Bảng 2.3: Số lượng câu hỏi cho mỗi mục tiêu đánh giá
2.1.3 MỸ
Đôi nét về hệ thống giáo dục Mỹ
Hệ thống giáo dục Hoa Kỳ chủ yếu là nền giáo dục công do Chính phủ liên bang, tiểu bang, và địa phƣơng điều hành và cung cấp tài chính. Giáo dục Hoa Kỳ mang tính chất phổ cập ở bậc tiểu học và trung học. Hệ thống giáo dục chia thành 3 cấp: tiểu học: bắt đầu từ 5 hoặc 6 đến 11 tuổi (K6), THCS: từ hết tiểu học đến 14 tuổi (K8) và THPT: từ hết THCS đến 18 tuổi (K12). Ở các cấp học này, chƣơng trình học, mức độ hỗ trợ tài chính và những chính sách khác đƣợc đề ra bởi các Hội đồng học khu gồm những thành viên đƣợc bầu chọn thông qua bầu cử ở địa phƣơng. Các học khu có nhân sự và ngân sách độc lập, tách biệt khỏi các cơ cấu có thẩm quyền khác ở địa phƣơng. Chính quyền các tiểu bang thƣờng quyết định các tiêu chuẩn giáo dục và thi cử, không có hệ thống giáo dục chung cho cả liên bang. Giáo dục Hoa Kỳ ngoài các môn bắt buộc, học sinh có thể lựa chọn các môn tự chọn, các trƣờng THPT cung cấp danh sách các môn học mà học sinh có thể lựa chọn để tiếp tục theo học lên cao đẳng, đại học hoặc một nghề kinh doanh, công nghiệp.
Chƣơng trình học lập trình ở Mỹ
Chương trình khoa học máy tính ở Mỹ
Khoa học máy tính đƣợc giảng dạy ở hầu hết các trƣờng trung học nƣớc Mỹ với vai trò là môn học tự chọn. Chƣơng trình mẫu cho môn học này đƣợc xây dựng phát triển bởi Hiệp hội giáo viên Khoa học máy tính CSTA (Computer Science Teachers Association). Chƣơng trình mẫu đƣợc xây dựng đảm bảo tiêu chuẩn của CSTA và tiêu chuẩn của Hiệp hội Quốc tế về sử dụng công nghệ trong giáo dục ISTE (International Society for Technology in Education).
Hình 2.3: Cấu trúc chương trình khoa học máy tính cho K-12[10]
Theo mô hình chƣơng trình giảng dạy của ACM (Association for Computing Machinery), học sinh THCS Mỹ phải hoàn thành các khóa học ở level I và học sinh THPT Mỹ phải hoàn thành các khóa học ở level II. Khóa học level II (khoa học máy tính trong thế giới hiện đại) với thời lƣợng đào tạo là 1 năm dành cho tất cả các học sinh lớp 9, 10. Mục đích của khóa học là giới thiệu cho học sinh các nguyên tắc của khoa học máy tính và vị trí của nó trong thế giới hiện đại, giúp học sinh có thể sử dụng máy tính một cách hiệu quả phục vụ cuộc sống của họ. Khóa học level III (phân tích và thiết kế), khóa học này kéo dài 1 năm và có cấp chứng chỉ. Khóa học dành cho các học sinh ở lớp cao hơn muốn theo đuổi lĩnh vực kĩ thuật nghiên cứu công nghệ, khoa học máy tính tiên tiến ở các trƣờng đại học. Khóa học level IV (khóa học đặc biệt) – dành cho các học sinh tập trung vào một lĩnh vực cụ thể của máy tính mà họ đặc biệt quan tâm, khóa học này đƣợc thiết kế bao gồm các khóa học chuyên ngành, khoa học máy tính AP hay các khóa học để học sinh có khả năng ra làm việc.
