sự hiểu biết của người dân về hình thức tặng cho quyền sử dụng đất
Bảng 3.19. Những hiểu biết cơ bản của người dân về hình thức tặng cho QSDĐ
Nội dung câu hỏi
Tổng số phiếu
điều tra
Kết quả điều tra Đúng Sai Số phiếu đánh giá Tỷ lệ (%) Số phiếu đánh giá Tỷ lệ (%) 1.Hình thức tặng cho quyền sử dụng đất việc người sử dụng đất chuyển QSDĐ cho người khác theo quan hệ tình cảm mà người sử dụng đất không thu lại tiền hoặc hiện vật nào cả
90 85 94,44 5 5,56
2. Người được nhận quyền sử dụng đất không phải trả tiền hay hiện vật cho người tặng cho QSDĐ
90 86 95,56 4 4,44
3. Tặng cho QSDĐ diễn ra trong mối quan hệ huyết thống, ngoài ra còn có các quan hệ khác nữa
90 78 86,67 12 13,33
4. Tặng cho QSDĐ tùy trường hợp cụ thể có phải nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất.
90 76 84,44 14 15,56
5. Cơ quan Văn phòng đăng ký đất đai
giải quyết thủ tục tặng cho QSDĐ 90 74 82,22 16 17,78
TB 90 80 88,67 10 11,33
(Nguồn: Số liệu điều tra)
*. Đánh giá sự hiểu biết của người dân về hình thức thế chấp bằng quyền sử dụng đất
Bảng 3.20. Những hiểu biết cơ bản của người dân về hình thức thế chấp bằng QSDĐ
Nội dung câu hỏi
Tổng số phiếu
điều tra
Kết quả điều tra Đúng Sai Số phiếu đánh giá Tỷ lệ (%) Số phiếu đánh giá Tỷ lệ (%) 1. Thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất là việc người sử dụng đất mang QSDĐ của mình đến thế chấp cho một tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nào đó theo quy định của pháp luật để vay tiền hoặc mua chịu hàng hóa trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận
90 86 95,56 4 4,44
2. Bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất là việc người sử dụng đất mang QSDĐ của mình để bảo lãnh cho một người khác vay vốn hay mua chịu hàng hóa
90 84 93,33 6 6,67
3. Theo quy định của Pháp luật mọi đối tượng tham gia thế chấp, bảo lãnh giá trị QSDĐ trong phạm vi các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam
90 82 91,11 8 8,89
4. Trường hợp hộ gia đình cá nhân trong nước có thể được thế chấp, bảo lãnh giá trị QSDĐ tại các tổ chức kinh tế, các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam
90 80 88,89 10 11,11
Thế chấp là một hình thức được người dân quan tâm và sử dụng khá phổ biến, vì đây là hình thức người dân sử dụng quyền sử dụng đất của mình để thực hiện thế chấp vay vốn tại các ngân hang, nhằm phục vụ cho sản xuất, kinh doanh trong gia đình. Do vậy khi hỏi về vấn đề này ý kiến trả lời đúng đạt khá cao đạt 92,22%.
Để hiểu rõ ý kiến của người dân về thủ tục hành chính khi thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn các hộ dân, kết quả cho thấy các thủ tục chuyển quyền SD đất tại Văn phòng ĐKĐ đai là dễ hiểu và dễ thực hiện. Có tới trên 80 % các phiếu điều tra của người dân trả lời đúng nội dung các câu hỏi liên quan tới lĩnh vực chuyển quyền sử dụng đất, các vấn đề pháp lý thuộc lĩnh vực chuyển quyền sử dụng đất, điều đó cho thấy việc cử cán bộ hướng dẫn, công khai, và đơn giải hóa các thủ tục hành chính liên quan đến chuyển quyền SD đất là rất quan trọng. Cùng với đó là công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về lĩnh vực đất đai đã phát huy có hiệu quả, việc thực hiện này phải bắt nguồn từ cơ sở, các đoàn thể, các hội, UBND xã, thị trấn và cơ quan giải quyết trực tiếp là Văn phòng Đăng ký đất đai đã giải thích cặn kẽ để người dân hiểu và thực hiện.
Tuy nhiên còn có một vài ý kiến việc thực hiện thủ tục hành chính về chuyển quyền sử dụng đất còn có một số thủ tục khó hiểu, khó làm và thời gian kéo dài, một số các quy định còn rườm rà. Từ khi có trung tâm hành chính công (trước kia là bộ phận một cửa) các thủ tục hành chính đơn giản hơn rất nhiều, nhiều thủ tục được làm lồng ghép tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đỡ phải đi lại nhiều lần. Tuy nhiên, việc tiếp tục nghiên cứu quy trình, thủ tục hành chính đơn giản, khép kín là rất quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai. Thực hiện nhanh hay chậm được đánh giá theo thời gian trên phiếu hẹn. Thực tế việc thực hiện các thủ tục nhanh hay chậm phần lớn phụ thuộc vào tình trạng pháp lý của các giấy tờ liên quan đến QSD đất. Những giao dịch có giấy tờ pháp lý đầy đủ được thực hiện nhanh hơn những trường hợp phải thẩm định lại.
Các trường hợp giao dịch thế chấp bằng QSD đất 100% đều thực hiện nhanh và trước hẹn so với quy định do thực hiện theo giấy chứng nhận QSD đất. Có một số hộ thừa nhận rằng việc chậm hẹn các thủ tục có nhiều nguyên nhân, phần lớn là
bản thân các thửa đất có nhiều vấn đề chưa rõ ràng, ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới GCN đã cấp, tranh chấp đất đai, vi phạm sử dụng đất, nằm trong quy hoạch sử dụng đất…