2.2. Ảnh số
2.2.4.1. Giấu tin mật trong ảnh đen trắng
Ảnh đen trắng bản chất là một ma trận điểm ảnh gồm toàn 0 hay 1. Giấu tin trong ảnh đen trắng là một việc khó khăn vì dễ bị nhận biết bằng mắt thƣờng. Số lƣợng thông tin giấu là hạn chế. Tuy nhiên nếu xét về sự phổ biến thì ảnh đen trắng ngày càng ít đƣợc dùng, do đó việc đầu tƣ nghiên cứu để tìm ra các thuật toán giấu tin trong loại ảnh này là không cần thiết.
Tuy vậy cũng đã có những thuật toán hay giấu tin trong loại ảnh này. Các phƣơng pháp giấu tin chủ yếu dựa vào việc phát hiện ra các vùng thứ yếu trên ảnh để lật các bit nhằm gài thông tin vào đó.
Thuật toán kinh điển của giấu tin trong ảnh đen trắng là của M.Y.Wu và
J.H.Lee, với mục tiêu là giấu đƣợc càng nhiều tin vào trong ảnh càng tốt.
Tƣ tƣởng của thuật toán là chia ảnh ra thành cách khối bằng nhau, tìm xem khối nào ít bị phát hiện nhất, giấu 1 thông tin vào khối đó.
1. Chia ảnh F thành các khối nhỏ có kích thƣớc mxn
2. Với mỗi khối nhỏ Fi thuộc F kiểm tra điều kiện "0<SUM(Fi ^ K) <SUM(K)" nếu đúng thì sang bƣớc 3 để giấu một bit vào Fi, nếu không giữ nguyên Fi. 3. Giả sử bit cần giấu vào khối Fi là b. Chúng ta thay đổi Fi nhƣ sau:
if (SUM(Fi^K) mod 2 = b) then
giữ nguyên Fi
else if (SUM(Fi^K)=1) then
chọn ngẫu nhiên 1 bít thoả mãn [Fi]jk =0 và [K]jk = 1 lật [Fi]jk thành 1;
else if (SUM(Fi^K)= SUM(K) – 1) then
chọn ngẫu nhiên 1 bít thoả mãn [Fi]jk = 1 và [K]jk = 1 lật [Fi]jk thành 0;
else
chọn ngẫu nhiên 1 bít thoả mãn [K]jk = 1 lật bít đó [Fi]jk 0 -> 1 / 1- >0;
end if;
Trong thuật toán trên nếu m và n đủ lớn thì sự thay đổi không dễ gì bị phát hiện ra bằng mắt thƣờng. Có một số hƣớng cải tiến cho các thuật toán trên nhằm mục đích giấu đƣợc nhiều bit hơn vào khối ảnh.