Chương trình dạy lập trình ở Mỹ
Học sinh THPT Mỹ đƣợc học lập trình ở tất cả các năm học. Ngoài những khái niệm giúp học sinh hiểu về lĩnh vực khoa học máy tính thì các buổi học phòng lab nhằm giúp học sinh phát triển các kĩ năng lập trình.
Level II: Khoa học máy tính trong thế giới hiện đại
Trong đó, chƣơng trình dạy về lập trình cho học sinh tập trung ở chuyên đề 11 (ngôn ngữ lập trình) và chuyên đề 12 (thiết kế và phát triển trang web). Học sinh trong khóa học này cần có đƣợc kinh nghiệm thiết kế thuật toán và các giải pháp lập trình để giải quyết các vấn đề tính toán, trong khi việc lựa chọn ngôn ngữ lập trình là do giáo viên.
[10]
Chuyên đề 11: Ngôn ngữ lập trình
Chuyên đề này sẽ giới thiệu cho học sinh một số vấn đề cơ bản liên quan đến thiết kế và phát triển chƣơng trình. Trọng tâm là thiết lập việc đánh giá qua sản phẩm phần mềm.
Sách giáo khoa và học liệu:
Một ngôn ngữ lập trình, môi trƣờng phát triển tƣơng tác đƣợc khuyến nghị.
Thời lượng giảng dạy: 2 – 4 tuần.
Mục tiêu Biện pháp đánh giá
Học xong phần này học sinh có thể:
1. Code, test và thực hiện một chƣơng trình tƣơng ứng với một tợp hợp các thông số kĩ thuật
Thực hành phòng Lab
2. Chuyển đổi một vấn đề dạng chữ sang dạng code sử dụng thiết kế top – down
Viết và thực hành pḥng Lab
3. Chọn kiểu dữ liệu thích hợp Thực hành phòng Lab 4. Viết code chƣơng trình có cấu trúc Thực hành phòng Lab 5. Vẽ một loạt các biểu đồ biểu diễn phạm vi giá trị của các
biến trong quá trình thực thi một chƣơng trình đơn giản
Viết
Kiểm tra đánh giá:
Thực hành phòng Lab 50% Viết gồm: các bài kiểm tra, trắc nghiệm, viết báo cáo 50%
Chương trình chi tiết
Nội dung Mẫu thực hành/ hoạt động học tập
(hoạt động hands – on)
1. Thuật ngữ Hiểu và định nghĩa từ khóa liên quan đến lập trình.
2. Biểu diễn văn bản trong máy tính
Mỗi học sinh sẽ viết một câu trong hệ nhị phân và trao đổi nó với bạn bên cạnh. Bạn bên cạnh sẽ dịch nó sang dạng văn bản.
3. Biểu diễn số trong máy tính bao gồm giá trì lớn nhất, giá trị nhỏ nhất có thể biểu diễn trong mỗi kiểu dữ liệu
Số đƣợc đặt vào các byte ảo nhƣ một mạng lƣới, mỗi byte ảo có một địa chỉ duy nhất. (Một bảng tính có thể đƣợc sử dụng cho mục đích này). Các chỉ thị đƣợc cung cấp để thêm và bớt các giá trị bằng địa chỉ. Những con số kết quả quá lớn để lƣu trữ trong byte ảo sẽ bị tràn. 4. Kiểu dữ liệu: Kiểu
nguyên, dấu phảy động,
Đánh giá kết quả của các biểu thức toán học và logic sử dụng số nguyên, dấu phảy động, số học hỗn hợp. Đánh
kiểu kí tự/xâu, kiểu logic và các phép toán tƣơng ứng
giá kết quả biểu thức sử dụng các toán tử quan hệ và logic. Vấn đề là nên yêu cầu học sinh hiểu thứ tự thực hiện các phép toán.
5. Thực hiện chƣơng trình
Vẽ một biểu đồ luồng dữ liệu biểu diễn quá trình từ nguồn đến có thể thực thi đƣợc, bao gồm luồng trả ra các lỗi ngữ nghĩa và cú pháp.
