Khởi tạo chuyển giao:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển giao cứng trong thông tin di động khi xét đến trễ (Trang 41 - 44)

CHƢƠNG 2 CHUYỂNGIAO TRONG MẠNG DI ĐỘNG KHÔNG DÂY

2.3. Khởi tạo chuyển giao:

Một chuyển giao cứng xảy ra khi kết nối cũ bị ngắt trước khi thực hiện một kết nối mới. Việc đánh giá về hiệu năng của chuyển giao cứng dựa trên các tiêu chuẩn chuyển giao khác nhau [3,5,15]. Giả sử rằng tín hiệu được lấy trung bình theo thời gian, do vậy sự thay đổi bất thường nhanh do bản chất đa đường của môi trường vô tuyến có thể được loại bỏ. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để xác định kiểu cũng như độ dài của cửa sổ trung bình và những đo đạc trước đây có thể không đáng tin cậy. Hình 2.2 chỉ ra một MS di chuyển từ một BS (BS1) đến một (BS2) khác. Cường độ tín hiệu trung bình của BS1 giảm khi MS di chuyển ra xa nó. Tương tự

41

cường độ tín hiệu trung bình của BS2 tăng khi MS di chuyển đến nó. Minh hoạ này được sử dụng để diễn giải các kiểu khác nhau được miêu tả trong các phần dưới đây.

2.3.1 Cường độ tín hiệu tương đối:

Sơ đồ này sẽ chọn lựa chọn tín hiệu là mạnh nhất, thu được từ BS tại mọi lúc việc quyết định chuyển giao dựa trên việc đo trung bình của tín hiệu nhận được. Trong hình 2.2 chuyển giao sẽ xảy ra tại vị trí A. Cách thức này được tiến hành sẽ gây ra rất nhiều chuyển giao không cần thiết, thậm chí khi tín hiệu của BS hiện thời vẫn có thể chấp nhận được.

2.3.2 Cường độ tín hiệu tương đối so với ngưỡng:

Cách thức này cho phép một MS chuyển giao chỉ khi tín hiệu hiện thời quá yếu (so với ngưỡng) và tín hiệu của BS khác thì khoẻ hơn. Tác động của ngưỡng phụ thuộc vào giá trị tương đối của nó so với cường độ tín hiệu của hai BS tại điểm

mà chúng bằng nhau. Nếu ngưỡng cao hơn giá trị này, điểm T1 trong hình 2.2 kiểu

này thực hiện chính xác giống như sơ đồ cường độ tín hiệu tương đối, vì thế chuyển

giao xuất hiện tại vị trí A. Nếu mức ngưỡng thấp hơn giá trị này, tại điểm T2 trong

hình 2.2, MS sẽ trễ chuyển giao cho đến khi mức tín hiệu hiện thời vượt qua ngưỡng

tại vị trí B. Trong trường hợp ở ngưỡng T3 trễ khá lớn khi MS di chuyển khá xa vào

trong ô mới cuộc gọi từ BS1 có thể bị rớt. Thêm nữa, điều này đưa thêm can nhiễu

đối với những cuộc gọi người dùng đồng kênh. Do vậy cách thức này có thể tạo ra vùng phủ sóng các cell trồng lên nhau. Một ngưỡng không được sử dụng đơn lẻ, bởi vì sự hiệu quả của nó phụ thuộc vào sự có biết trước điểm của cường độ tín hiệu bằng nhau giữa BS hiện thời và BS dự kiến chuyển giao hay không.

42

Cường độ tín hiệu Cường độ tín hiệu

MS BS1 A B C D BS2 T1 T2 T3 h

Hình 2.2 Cường độ tín hiệu và độ trễ giữa hai BS liền nhau khi xét chuyển giao

2.3.3 Cường độ tín hiệu tương đối kể đến trễ:

Cách thức này cho phép một người sử dụng chuyển giao chỉ nếu BS mới có cường độ tín hiệu đủ lớn so với tín hiệu hiện thời (bởi một độ chênh lệch trễ cường độ, h trong hình 2.2). Trong trường hợp này, chuyển giao sẽ xẩy ra tại điểm C. Công nghệ này ngăn chặn hiệu ứng Ping-Pong, là hiệu ứng chuyển giao lặp lại giữa hai BS do thăng giáng bất thường của cường độ tín hiệu nhận được từ hai BS.Chuyển giao lần đầu, có thể không cần thiết nếu BS đang phục vụ có cường độ đủ lớn.

2.3.4 Cường độ tín hiệu tương đối kể đến trễ và ngưỡng:

Cách thức này điều khiển một MS đến một BS mới, chỉ khi mức tin hiệu rớt xuống dưới một ngưỡng đồng thời cường độ tín hiệu và BS đích lớn hơn BS hiện thời một khoảng trễ ấn định. Trong hình 2.2, chuyển giao sẽ xảy ra tại điểm D nếu mức ngưỡng là T3.

2.3.5 Những phương pháp dự đoán:

Kỹ thuật dự đoán là nền tảng cho chuyển giao nhằm ước đoán dựa vào giá trị cường độ tín hiệu thu được trong tương lai nhờ cường độ tín hiệu. Phương pháp được đề xuất và mô phỏng đã chỉ ra kết quả tốt hơn, về mặt làm giảm số lần chuyển giao không cần thiết, so với cách sử dụng cường độ tín hiệu tương đối không và có kể đến trễ cùng với ngưỡng.

43

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển giao cứng trong thông tin di động khi xét đến trễ (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)