6. Kĩ thuật thiết kế chƣơng trình
Học sinh đƣợc đƣa ra một vấn đề từ ngữ và các yêu cầu trạng thái đầu vào, kết quả đầu ra và các công thức cần thiết. Luồng chƣơng trình đƣợc vẽ thành biểu đồ trƣớc khi bắt đầu quá trình code.
7. Tác phong lập trình
Công bố code đƣợc viết cho một chƣơng trình mà không có chú thích, một kí tự không mô tả tên biến, nhiều câu lệnh trên một dòng ...Chƣơng trình này làm gì? Yêu cầu học sinh nhập và chạy chƣơng trình để xác định nó làm gì và làm những thay đổi cần thiết để có phong cách làm việc tốt.
8. Các câu lệnh lập trình hiển thị kết quả đầu ra
Viết một chƣơng trình hiển thị kết quả đầu ra.
9. Khai báo và sử dụng các hằng và biến đơn giản
Viết một chƣơng trình thực hiện các phép toán và đƣa ra kết quả.
10. Các câu lệnh lập trình nhập dữ liệu vào
Viết một chƣơng trình nhập dữ liệu vào từ bàn phím, thực hiện các phép toán và hiển thị kết quả.
11. Chƣơng trình con, phạm vi, tham số truyền thông giữa các phần của chƣơng trình
Viết một chƣơng trình yêu cầu cùng một mã đƣợc thực thi nhiều lần và chia nó ra thành các đơn vị. Ví dụ: Công bố lời một bài hát yêu thích có chứa ít nhất hai câu thơ và một điệp khúc. Viết một chƣơng trình con cho mỗi câu và đoạn điệp khúc. Gọi các chƣơng trình con theo thứ tự. Sửa đổi lời của bài hát với các tham số. 12. Lập trình có cấu trúc:
trình tự, lựa chọn và lặp
Sử dụng mỗi cấu trúc trong một chƣơng trình để giới thiệu về nó.
13. Biến mảng và kiểu dữ liệu tổng hợp khác
Viết chƣơng trình sử dụng một mảng hoặc kiểu dữ liệu tổng hợp khác chẳng hạn nhƣ danh sách, kiểu dữ liệu tợp hợp, ...
14. Lập trình hƣớng đối tƣợng
Thảo luận về ƣu điểm của lập trình hƣớng đối tƣợng. Viết chƣơng trình đơn giản sử dụng một đối tƣợng thực tế trong cuộc sống. Ví dụ: tạo một đối tƣợng dog với thuộc tính color và breed; phƣơng thức là speak và beg. 15. Kết quả chƣơng trình Dự đoán kết quả đầu ra, đƣa ra một chƣơng trình và các
mẫu dữ liệu vào. 16. So sánh ngôn ngữ bậc
cao
Thực hiện code bằng ngôn ngữ khác nhau thực hiện những nhiệm vụ tƣơng tự (ví dụ: lặp, điều kiện).
Chuyên đề 12: Phát triển và thiết kế trang web
Chuyên đề phát triển và thiết kế trang web sẽ trình bày cho học sinh các bƣớc cần thiết để tạo một trang web đơn giản. Học sinh sẽ học cách lập kế hoạch, code trang web và kiểm thử.
Sách giáo khoa và học liệu
Máy tính truy cập Internet, khả năng truy cập vào một trình soạn thảo, nhiều trình duyệt hữu ích, không gian trên máy chủ web cho các ấn phẩm của các trang web đƣợc yêu cầu hoàn thành.
Thời lượng: 2 – 3 tuần.
Mục tiêu Biện pháp đánh giá
Học xong phần này học sinh có thể:
1. Sử dụng chính xác các thẻ HTML để tạo trang web Viết và thực hành phòng Lab
2. Áp dụng các style cho văn bản HTML để kiểm soát trình bày
Viết và thực hành phòng Lab
3. Thể hiện việc thiết kế website sử dụng công cụ chuẩn
Thực hành phòng Lab
4. Tạo một website đƣa ra các thông số kĩ thuật thiết kế
Thực hành phòng Lab
5. Xuất bản một website Thực hành phòng Lab 6. Áp dụng kĩ thuật thiết kế tốt khi tạo một website Thực hành phòng Lab 7. Giải thích sự khác nhau giữa web tĩnh và web động Viết
Kiểm tra đánh giá:
Thực hành phòng Lab 50% Viết gồm: các bài kiểm tra, trắc nghiệm, viết báo cáo 50%
Chương trình chi tiết
Nội dung Mẫu thực hành/ hoạt động học tập
(hoạt động hands – on)
1. Thuật ngữ Hiểu và định nghĩa các từ khóa liên quan đến phát triển trang web.
2. Làm một trang website tốt nhƣ thế nào?
Ghé thăm các trang web khác nhau và thảo luận về những đặc trƣng tốt và xấu. Một thảo luận nên gồm điều hƣớng đơn giản, bản tin rõ ràng và súc tích, độc giả mong đợi và có khả năng truy cập.
3. Thiết kế một website
Chọn một chủ đề đƣợc quan tâm chung. Suy nghĩ nội dung nhƣ hoạt động lớp. Thiết kế trang chủ. Thảo luận khả năng truy cập. Thiết kế lại trang chủ. Mỗi học sinh lựa chọn một vùng nội dung để thiết kế và phải trình bày ít nhất 3 trang liên quan (ví dụ: Dog – hiển thị dog, giống, nuôi dog). Tạo ra 1 site map và storyboard.
4. Thảo luận về các thẻ HTML cho các thành phần: Hình thức, văn bản, đồ họa, siêu liên kết, đa phƣơng tiện, bảng
Sử dụng mỗi thành phần trong một tài liệu HTML nhƣ nó đƣợc giải thích. Kiểm tra để thấy rằng các thành phần đƣợc thêm vào trong một cách thức phù hợp với huyến nghị của World Wide Webk. Hãy xem xét các yếu tố mà ảnh hƣởng đến sự linh hoạt nhƣ mối liên quan với liên kết tuyệt đối và phía Server với kịch bản phía máy khách.
5. Các kiểu trình bày với trình bày trong markup
Thảo luận về vai trò của trình bày so với cấu trúc và nội dung của một tài liệu. Áp dụng các style khác nhau cho các thành phần HTML chúng đã đƣợc giải thích. Kiểm tra để thấy rằng style đƣợc thêm vào phù hợp với khuyến nghị của World Wide Web.
6. Tạo một trang web từ thiết kế
Phát triển tất cả các trang. Kiểm tra xem các trang này có phù hợp với khuyến nghị của World Wide Web.
7. Xuất bản một website
Tải các trang lên và vào thăm các trang để kiểm tra nó.
8. Đánh giá các trang
Xem các trang bằng các cách khác nhau, nhiều trình duyệt, thiết đặt độ phân giải. Thảo luận: Đây có phải là một website tốt chƣa? Hãy chắc chắn để bao gồm các vấn đề đƣợc đề cập trong thỏa luận.
9. Tƣơng tác
Giới thiệu sự cần thiết của các trang web tƣơng tác. Thảo luận về khả năng động của Web và sự cần thiết cho kịch bản này. Ghé thăm một trang Web động. Các thông tin mà bạn cung cấp ảnh hƣởng đến những gì bạn nhìn thấy nhƣ thế nào? Chọn một trang Web tĩnh. Liệt kê những cách để làm cho trang tƣơng tác. Những thay đổi này sẽ có lợi cho tất cả ngƣời xem hay không?
10. Công cụ phát triển web
Tạo một website sử dụng một công cụ phát triển web. Xem HTML và thảo luận những thuận lợi và không thuận
2.2 ĐÁNH GIÁ, SO SÁNH
2.2.1 Chƣơng trình giảng dạy ở Ontario Cách thức xây dựng chƣơng trình Cách thức xây dựng chƣơng trình
Nhìn chung, Ontario có cách thức xây dựng chƣơng trình khác biệt so với Việt Nam: - Chƣơng trình đƣợc xây dựng theo chuyên đề và theo thiết kế top - down (từ tổng quát đến chi tiết). Mỗi khóa học đƣợc đƣa ra các nội dung chính đƣợc yêu cầu. Trong mỗi nội dung chính lại đƣợc chia nhỏ thành các nội dung chi tiết cần đạt. Các mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể đƣợc chỉ ra khá rõ ràng.
- Tính hƣớng nghiệp cũng đƣợc thể hiện khá rõ trong khi xây dựng chƣơng trình. Ngoài chƣơng trình kiến thức cơ sở (chƣơng trình lớp 10), học sinh đƣợc tự chọn môn học theo dự kiến nghề nghiệp trong tƣơng lai và bắt buộc phải học khóa học liên quan ở lớp dƣới nếu muốn tiếp tục học chuyên đề nâng cao ở lớp trên (lớp 12 học sinh muốn tham gia khóa học ICS4U phải tham gia khóa học ICS3U trƣớc đó, học sinh muốn tham gia khóa học ICS4C phải tham gia khóa học ICS3C trƣớc đó).
- Chƣơng trình dạy học NCMT ở Ontarion mang tính liên thông cao. Chƣơng trình kiến thức giảng dạy NCMT ở Ontario nói chung và chƣơng trình dạy lập trình nói riêng có tính liên thông cao giữa các khóa học và các cấp học. Học sinh tham gia học đại học hoặc cao đẳng ở các chuyên ngành phải trải qua các khóa học dự bị đại học hoặc cao đẳng đƣợc tổ chức từ cấp THPT.
- Trong xây dựng chƣơng trình trú trọng đến giáo dục đạo đức và lối sống cho học sinh khi tham gia vào thế giới của công nghệ hiện đại.
- Xây dựng chƣơng trình mang tính chiến lƣợc lâu dài. Chƣơng trình đƣợc xây dựng trú trọng đến kiến thức nền tảng học sinh cần nắm đƣợc về lập trình, không đề cập đến yếu tố ngôn ngữ lập trình hay công nghệ sử dụng cho chƣơng trình đó. Điều này giúp chƣơng trình linh hoạt, ít bị lạc hậu bởi sự phát triển mạnh mẽ của ngành CNTT.
- Việc kiểm tra đánh giá đƣợc quy định theo rất nhiều kĩ năng khác nhau: nhận biết, thông hiểu, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng xử lý, kĩ năng tƣ duy sáng tạo và phản biện, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tƣ duy sáng tạo, khả năng vận dụng kiến thức kĩ năng, khả năng chuyển đổi kiến thức kĩ năng, … Việc kiểm tra đánh giá này đặt ra yêu cầu phát triển toàn diện học sinh, bên cạnh đó hình thức kiểm tra mang tính định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh. Có đến 4 mức độ khác nhau để đánh giá yêu học với từng kĩ năng đảm bảo tính phân loại cao.
- Việc xây dựng chƣơng trình là nhiệm vụ của các học khu và những ngƣời đƣợc tín nhiệm bầu chọn. Bên cạnh đó, ở Ontario nói riêng và Canada nói chung có rất
nhiều các công ty giáo dục làm dịch vụ xây dựng chƣơng trình giáo dục, tài liệu giáo trình và cung cấp giáo viên dạy thuê cho các nhà trƣờng, học khu.
Nội dung giảng dạy
Nội dung chƣơng trình dạy lập trình đƣợc phân bố ở tất cả các khối lớp 10, 11 và 12. Trong đó khối 10 xây dựng một chuyên đề “Giới thiệu về lập trình”; khối 11 xây